Cuối tuần chinh phục núi Chứa Chan
Núi Chứa Chan thuộc huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, là ngọn núi cao thứ 2 khu vực Nam Bộ, với độ cao 837m so với mực nước biển.
Đây là điểm đến thú vị cho những bạn yêu thích trekking, tôi luyện sức khỏe.
Núi Chứa Chan còn có nhiều tên gọi khác như núi Gia Ray, Gia Lào. Cách TP.HCM khoảng 110km, mất 3 giờ chạy xe máy, đây là sự lựa chọn thích hợp cho chuyến đi cuối tuần, địa điểm lý tưởng cho những bạn thích cắm trại qua đêm để ngắm bình minh vào sáng hôm sau.
Để leo núi Núi Chứa Chan có 2 đường chính: đường Chùa và đường cột điện. Bọn mình quyết định sẽ kết hợp cả 2 cung đường trong cùng một chuyến đi theo cách “lên Chùa – xuống cột” – nghĩa là leo lên theo đường Chùa và xuống bằng đường cột điện.
Lưu ý: Nếu leo bằng đường cột điện, các bạn gửi xe rồi đi men theo con đường nhỏ bên cạnh quán nước để lên núi, bắt đầu đếm cột điện đầu tiên là cột số 20 nhé (không phải số 01). Có tổng cộng 145 cột điện. Kinh nghiệm của mình là cứ men theo đường cột điện để tránh bị lạc.
1. Chuẩn bị
- Nước uống: khoảng 2 lít nếu đi trong ngày, và từ 3 – 4 lít nếu ngủ qua đêm.
- Đồ ăn nhẹ: cam, quýt, bánh kẹo…
- Đồ ăn chính: xúc xích, xôi, bánh tét hoặc các bạn cũng có thể mang theo đồ nướng BBQ, nấu cơm, cháo tùy thích.
- Đồ dùng y tế: thuốc đau bụng, hạ sốt, nhức đầu, bông băng, thuốc đỏ, dầu gió…
- Trang phục: mặc đồ thoáng mát, nhẹ nhàng và co giãn tốt.
- Mang thêm lều, bạt, áo lạnh nếu có dự định ngủ qua đêm trên núi. Ban đêm trên núi rất lạnh.
- Một số thứ cần thiết như: khăn quàng cổ, nón (mũ), găng tay, bao ống tay, giầy leo núi, đèn pin, sạc dự phòng, bật lửa, dao đi rừng, áo mưa…
- Đặc biệt cần có một người dẫn đường có kinh nghiệm để tránh bị lạc đường.
2. Di chuyển
Để đến núi Chứa Chan bạn có thể chọn một trong hai phương tiện là xe khách hoặc xe máy.
- Xe khách: Từ bến xe Miền Đông (TP.HCM), các bạn mua vé xe đi Đức Linh, Bình Thuận.
Video đang HOT
Xuống xe ở cổng chào núi Chứa Chan, bắt xe ôm để đi thêm 3km vào chân núi.
- Xe máy: Nếu xuất phát từ TP.HCM, các bạn đi theo hướng về Suối Tiên, tiếp tục đi thẳng về hướng cầu Đồng Nai. Vừa qua cầu Đồng Nai và trạm thu phí, bạn rẽ tay phải để vào đường Võ Nguyên Giáp, đi đường này sẽ ngắn hơn so với đường qua TP.Biên Hòa.
Cuối đường Võ Nguyên Giáp, bạn rẽ phải để vào lại QL1A. Từ đây bạn chạy thẳng một mạch qua huyện Trảng Bom, qua ngã tư Dầu Giây, đi qua thị xã Long Khánh khoảng 25km tới ngã ba Ông Đồn thì rẽ tay trái vào đường Hùng Vương (DT766). Chạy thêm một đoạn nữa bạn sẽ thấy biển hướng dẫn vào khu du lịch núi Chứa Chan, cứ đi theo đường này sẽ đến chân núi.
3. Chinh phục
Xuất phát từ chân núi, leo đường Chùa bạn chỉ việc đi theo bậc thang, có một số đoạn dốc cao, nhưng đa phần là dễ đi.
