Cuối thu, mẹ tắm bé vào những khoảng thời điểm này, bé ốm ho sụt sịt, mẹ khóc ròng vì thương
Thời tiết dần trở nên se lạnh và không phải khoảng thời gian nào trong ngày cũng thích hợp để mẹ tắm bé.
Tháng 9 sắp trôi qua, mùa thu gần kết thúc kéo theo nhiệt độ ngày càng giảm. Trẻ nhỏ với sức đề kháng yếu ớt sẽ rất dễ ốm, làm mẹ lo lắng. Tắm cho bé là hoạt động vệ sinh thường ngày. Tuy nhiên, vào thời điểm cuối thu, bố mẹ cần cẩn trọng khi tắm cho con. Tắm cho bé vào thời điểm không thích hợp có thể khiến bé bị ốm.
Dưới đây là một số thời điểm không thích hợp để mẹ tắm bé.
Sau khi bé vận động mạnh
Trong thời tiết khá mát mẻ mùa thu, nhiều trẻ thích ra ngoài vui đùa. Sau khi về nhà, một số phụ huynh thường tắm cho trẻ ngay để làm sạch cho trẻ. Tuy nhiên điều này không có lợi cho sức khỏe của trẻ. Sau khi trẻ vận động mạnh, lỗ chân lông của mở ra, nếu tắm ngay khiến trẻ bị ngấm lạnh dễ bị ho, ốm.
Sau khi ăn no
Sau khi trẻ ăn no, mẹ không nên cho trẻ tắm ngay vì tắm sẽ làm giảm lượng máu cung cấp cho dạ dày gây ra vấn đề về tiêu hóa và hấp thu cho trẻ.
Trước khi bé đi ngủ
Video đang HOT
Một số cha mẹ nghĩ rằng tắm nước nóng trước khi trẻ đi ngủ sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái, ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, tắm cho trẻ lúc này lại cực kỳ bất lợi cho sức khỏe của trẻ.
Tắm nước ấm cho trẻ lúc này sẽ làm cho tuần hoàn máu bé tăng lên, nhiệt độ cơ thể tăng lên và nhịp tim sẽ nhanh hơn. Tắm lúc này khiến trẻ khó ngủ, trằn trọc, giảm sức đề kháng và bé sẽ dễ mắc bệnh.
Cuối thu, bạn nên chú ý tắm vào khoảng thời điểm sáng hoặc chiều trong nước ấm và trong khoảng thời gian không quá 5 phút. Tắm trong thời gian quá dài khiến bé dễ bị nhiễm lạnh, mắc bệnh.
Quỳnh Trang
Theo Sohu/emdep
Những việc không nên làm sau khi uống bia rượu
Rượu bia và các loại đồ uống có cồn nói chung gây rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
Các bác sĩ đã khuyến cáo rằng, uống rượu không chỉ làm tổn thương gan, làm đau dạ dày mà còn có tác động lớn đến não và tim, thậm chí uống rượu còn có thể ảnh hưởng tới tính mạng.
Dưới đây là những nguyên tắc sau khi uống rượu này sẽ giúp bạn tránh được những tác động đột ngột có hại cho sức khỏe:
Tuyệt đối không vận động mạnh
Sau khi uống rượu, các chuyên gia khuyến cáo bạn không nên vận động thể chất quá nhanh và mạnh. Bởi khi ấy, cơ thể chúng ta rất dễ hạ đường huyết, tăng nguy cơ tiêu cơ vân cấp tính. Tiêu cơ vân cấp tính là một bệnh rất nghiêm trọng, đặc biệt phức tạp khi trở thành suy thận cấp. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể gây tử vong.
Ngoài ra, vấn đề đường huyết và huyết áp có thể ảnh hưởng trực tiếp tới não và tim mạch, gây ra nhiều nguy cơ tử vong do đột tử.
