Cưới vợ về tôi mới biết mình đã bị lừa trắng trợn
Tôi mới kết hôn cách đây 3 tuần, nhưng cuộc hôn nhân đang trên đà tan vỡ vì cưới về tôi mới biết mình bị lừa trắng trợn.
Tôi quen vợ hiện tại của tôi (chắc chắn trong tháng sau sẽ là vợ cũ) cách đây nửa năm. Tôi làm nhân viên của một siêu thị điện máy, công việc chủ yếu là giao hàng và bảo hành tại nhà. Vợ tôi là nhân viên may của một cửa hàng mành rèm. Cô ấy sống gần chỗ trọ của tôi, ở cùng cô ấy là cô em gáiđang học năm thứ 2 đại học. Mới đầu tôi quen em gái của vợ, em ấy là người rất vui tươi tinh nghịch.
Qua vài lần gặp gỡ, em ấy thường sang đi nhờ tôi một đoạn đường đến trường. Rồi trong những lần tán gẫu, tôi biết chị gái em đang làm ở cửa hàng rèm gần nhà, năm nay 24 tuổi, chưa có người yêu. Nghe được thông tin đó, cảm thấy phù hợp với tiêu chuẩn chọn vợ của mình, tôi trêu chọc bảo em ấy giới thiệu cho tôi.
Em ấy nói chị gái em nhút nhát lắm, chỉ biết đi làm và chăm sóc em gái thôi. Chị ấy sống dưới quê và năm ngoái mới lên thành phố tìm việc và ở cùng em để tiện bề chăm lo. Lúc đó, tôi nghĩ đây chính là người tôi cần và đang tìm kiếm một người chân chất, hiền lành, biết chăm sóc người khác. Vậy là tôi đòi xin em ấy số của chị gái, đồng thời hẹn em ấy hôm nào đó mời cả hai chị em đi ăn tối.
Những ngày sau đó, tôi lên kế hoạch tán tỉnh cô chị của em. Đúng như những gì em của cô ấy nói, em cũng ít nói. Trong những lần đi chơi đều là cô em lém lỉnh, láu cá nói tranh hết phần. Mỗi khi bị cô em gán ghép, cô chị ngượng ngùng ngước mắt lên định nói gì đó nhưng nhìn thấy tôi lại mím môi cúi đầu.
Tôi từng ảo tưởng lấy vợ như thế này về sẽ đỡ điếc tai, ít bị càm ràm, lại ngoan ngoãn nghe lời chồng. Vì thế, sau vài lần gặp gỡ, tôi chủ động nhắn tin hẹn hò riêng với cô ấy để “xúc tiến tình cảm”. Nhưng cô ấy không bao giờ chịu đi một mình với tôi. Tôi tưởng cô ấy thẹn thùng, lại có lòng phòng bị nên cũng không miễn cưỡng nữa.
Trước khi cưới, tôi hăm hở về cuộc sống chung sau hôn lễ bao nhiêu thì đến khi cưới xong, tôi cảm thấy thất vọng, chán nản bấy nhiêu (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Từ đấy chúng tôi vẫn tiếp tục những cuộc hẹn 3 người. Em gái em cũng chưa bao giờ tạo điều kiện cho hai đứa tôi ngồi riêng. Thành ra, những gì về cô ấy đều do em gái nói. Mà tôi cũng dần quen với việc cô ấy chăm sóc mình. Từ khi tôi ngỏ lời thích cô ấy, muốn được theo đuổi, thỉnh thoảng cô em gái lại bưng sang cho tôi mấy món ăn chị gái nấu. Mà bên phòng họ có việc gì nặng, cần đến sức đàn ông là chạy sang nhờ tôi.
Tình cảm của ba người chúng tôi vô cùng tốt, thậm chí đến cái áo của tôi bị rách, cô ấy cũng khâu. Tôi phải thừa nhận mọi thứ về cô ấy đều khiến tôi hài lòng. Cô ấy nấu ăn ngon, rất hợp khẩu vị của tôi. Cô ấy khéo tay đến mức khi nhận về chiếc áo, tôi cũng không hề nhìn ra nó từng bị rách. Tôi rất thích nhìn cô ấy thẹn thùng, cúi gằm mặt xuống hoặc cười bẽn lẽn.