Trên đường có rất nhiều hàng quán, bày bán đủ các loại đặc sản. Nhiều nhất có lẽ là món chuối ngào đường và bánh xèo.
Đến Chùa Đức Vân, bạn nên tranh thủ nghỉ ngơi và mua thêm nước nếu cần vì qua khỏi chùa sẽ không còn hàng quán nào nữa.
Tiếp tục men theo đường mòn, đi một đoạn bạn sẽ gặp con suối nhỏ, người ta gọi đây là Suối Tôm. Sau khi băng qua vườn điều của người dân, đã thấm mệt, nên dừng lại nghỉ ngơi dưới bóng mát. Những chai nước ướp lạnh lúc này thật sự quý báu.
Dưới cái nắng oi bức, bọn mình tranh thủ nghỉ ngơi ăn trưa tại một gốc đa đại thụ.
Những ngọn cỏ lau bắt đầu xuất hiện, đỉnh núi dần dần hiện ra trước mắt.
Đỉnh núi đây rồi! Thỏa mãn với cảm giác vượt qua giới hạn của bản thân. Mặc dù thấm mệt vì nắng nóng nhưng anh em cũng rất hăng say tạo dáng “sống ảo”.
Sau khi đã chụp ảnh và nghỉ ngơi, nhóm mình quyết định xuống núi theo đường cột điện. Lúc đầu đường đi khá bằng phẳng, qua những cánh rừng tre trúc um tùm, xanh mướt.
Càng xuống, đoạn đường càng dốc hơn, có những đoạn dốc khoảng 45 độ, có lúc phải dùng cả tứ chi để di chuyển trên đá.
Lưu trú
Muốn nghỉ đêm ở khu vực chân núi, bạn có thể tìm nhà nghỉ rất dễ dàng ở trung tâm huyện Xuân Lộc. Khu cổng chính lên chùa của khu du lịch núi Chứa Chan có rất nhiều chỗ nghỉ bình dân cho khách hành hương.
Nếu muốn ở lại qua đêm trên núi, bạn có thể cắm trại trên đỉnh. Có khá nhiều khu vực bằng phẳng thích hợp để dựng lều trại.
Chuối ngào đường, sương sáo và bánh xèo được bày bán rất nhiều trên đường từ chân núi đến Chùa. Ngoài ra, sau khi hoàn thành chuyến leo núi, bạn có thể thưởng thức các món lẩu và nướng từ thịt dê – đặc sản ở vùng núi Gia Lào, các món giá trung bình khoảng 100.000 đồng một món.
Đi giữa rừng già, chinh phục núi Muối miền Tây Bắc
Nếu bạn muốn hòa mình vào thiên nhiên, chinh phục một đỉnh núi nào đó ở Tây Bắc mà thời gian thì có hạn, núi Muối chính là một lựa chọn hoàn hảo.
Khung cảnh bình yên ở Tây Bắc
Bình minh trên đỉnh Núi Muối
Núi Muối là dãy núi ở giữa 2 xã Sin Suối Hồ (Phong Thổ, Lai Châu) và Sàng Ma Sáo (Bát Xát, Lào Cai). Tổng quãng đường từ chân núi lên đến núi Muối vào khoảng 14km.
Chỉ cần hai ngày cuối tuần, từ Hà Nội, bạn đã có thể lên Sa Pa, đi qua những bản làng xa xôi, hay ngắm nhìn những cây cổ thụ trong rừng nguyên sinh và đốt lứa trại trên đỉnh núi cao 2100m.
Thời tiết đẹp nhất để leo núi Muối là vào từ mùa thu tới mùa xuân, thời tiết không quá lạnh cũng không quá nóng. Nếu đi vào mùa đông, phải chuẩn bị đồ ấm thật kỹ, nhưng bạn sẽ cơ hội chiêm ngưỡng băng tuyết phủ lên cây lá, đồi núi như truyện cổ tích.
