Cuối tuần đổi gió, “mạo hiểm” cầm 500.000 đồng đi hết Trà Vinh
Tạm xa Sài Gòn tấp nập, xuôi về miền Tây và mang theo trong mình chỉ 500.000 đồng. Bạn có dám thử không? Hãy cùng anh chàng Henry Dương làm một chuyến “mạo hiểm” như vậy nhé.
Chỉ cầm trong tay nửa triệu đồng, chuyến đi một ngày về miền Tây sẽ giúp bạn “đổi gió” cuối tuần, tìm được cảm hứng tốt hơn cho một tuần làm việc mới. Anh chàng Henry Dương đã chọn Trà Vinh, tỉnh cách TP.HCM khoảng 120 km hoặc 3 giờ đi xe, hội tụ nhiều nét văn hóa độc đáo và nền ẩm thực hấp dẫn.
Lịch trình bắt đầu của anh chàng blogger 9X trong chuyến vi vu Trà Vinh bắt đầu từ hai địa điểm là chùa Vàm Ray và điện gió Đông Hải 1.
Chùa Vàm Ray
Do khoảng cách hai địa điểm trên cách xa trung tâm thành phố, nên chàng trai ưu tiên đi trước và tranh thủ dậy sớm. Sáng 5h30, từ trung tâm thành phố Trà Vinh ra đến đi chùa Vàm Rây khoảng 35km, mất khoảng một tiếng đồng hồ để đến nơi.
Nhìn từ bên ngoài là cổng chùa đồ sộ, được sơn vàng, trên mỗi cổng có những ngọn tháp nhọn chất chồng nhiều tầng, khiến du khách có cảm giác như lạc vào cung điện vàng uy nga, rực rỡ. Ngôi chùa mang phong cách kiến trúc Angkor, nét đặc trưng của người Campuchia.
Chùa Vàm Rây được công nhận là ngôi chùa Khmer lớn nhất Việt Nam. Tính đến thời điểm hiện tại chùa Vàm Rây là một trong những ngôi chùa lớn nhất và đẹp nhất trong số các ngôi chùa của người Khmer ở Trà Vinh, góp phần tạo nên diện mạo mới cho ngành du lịch văn hóa của tỉnh Trà Vinh.
Chùa Vàm Ray có bốn cổng, theo truyền thống kiến trúc đặc trưng của chùa Khmer. Cổng chính và tòa chính điện quay về hướng Đông, tượng trưng cho con đường tu hành của Phật tử từ Tây sang Đông.
Với thời gian tồn tại hơn 600 năm, chùa Vàm Rây đã trải qua nhiều cuộc trùng tu từ nền ngôi chùa cũ bị chiến tranh tàn phá, lớn nhất và gần đây nhất là vào năm 2010.
Để giữ di tích cổ còn sót lại, ông Trầm Bê – một người hảo tâm đã phục dựng và cải tạo lại ngôi chùa trên chính quê hương Trà Vinh của mình.
Đỉnh cao nghệ thuật của ngôi chùa thể hiện ở những họa tiết độc đáo nơi mái vòm, tường, các hàng cột và cầu thang, như tượng đầu vị thánh 4 mặt Maraprum là tiền thân của Brahma – vị thần sáng tạo ra thế giới, nữ thần Kayno nửa người nửa chim, chim thần Marakrit.
Ngoài ra, chùa Vàm Rây còn nổi bật bởi tượng đức Phật Thích Ca nhập Niết Bàn dài 54m, rộng 16m, cao 20m, được sơn son thếp vàng.
Không chỉ riêng chùa Vàm Ray, mà tất cả những ngôi chùa Khmer nói chung từ ngàn đời nay vẫn luôn là trung tâm sinh hoạt văn hóa của cộng đồng dân cư trong khu vực.
Lúc 8h15 anh chàng rời khỏi chùa Vàm Ray, di chuyển đến Điện gió Đông Hải 1 và tiện ghé ăn sáng trên đường đi. khoảng 10h20 đến nơi.