Không nên uống cà phê, trà, nước có ga
Các chuyên gia giải thích, sau khi uống rượu cơ thể sẽ bị mất nước. Do vậy không uống nhiều cà phê để tránh thiếu nước trầm trọng hơn. Không uống trà vì làm tim quá hưng phấn, không có lợi cho thận vốn đang vất vả đào thải cồn từ bia rượu. Lúc này cũng không nên uống nước có ga vì làm tăng tốc độ hấp thụ rượu của cơ thể, ảnh hưởng tiêu cực đến gan và gây ra viêm dạ dày cấp tính.
Không tắm ngay lập tức sau khi uống rượu
Tuyệt đối không nên tắm ngay khi kết thúc bữa rượu, kể cả tắm bằng nước nóng. Hành động này có thể khiến hạ đường huyết và rất dễ bị ngất.
Nếu bị huyết áp cao và bệnh tim mạch vành lại càng cần lưu ý, bởi tắm nước lạnh sau khi uống rất dễ dẫn đến thiếu máu đến tim, gây ra nhồi máu cơ tim, nguy hiểm tới tính mạng.
Không nên uống thuốc kháng sinh
Theo nhiều nghiên cứu đã cho thấy, uống kháng sinh sau khi uống rượu có thể gây nguy hại cho sức khỏe, đặc biệt là kháng sinh cephalosporin. Các chuyên gia đã chứng minh, khi đó, cơ thể ta dễ gây ra phản ứng tương tự như dị ứng, thậm chí nặng hơn có thể bị sốc thuốc, hạ huyết áp, hạ đường huyết...
Không cố tự nôn mửa
Cảm giác khó chịu trong bụng dạ là chuyện dễ gặp sau khi uống nhiều bia rượu. Cũng vì thế mà nhiều người rất muốn nôn ra để dễ chịu hơn, tuy nhiên, việc cố tự nôn ra rất nguy hiểm. Nôn mửa bất chợt có thể dễ gây ngạt thở, đặc biệt là khi nhận thức của bạn không được tỉnh táo do quá say. Không chỉ thế, nôn nhiều có thể gây ra tình trạng trào ngược thức ăn, dễ gây viêm tụy cấp, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Đắp chăn điện khi ngủ
Khi uống rượu quá mức, cơ thể rối loạn chức năng điều chỉnh nhiệt độ, tăng sự mất nhiệt, có thể gây ớn lạnh. Lúc này cơ thể cần được ấm áp song không nên đắp chăn điện, đặc biệt là người mắc các bệnh tim mạch như tăng huyết áp, bệnh mạch vành. Sau khi uống rượu, mạch máu giãn ra, nhịp tim và sự trao đổi chất sẽ tăng tốc, huyết áp cao, có thể gây ra nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực và các bệnh khác. Nếu cảm thấy lạnh, bạn có thể sử dụng một chai nước nóng hoặc chăn bông ấm, uống một ít nước ấm nhưng không được quá nóng để tránh bị sốt nhiệt.
Để chế độ điều hòa quá lạnh khi ngủ
Điều này dễ khiến cơ thể nhiễm lạnh, dẫn đến nhiều tình trạng nặng hơn như trúng gió, méo miệng, liệt chân tay...
Khi say rượu, tùy cơ địa mỗi người, có người cảm thấy nóng hoặc cảm thấy lạnh run. Khi đó có thể uống nước ấm hoặc sử dụng nhiều lớp chăn để giữ ấm cho cơ thể. Ngoài ra cũng nên nằm nghỉ ở nơi kín gió.
Trúc Chi
Theo phununews
4 việc làm sau khi uống rượu có thể đẩy bạn đến gần hơn với cái chết Bạn nên lưu ý 4 nguyên tắc sau khi uống rượu này để tránh gây hại cho sức khỏe, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng. Văn hóa uống rượu từ xưa tới nay được coi là một trong các văn hóa giao tiếp của các nước châu Á nói riêng và cả thế giới nói chung. Cũng vì thế mà nhiều người...