Cuối tuần này đưa cụ Rùa về nơi chữa trị
Giám đốc Sở Khoa học – Công nghệ Lê Xuân Rao cho biết, các bước chuẩn bị cho việc chữa trị cụ Rùa gần như đã hoàn thành. Việc đưa cụ Rùa về nơi chữa trị có thể diễn ra vào cuối tuần.
Hình ảnh cụ Rùa với nhiều vết thương, ảnh chụp ngày 5/3/2011. (Ảnh: Gia Khoa)
Theo ông Rao việc đưa cụ Rùa về nơi chữa trị vẫn sử dụng cả hai phương án tự nhiên và cưỡng bức. “Trong trường hợp rùa không tự bò, bất khả kháng chúng tôi sẽ dùng lưới đưa cụ rùa về chân tháp”, ông Rao nói.
Về phương án tự nhiên, ông Rao cho biết, cụ Rùa sẽ tự bò lên qua bốn cửa quanh chân tháp Rùa. Hàng rào chắn bằng sắt và lưới cũng đã được dựng lên để đảm bảo không gây chấn thương cho Rùa. Xung quanh chân tháp sẽ tạo ra mội trường tự nhiên để Rùa có thể phơi nắng, đồng thời dọn các chướng ngại vật như hệ thống đèn chiếu ngược, dây điện để đảm bảo an toàn cho rùa hồ Gươm.
Đối với, phương pháp cưỡng bức bằng lưới lên chân tháp và đưa Rùa vào bể điều trị tại chân tháp. Ông Rao cho hay, lưới bắt phải được thiết kế đảm bảo an toàn tuyệt đối cho Rùa hồ Gươm và trong quá trình đánh bắt, đưa lên đảm bảo Rùa không bị mắc đầu, móng chân vào lưới và không để lật ngửa cũng như gây thêm tổn thương đến cụ Rùa.
Ông Rao cũng cho biết, các tiêu chí đặt ra khi chữa trị cũng phải rất nghiêm ngặt, môi trường nước phải đảm bảo thích hợp với Rùa hồ Gươm và không gây sốc khi chuyển mội trường sống từ hồ vào nơi chữa trị. Trong quá trình chữa trị cho cụ Rùa phải lấy bệnh phẩm để chuẩn đoán tìm tác nhân gây bệnh. Cũng trong quá trình này cần kết hợp phân loại hình thái, xác định giới tính, thu mẫu ADN để có các hoạt động nghiên cứu sau này.
Video đang HOT
“Về giải pháp lâu dài phải cải tạo mội trường và xử lý tảo độc để đảm bảo chất lượng nước tốt, không có những tác nhân gây hại cho da rùa”, ông Rao nói.
9 bước tiến hành điều trị cho cụ Rùa – Bước 1: Chuẩn bị điều kiện kỹ thuật cần thiết – Bước 2: Đánh bắt Rùa lên cạn – Bước 3: Đưa rùa vào bể xử lý bệnh, đủ lượng nước sạch, phù hợp để tránh gây sốc do thay đổi điều kiện sống của Rùa. – Bước 4: Lấy mẫu bệnh phẩm để chuẩn đoán tìm tác nhân gây bệnh. Cũng trong quá trình này cần kết hợp phân loại hình thái, xác định giới tính, thu mấu ADN để có các hoạt dộng nghiên cứu sau này. – Bước 5: Xử lý vết thương cho Rùa và dùng bài thuốc an toàn đã được kiểm chứng sơ bộ. – Bước 6: Phân tích tác nhân gây bệnh và xây dựng phác đồ điều trị. – Bước 7: Quyết định chủng loại thuốc, tính toán liều lượng thuốc cần dùng và lên phác đồ chữa trị. – Bước 8: Sau khi kết thúc dùng thuốc, đưa Rùa ra bể nuôi dưỡng một thời gian (tùy thuộc vào điều kiện thực tế) để tiếp tục theo dõi. – Bước 9: Trả Rùa về hồ Gươm sau khi đã làm sạch môi trường.
Theo Dân Trí
Rùa hồ Gươm uể oải bơi trước ngày được chữa bệnh
Sáng nay, đông đảo người dân Hà Nội đã đổ ra hồ Gươm xem rùa nổi và bơi gần bờ. Nhiều người xót xa khi thấy vẻ yếu đuối và các vết thương trên mình rùa.
Sau khi khu vực chữa bệnh dưới chân tháp Rùa hoành thành. Sáng nay, rất đông người dân đổ ra hồ Gươm xem cụ rùa nổi.
Cụ nổi chừng hơn một giờ đồng hồ gần khu vực cầu Thê Húc. Một phụ nữ chắp tay lạy và mong cụ bình an.
Tuy nhiên, người dân cũng nhìn rõ một vết thương mới nhỏ màu đỏ ở trên mai cụ.
Rùa bơi nhiều vòng, ngoi đầu lên rồi lại lặn xuống.
Dáng vẻ uể oải.
Trên mai rùa hằn một vết lõm dài.
Rùa bơi sát vào bờ, dưới những cành cây rủ mặt hồ.
Từ hôm nay, các cơ quan chức năng sẽ chuẩn bị cho việc bắt rùa và tiến hành các giai đoạn chữa trị, dự kiến kéo dài khoảng 90 ngày.
Theo VnExpess
Cận cảnh vết lở loét trên mai Cụ Rùa Trưa nay, 5.3, ở phía đường Đinh Tiên Hoàng, đoạn đối diện đền Ngọc Sơn, rùa Hồ Gươm lại nổi. Tới vài lần, rùa bơi đến chỗ nước cạn, cố sức bò lên bờ, để lộ những vết thương trầm trọng. Dưới đây là một vài hình ảnh về rùa Hồ Gươm nổi trong trưa ngày hôm nay do phóng viên ghi lại....