Video đang HOT
Điện gió Đông Hải
Địa điểm check-in đẹp lung linh này tọa lạc tại ấp Định An, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.
Cách biển Ba Động 1km hướng về xã Dân Thành, từ xa xa 25 tua bin gió khổng lồ được dựng trên giữa biển khơi bao la nhìn hùng vĩ vô cùng.
Phía dưới chân cầu dẫn ra các tuabia điện gió. Mỗi trụ sơn màu trắng cao 105m với 3 cánh quạt.
Để có những bức hình sống ảo tại đây, Henry Dương khuyên bạn nên di chuyển sâu vào bên trong cách xa cây cầu vài chục mét, khi đấy không gian thoáng đãng, vị trí tiếp cận các trụ tua bin gió cũng gần hơn, lúc này sẽ cho ra những bức ảnh sống ảo nếu không nói ra, không ai nghĩ là bạn chụp nó ở Trà Vinh.
Buổi trưa, chàng trai di chuyển đến chùa Kampong Ksan, chùa Ông, ao Bà Om và sau đó là chùa Âng.
Chùa KomPong Ksan
Khoảng 11h, Henry rời điện gió Đông Hải 1 về thành phố Trà Vinh, ghé chùa KomPong Ksan lúc 12h45.
Chùa KomPong Ksan còn gọi là chùa Tri Tân, xây dựng năm 1743. Một trong những nét đặc trưng là chùa nuôi nhiều chim bồ câu, thân thiện với du khách.
Ngôi chùa nằm tại Khóm 6, phường 6, thành phố Trà Vinh.
Phước Minh cung (Chùa Ông)
Tham quan chùa KomPong Ksan xong, di chuyển gần 1km khoảng 30 phút là đến chùa Ông – công trình mang đậm nét kiến trúc Trung Hoa ở Trà Vinh.
Nơi đây tọa lạc tại số 44 đường Điện Biên Phủ, Phường 2, thành phố Trà Vinh.
Phước Minh Cung hay còn gọi là Chùa Quan Thánh, chùa Ông vì ngôi chùa này thờ Quan Thánh Đế, tức Quan Công, một nhân vật thời Tam Quốc, nổi tiếng là công minh chính trực và trí dũng song toàn.
Ao Bà Om
1h40 tham quan Ao Bà Om. Ao Bà Om hay Ao Vuông nằm cạnh Quốc lộ 53, thuộc phường 8 thành phố Trà Vinh cách trung tâm thành phố chỉ khoảng 5 km về phía Tây Nam.
Ấn tượng đầu tiên khi tới thăm Ao Bà Om là cảm giác mát mẻ trước cảnh trời nước xanh biếc một màu.
Ngoài cảnh đẹp thiên nhiên thoáng đãng, Ao Bà Om còn lung linh huyền ảo bởi những câu chuyện nửa hư nửa thực từ bao đời nay ăn sâu vào tiềm thức người dân địa phương.
Chùa Âng
Khoảng 1h45, tiếp tục di chuyển đến chùa Âng. Chùa Âng, gọi theo ngôn ngữ Paly là Wat Angkor Raig Borei, tọa lạc tại phường 8, thành phố Trà Vinh.
Ngôi chùa nằm trong cụm danh thắng Ao Bà Om và bảo tàng văn hóa dân tộc Khmer, là điểm nhấn nổi bật không thể bỏ qua trong hành trình khám phá du lịch trà vinh.
2h15, đi ăn bún nước lèo Chương Dương, nạp năng lượng sau một ngày dài.