Băng giá phủ trên cây lá
Từ Hà Nội, các bạn bắt xe giường nằm đi Lào Cao hoặc Sa Pa. Từ bến xe trung tâm Lào Cao, Sa Pa, bạn sẽ phải di chuyển vào địa phận xã Sàng Ma Sáo để bắt đầu công cuộc chinh phục đỉnh núi Muối. Có thể thuê xe máy nếu đi ít người và tiết kiệm chi phí, hoặc thuê xe 16 chỗ nếu bạn đi một nhóm đông người.
Tới Sàng Ma Sáo, bạn có thể thuê porter dẫn đường, hoặc bạn tự chuẩn bị đồ ăn và tự mang vật dụng của mình leo núi. Tùy số lượng người trong đoàn mà các bạn thuê số lượng porter tương ứng. Chi phí dẫn đoàn là 300.000 đồng/ngày.
Nếu các bạn thuê porter, họ sẽ chuẩn bị đồ ăn cho cả đoàn từ gạo, thịt rau. Lên tới lán nghỉ, porter sẽ nấu nướng luôn cho cả nhóm. Để chủ động, các bạn nên đặt trước từ 1-2 ngày để các porter có thời gian chuẩn bị.
Những thửa ruộng bậc thang mùa nước đổ
Từ điểm xuất phát, bạn đi bộ qua bản làng được bao bọc quanh những ngọn núi, ruộng bậc thang và con suối trong vắt mát lạnh.
Đường leo lên núi Muối chủ yếu là lên dốc, thỉnh thoảng sẽ có một đoạn đường bằng phẳng nên bạn sẽ nhưng bạn sẽ được trải nghiệm rất nhiều địa hình.
Bạn sẽ băng qua rừng tre xanh mướt mát mà chúng tôi hay ví von như trong mấy phim của Nhật hoặc Trung Quốc hay đi giữa khu rừng già với những cây cổ thụ cao vút. Bạn cũng sẽ gặp những con suối, thác chảy ầm ầm ngày đêm giữa không gian núi rừng yên tĩnh.
Đi giữa rừng già, hít căng lồng ngực mùi cỏ cây, mùi gỗ, mùi hoa, thỉnh thoảng ngồi nghỉ giữa thung lũng, phóng tầm mắt ra xa, không tiếng còi xe, không khói bụi, cả không gian yên tĩnh sẽ làm mọi mệt mỏi, đau nhức của bạn tan biến.
Một dòng suối mát lạnh trên đường đi
Buổi tối trên lán nghỉ ở đỉnh núi rất thú vị, ngồi quây quần bên bếp lửa tí tách, cùng bàn về những chuyến đi sắp tới. Vùi những củ khoai lang, bắp ngô vào than nóng và hồ hởi lấy khoai khô nướng ra chia cho nhau, tiếng cười nói vang. Có lẽ lâu lắm rồi tôi mới được thưởng thức món khoai nướng dân dã bình dị ở nơi núi rừng như thế này.
Trải nghiệm đáng nhớ nhất chính là đón những tia nắng đầu tiên ở đỉnh núi Muối. Từ lúc ánh nắng mặt trời làm những đỉnh núi vàng rực, cho tới khi trải dài xuống cả thung lũng, cả một khung cảnh hùng vĩ và khoáng đạt hiện ra trước mắt bạn.
Nếu may mắn, bạn sẽ gặp biển mây trắng xoá như tiên cảnh. Kể cả không có biển mây, cảnh đẹp ở đỉnh núi Muối cũng sẽ làm bạn đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.
Đón bình minh trên đỉnh núi Muối là trải nghiệm khó quên
Đường trekking lên núi Muối
Cô gái Việt trèo đèo lội tuyết lên 'Lưỡi quỷ' ở Na Uy Trolltunga là một trong những vách đá ấn tượng nhất Na Uy, vươn ra ở độ cao 700m trên hồ Ringedalsvatnet. Nơi đây thu hút người yêu thích leo núi từ khắp nơi trên thế giới đến chinh phục. Anh Chiêu (TP.HCM) đã hoàn thành chuyến đi lên tảng Trolltunga (hay còn gọi là Lưỡi quỷ) dài 28km ở Na Uy hồi tháng...