Vì thế tôi tính sớm cưới cô ấy làm vợ. Tôi gọi điện nói chuyện với bố mẹ đẻ. Mẹ tôi nói nếu tôi đã tìm hiểu kỹ càng rồi thì hẹn ngày, bố mẹ sẽ lên thành phố rồi xem mặt cô con dâu tương lai. Tối đó, tôi sang nói chuyện với hai chị em việc mẹ tôi muốn gặp cô ấy. Trong khi cô chị không nói gì thì cô em đã reo lên hoan hô, nói rằng muốn phó thác chị gái cô ấy cho tôi cả đời, bắt tôi hứa không được làm chị cô ấy khóc hay đau buồn.
Vì lúc đó đang yêu đương mù quáng nên cái gì tôi cũng gật hết. Vài ngày sau, đúng như kế hoạch, tôi đưa cô ấy đến gặp bố mẹ. Bố mẹ tôi có vẻ hài lòng với cô ấy, dù cô ấy vẫn thích cúi đầu khi nói chuyện và có vẻ khá căng thẳng hồi hộp nên đối đáp không được tự nhiên. Nhưng mẹ tôi khen cô ấy tính tình thật thà, đáng tin cậy. Nhưng khi tôi đưa cô ấy về rồi quay trở lại tìm mẹ tôi thì bà nói, sao bà cảm thấy cô ấy hơi chậm chạp và hỏi tôi xem đã tìm hiểu kỹ lưỡng chưa?
Tôi đáp đã quen biết và ở gần nhà chị em cô ấy 4 tháng trời rồi, sao lại không hiểu chứ. Thế là bố mẹ tôi ra về trong niềm vui sắp có con dâu. Sắp xếp xong bên phía gia đình cô ấy, chúng tôi lên kế hoạch làm đám cưới.
Tôi cảm thấy áp lực khi sống với người vợ như vậy (Ảnh minh họa)
Cưới xong, chúng tôi chuyển về sống ở một căn hộ lớn hơn trước, cách cửa hàng cô ấy làm khá xa. Còn em gái cô ấy thì chuyển về ký túc xá của trường. Trước khi cưới, tôi hăm hở về cuộc sống chung bao nhiêu thì đến khi cưới xong, tôi cảm thấy thất vọng, chán nản bấy nhiêu.
Ức chế hơn cả là cưới về tôi mới biết hóa ra tôi bị lừa trắng trợn. Không phải vợ tôi ít nói hiền lành gì mà là cô ấy vốn dĩ đã bị thần kinh không bình thường. Cô ấy gặp cản trở về ngôn ngữ, nói có lúc ổn định, câu nào ra câu nấy nhưng có lúc chậm và bị lắp. Ban đêm, cô ấy còn ngồi ngẩn người trên giường cho tới khi tôi tắt đèn đòi đi ngủ, cô ấy mới chịu nằm xuống. Bất kỳ việc gì, tôi cũng phải bảo ban cô ấy từ đầu đến cuối mới xong.
Những việc vặt trong nhà cô ấy làm khá tốt (vì chắc đã quen) nhưng gần gũi chồng thì không biết một chút gì khiến tôi vô cùng bực bội. Ngoài ra, đôi lúc những lời tôi nói, cô ấy không hiểu gì hết. Khi tôi mắng thì cô ấy vẫn vui vẻ nhe răng cười, thậm chí còn rót nước cho tôi uống. Đến tiếng đồng hồ sau lúc này cô ấy mới hiểu vừa rồi bị chồng mắng, liền bỏ lên giường nằm khóc đến sưng húp hai mắt. Tôi nổi nóng thì cô ấy chạy vào nhốt mình trong tủ quần áo tới khi nào không nghe thấy tiếng động nữa mới ra ngoài. Tôi cảm thấy áp lực khi sống với người vợ như vậy.
Tôi đang tính xem có cách nào để ly hôn mà không làm hai bên gia đình xấu hổ và thông cảm. Vì dù sao tôi cũng đã từng hứa trước mặt hai bên gia đình sẽ không bạc đãi cô ấy. Chứ còn cứ nằng nặc đòi ly dị thì tôi không làm thằng Sở khanh được. Mong mọi người cho lời khuyên tốt nhất.