Tổng chi phí:
Khách sạn: 300.000 đồng
Ăn uống: 300.000 đồng
Xăng xe: 240.000 đồng
Kết thúc chuyến hành trình tại Trà Vinh cùng 500.000 đồng, anh nói thêm mức phí này chỉ mang tính tham khảo, dựa trên trải nghiệm thực tế của bản thân. Có thể nhiều người sẽ tốn nhiều tiền hơn nếu đi bằng ôtô hoặc rẻ hơn nếu sử dụng xe số hay chọn chỗ ở, món ăn…
Trà Vinh không mạnh về du lịch nên các dịch vụ lưu trú, tour chưa phát triển. Tuy nhiên, nhờ vậy mà giá cả hợp túi tiền nhiều người. Vùng đất này là gợi ý không tồi dành cho người thích tìm hiểu văn hóa, đặc biệt là văn hóa của người Khmer tại Việt Nam và ẩm thực.
Lạc vào miền đất Phật ở ngôi chùa Pisesaram cổ nhất Trà Vinh
Trà Vinh không chỉ có biển Ba Động hay ao Bà Om trứ danh mà còn là vùng đất của nhiều ngôi chùa Khmer cổ kính mà nổi tiếng bậc nhất là chùa Pisesaram với hơn 500 năm tuổi.
Miền Tây Nam Bộ nói chung và Trà Vinh nói riêng là xứ sở của những vườn trái cây và cù lao với cảnh sắc thơ mộng như cồn Phụng, cồn Thới Sơn, vườn Vĩnh Kim, Cái Mơn, cù lao Tân Quy, cồn Chim ... Ngoài ra, khi đi du lịch Trà Vinh, bên cạnh du khách còn có cơ hội tham quan, khám phá và cầu an ở các ngôi chùa cổ kính và nổi tiếng, từ chùa Âng, chùa Vàm Ray, chùa Hang, chùa Cò,... đến chùa Pisesaram .
Mái chùa màu vàng lộng lẫy đặc trưng của chùa Khmer.
Chùa Pisesaram nằm ở đâu?
Địa chỉ: ĐH6, Nguyệt Lãng, Bình Phú, Càng Long, Trà Vinh
"Xứ sở dừa sáp" Trà Vinh không chỉ được biết đến với địa danh biển Ba Động hay ao Bà Om mà còn ghi dấu với hơn 140 ngôi chùa xây dựng theo kiến trúc Khmer cổ. Nổi bật và ấn tượng nhất có lẽ là chùa cổ Pisesaram tọa lạc tại xã Bình Phú, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh.
Chùa cổ Pisesaram tọa lạc tại xã Bình Phú, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh.
Nhìn từ xa, du khách sẽ trông thấy một công trình lộng lẫy và bề thế đế mức choáng ngợp, khiến ai ai cũng ngỡ đang lạc bước giữa Hoàng Cung Thái Lan hay chu du tại xứ Chùa Vàng xa xôi.
Nếu có cơ hội du lịch Trà Vinh và đi qua huyện Càng Long, bạn nhất định phải dành thời gian viếng thăm ngôi chùa cổ kính và linh thiêng với nhiều background sống ảo tuyệt đẹp này nhé.
Ngôi chùa đã có tuổi đời hơn 500 năm.
Ngôi chùa Khmer cổ kính của Trà Vinh
Theo lịch sử ghi lại, nhiều ngôi chùa Khmer ở Trà Vinh như chùa Âng, chùa Hang, chùa Vàm Ray và cả chùa Pisesaram đều là những công trình tôn giáo lâu đời đã được xây dựng cách đây khoảng từ 5 đến 10 thế kỷ tạo nên các ngôi chùa đẹp nhất ở đây. Nếu như chùa Âng có tuổi đời ngàn năm thì Pisesaram được thành lập vào năm 1500 và đã cũng đã hơn 500 năm tuổi, góp mặt vào danh sách những ngôi chùa cổ xưa nhất Trà Vinh.
Tưởng như đang lạc giữa Hoàng Cung hay nơi xứ Chùa Vàng xa xôi.
