Cưới vợ cho ma
Tháng 2-2012, tại quận Guangping thuộc tỉnh Hồ Bắc, chàng thanh niên Liu, 18 tuổi, qua đời vì bệnh tim đã cưới cô Wu, 17 tuổi, chết vì khối u trong não. Gia đình Liu đã chi 35.000 nhân dân tệ (4.200 euro) cho gia đình Wu để lấy cái xác. Đó là một số tiền không nhỏ, khi thu nhập bình quân hàng năm khoảng 5.000 NDT cho mỗi đầu người. Hai người trẻ không hề quen biết nhau lúc còn sống, đã được chôn chung và bánh bao được đặt cúng trên mộ họ. Nhưng “tuần trăng mật” diễn ra thật ngắn ngủi, bởi ngôi mộ bị kẻ gian đào tung lên và xác của Wu lại được bán cho một cuộc hôn nhân diễn ra ở tỉnh khác.
Lễ Thanh minh tại Trung Quốc
Mẹ của Liu, đứng trước nền nhà bằng đất nện, tuyên bố: “Tôi hy vọng bọn cướp bị án tử hình, hay ít nhất cũng phải 20 năm tù giam”. Buôn bán xác chết phụ nữ nở rộ trong những vùng nông thôn nghèo khổ này. Thường chúng được cung cấp qua một trung gian và đã tăng giá đến 25% trong vòng năm năm qua. Năm ngoái một tờ báo Trung Quốc tố cáo các ông chủ mỏ than đã nâng giá một cô “vợ ma” lên đến 130.000 NDT. Năm 2010, một băng đảng cướp mộ bị bắt tại tỉnh Hồ Bắc. Chúng đã đào mấy chục ngôi mộ và kiếm được lợi nhuận đến mấy trăm nghìn NDT.
Các đám cưới ma luôn gây ra tranh cãi. Dưới thời Mao Trạch Đông, tục lệ này bị xem là mê tín dị đoan và nghiêm cấm. Theo nhà nghiên cứu Huang, truyền thống này bùng phát trở lại là do kinh tế Trung Quốc phát triển mạnh. Các gia đình ở nông thôn giàu có lên và thừa tiền để cưới vợ cho con trai chết yểu của mình. Buôn bán xác chết từ nay là nhu cầu thường trực và liên tục gia tăng.
Gia đình Liu muốn cho những con ma của mình được yên ổn. Sau khi bắt giữ bốn trong năm tên cướp mộ, cảnh sát đã trả xác của Wu cho gia đình Liu. Nghi ngờ phong thủy của ngôi mộ trước bất ổn, họ đã xây ngôi mộ thứ nhì bằng bê-tông. Ngoài thức ăn được bày cúng, họ còn cẩn thận trồng một trụ xi-măng vấn lụa trắng để giúp hai vợ chồng ma đi thẳng lên thiên đường…
Ở vùng nông thôn Trung Quốc, người ta không dám đùa với thế giới bên kia. Sau hơn 60 năm cách mạng, lễ Thanh minh ngày nay lại hoành tráng hơn bao giờ hết. Tôn kính tổ tiên qua đời là một nghĩa vụ hàng đầu trong gia đình, và lễ Thanh minh diễn ra 15 ngày sau Xuân phân, là dịp sửa sang mộ phần cho người quá cố. Đó cũng là thời cơ tốt nhất cho các “hôn lễ ma” và cũng béo bở nhất cho bọn cướp mộ. Hôn lễ ma là một truyền thống đã có từ hơn 3.000 năm qua, đặc biệt phổ biến rộng ở miền Bắc TQ. Hầu hết các gia đình có người thân chết còn độc thân đều cố đi tìm ý trung nhân cho họ. Huang Jichun, nhà nghiên cứu tại Thượng Hải cho biết: “Khi đó, xác của hai người chết được chôn chung với nhau trong một nghi thức nửa giống hôn lễ nửa giống tang lễ”. Những con ma không còn cô độc nữa và gia đình có thể nhanh chóng thịnh vượng.
Theo CATP
Rooney lại đốt tiền cho ngựa đua
Để những chú ngựa của mình không cảm thấy buồn, Wayne Rooney đã chi tiền để kết nạp thêm chú ngựa thứ 3.
Dù mới tập tọe cá cược đua ngựa và chính thức bước vào môn thể thao quý tộc này hồi tháng 12 nhưng Gã Shrek đã cho thấy sự chịu chơi của mình khi mua chú ngựa thứ 3 để đào tạo và đem đi thi thố.
Cách đây vài ngày, vợ chồng Rooney cùng Sir Alex và người đồng đội Evans đã tới Betfred Bowl để tham gia cổ vũ và các cược. Khi đó, Coleen đã thắng lớn ở giải đua ngựa Aintree. Sẵn có tí tiền thắng cược và sở thích đầu tư cho ngựa, tiền đạo Man United đã chi thêm tiền để tậu thêm một chú ngựa nòi 2 tuổi có tên Pippy từ trại đua nổi tiếng Manor House của Owen.
Theo Daylimail, để có được Pippy, Rooney đã phải móc túi 63.600 bảng. Phải nói thêm rằng, đây chính là con ngựa đắt nhất trong bộ sưu tập của Gã Shrek. Trước đó, tiền đạo Quỷ đỏ từng mua Tomway 15.900 bảng và Switcharooney 63.000 bảng hồi tháng 12 năm ngoái.
Sau khi ném tiền tậu ngựa, Rooney đã đưa cả ba chú ngựa nòi vào lò đạo tạo ở Manor House (Cheshire). Sau một thời gian nữa, Rooney sẽ đưa những "sản phẩm" của mình đến tranh tài trong giải đua tổ chức tại Chester từ ngày 9-11/5.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Kinh hãi với "đẳng cấp chơi" của thiếu gia Gần đây, xung quanh chuyện ăn, ở, học, chơi và hưởng thụ của các thiếu gia, có bao chuyện để bàn. Họ "xài" đồ "xịn", "độc" nhất và phần lớn là hàng hiệu để khẳng định cho style - phong cách chơi của mình, một phần hàm ý sự quảng cáo cho bố mẹ đại gia của họ Một bộ quần áo họ...