Theo VNE
Sạc mỗi ngày nhưng vẫn hết pin!
Tình trạng vừa nghe xong đã quên ráo đang là "mốt" trong thời buổi "không stress không là hảo hán"!
Dễ hiểu, vì theo nguyên lý dẫn truyền thần kinh chiếm ưu thế của Utomski, não bộ chỉ đưa vào ký ức tín hiệu nào có cường độ mạnh nhất. Kích ứng thần kinh càng dồn dập thì tín hiệu trước đó, âm thanh hay hình ảnh cũng thế, đều bị bôi sạch. Người đang căng thẳng nếu không quên chuyện còn nóng hổi, chỉ có thể là... siêu nhân!
Nói một cách tượng hình, não bộ chẳng khác nào bộ máy vi tính chằng chịt mạch điện. Mỗi tế bào não bộ không bao giờ hoạt động đơn phương mà cùng lúc kết nối với các tế bào chung quanh qua cả chục ngàn điểm giao tiếp. Hoạt động của não bộ, dù là động não để phán đoán hay thả hồn bay bổng theo giấc mơ, chỉ trơn tru khi dẫn truyền thần kinh chạy trót lọt. Với trí nhớ cũng thế. Tín hiệu nếu quá yếu nên không đến được bộ nhớ, chẳng hạn vì thiếu cảm xúc đi kèm, thì kích ứng chẳng khác nào nước đổ đầu vịt.
Muốn dẫn truyền thần kinh đi đến nơi về đến chốn cần dây thần kinh không bị sứt mẻ. Cơ thể vì thế cần đủ dưỡng chất để bọc dây thần kinh cũng như để bắc cầu ở các giao điểm. Thiếu các chất này thì bẩm sinh có thông minh bao nhiêu cũng không nhớ nổi 2 lần 2 là mấy. Nhưng nếu tưởng chế độ dinh dưỡng dồi dào hoạt chất cho não bộ đã đủ thì lầm. Cho dù đủ ăn đủ mặc, hoạt động của hệ thần kinh vẫn dễ suy giảm trong 2 trường hợp:
- Khi nạn nhân phải thường xuyên đồng hành với stress.
- Sau khi gia chủ đã ăn sinh nhật thứ 40.
Theo kiểu nhìn hễ hết điện phải sạc bình, nhiều người vẫn tưởng muốn bổ não chỉ cần bổ sung nguồn dưỡng chất cần thiết cho hoạt động của hệ thần kinh. Đúng là có thực mới vực được đạo nhưng không hoàn toàn chính xác. Bằng chứng là không thiếu người ngày nào cũng nuốt thuốc đa sinh tố - khoáng tố loại hàng hiệu nhưng vẫn mệt cầm canh. Dường như món ăn bổ óc còn thiếu chút gia vị gì đó?!
Có ngay đáp án. Theo kết quả nghiên cứu trên người làm việc văn phòng ở các thành phố lớn bên Đức, nơi không thiếu thuốc bổ não nhưng tình trạng đãng trí vẫn thuộc danh sách bệnh được liên tục báo động trong thập niên vừa qua, thành viên của hội chứng "chỉ còn nhớ mỗi ngày lĩnh lương" có chung 2 điểm tương đồng. Đó là:
- Họ phải ghi nhận quá nhiều kích ứng thái quá từ âm thanh, hình ảnh... trong môi trường sinh hoạt và nhất là trong khoảng thời gian quá ngắn.
- Họ không có niềm hứng thú cao độ trong công việc. Thay vào đó thường có tâm trạng lo sợ, bực tức, thậm chí phẫn uất!
Liệu 2 yếu tố này có đang là áp lực trên sức khỏe cộng đồng xứ mình? Câu trả lời xin dành cho độc giả.
Theo Bác sĩ Lương Lễ Hoàng
Người lao động
Giảm nguy cơ bị đa xơ cứng Những người uống 4 - 6 tách cà phê mỗi ngày có thể giảm được nguy cơ bị đa xơ cứng, một chứng rối loạn não bộ và tủy sống làm suy giảm chức năng thần kinh, theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Johns Hopkins (Mỹ). Ảnh: Shutterstock Cuộc khảo sát với gần 7.000 người cho thấy ở...