Trải qua thời gian dài với nhiều biến cố và sự tàn phá của thiên nhiên, con người, ngôi cổ tự Pisesaram đã được trùng tu và sửa chữa, lần gần nhất là năm 2009. Sau khi quá trình trùng tu kết thúc, từ một ngôi chùa cũ kĩ và xuống cấp, ngôi cổ tự đã được khoác lên lớp áo mới, lấp lánh ánh vàng từ lớp ngói, màu sơn đến hoa văn của chùa dưới ánh nắng miền Tây Nam Bộ.
Ngôi chùa mang vẻ đẹp lộng lẫy và đủ khiến du khách choáng ngợp khi viếng thăm. Đến nay ngôi chùa vẫn giữ được vẻ đẹp và linh hồn riêng của kiến trúc Khmer Nam Bộ.
Hai bức tượng lớn trước chính điện.
Kiến trúc tiêu biểu cho Phật Giáo Khmer
Trà Vinh là một tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nên dấu ấn văn hóa của dân tộc này cũng thể hiện rất rõ qua tôn giáo cùng các công trình kiến trúc đặc trưng nổi tiếng, nhất là những ngôi chùa Khmer với số lượng lớn ở đây mà điển hình là chùa Pisesaram .
Những chi tiết trang trí tinh tế.
Có lẽ chính vì vậy mà dù Trà Vinh có nhiều điểm đến hấp dẫn khác nhưng du khách gần xa đều đây ai cũng muốn ít nhất một lần ghé thăm ngôi chùa cổ này.
Miền Tây có nhiếu ngôi chùa Khmer đẹp.
Chùa Pisesaram mang kiến trúc tiêu biểu cho Phật Giáo Khmer truyền thống pha chút nét hiện đại của nền Phật Giáo các nước khác thuộc khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Myanmar,... Công trình mang vẻ đẹp nguy nga và cổ kính, không thua kém những ngôi chùa Khmer đẹp ở Sóc Trăng như chùa Dơi , Chén Kiểu hay Som Rong.
Hành lang lấp lánh dưới nắng vàng.
Ngôi cổ tự Pisesaram còn thu hút khách tham quan vì có diện tích khá rộng lớn và được chia làm nhiều khu khác nhau như khu chánh điện, các khu vực thờ, tượng đài, tu viện,... và các khu vực quan trọng khác. Nếu quan sát từ xa nhìn vào, du khách sẽ thấy cả tòa nhà có lối kiến trúc hình tháp vươn thẳng lên trời, mang vẻ đẹp nguy nga, tráng lệ nhưng cũng không thiếu phần trang nghiêm của nơi thờ tự linh thiêng.
Du khách tham quan có thể ra vào chính điện cầu an cho người thân, gia đình, khám phá vẻ đẹp công trình và chụp ảnh check in với background khá hút mắt. Đồng bào Khmer ở đây cũng rất thân thiện với khách phương xa đến du lịch Trà Vinh.
Hoa văn, họa tiết kết hợp văn háo Khmer và nét hiện đại của nền Phật Giáo các nước khác khu vực Đông Nam Á.
Tuy nhiên khi viếng chùa bạn nhớ ăn mặc kín đáo, hạn chế ồn ào và không xả rác bừa bãi nhé! Chúc bạn có chuyến viếng chùa cầu an và ngắm cảnh ở Trà Vinh thật trọn vẹn và khó quên, có thêm kinh nghiệm du lịch miền Tây tự túc phong phú thêm.
Về Bạc Liêu thăm ngôi chùa Khmer đẹp bậc nhất đồng bằng sông Cửu Long Chùa Ghositaram là một trong những ngôi chùa Phật giáo Nam tông đẹp nhất của cộng đồng người Khmer khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt, với diện tích 427,5 m2, cao 36,3 m, chánh điện của ngôi chùa nổi bật với kiến trúc hết sức độc đáo, cao nhất trong quần thể chùa Khmer Nam bộ tại Việt Nam. Nhân...