Cuối tháng nhóm sinh viên làm bữa cải thiện, nhưng vừa mở vung nồi đã “xanh mặt” vì món bên trong
Nhìn món ăn trong nồi, nhóm sinh viên chẳng ai dám đụng đũa.
Câu chuyện có phần éo le này ngay sau khi được chia sẻ lên mạng xã hội đã nhận được nhiều chú ý và lượt bình luận. Nội dung cụ thể như thế này: ” Tụi em sinh viên cuối tháng đói mốc…, gạo không còn, mỳ tôm cũng bẻ đôi chia nhau, nói chung là đói xanh mặt.
Nay mấy anh em đang ngồi phơi ngoài vườn thì từ đâu thòi ra con này. Nghĩ trời thương, ban em xuống cho anh em cải thiện nên cứ thế mà tiến hành thôi, không nề hà gì. Ngặt nỗi mấy ông toàn thể hiện chứ biết gì về ẩm thực đâu. Lúi húi dưới bếp thấy cũng thơm nức đấy, lúc cho lên mâm, vừa mở vung ra thì gặp quả này…”.
Con rắn chưa qua sơ chế được bỏ luôn vào nồi nấu canh.
Video đang HOT
Món ăn ở bên trong khiến tất cả dường như “đứng hình” trong tích tắc, những cái bụng đói mốc meo ban đầu, giờ không còn dám đụng đũa. Không phải là những người chứng kiến trực tiếp mà chỉ xem qua hình ảnh chụp lại, dân mạng cũng “sởn cả da gà”. Con rắn nước còn nguyên, chưa được sơ chế đã cho luôn vào nồi nấu canh.
Nhìn món ăn này, dân mạng động viên nhóm sinh viên: Thôi thì húp nước cho đỡ đói vậy, ai đủ dũng cảm thì ăn luôn con rắn nước ấy đi… Nhưng chắc không ai dám đâu nhỉ?
Học sinh nói thèm cơm, thầy giáo vét sạch tiền cho trò thỏa ước mơ
Với những giáo viên dạy ở vùng cao, đằng sau hình ảnh học sinh đến trường là cả một nỗ lực rất lớn khi họ không chỉ quan tâm tới việc "ươm mầm con chữ" mà cả bữa cơm giấc ngủ cho các bé.
Trong số đó, thầy Hồ A Chương là ví dụ điển hình. Trong suốt 15 năm đi dạy, vượt qua bao nhiêu khó khăn, vị giáo viên này không chỉ đóng góp cho sự nghiệp giáo dục mà còn là người gieo niềm vui, chắp cánh ước mơ cho học trò đến trường.
Thầy Chương và các học trò của mình. (Ảnh: Vietnamnet)
Treo thưởng cho học trò đến lớp bằng mỳ tôm, cá khô
Tính tới thời điểm này, thầy Hồ A Chương đã có 15 năm theo đuổi sự nghiệp dạy học, mang con chữ đến cho trẻ em ở huyện vùng cao Hướng Hóa. Được biết, ngôi trường giáo viên này làm việc có vị trí giáp biên giới với nước bạn Lào và học sinh ở đây chủ yếu là người dân tộc Vân Kiều, cuộc sống còn nhiều khó khăn.
Bữa cơm mang theo của một học trò ở huyện miền núi. (Ảnh: Lao Động Thủ Đô)
Theo lời thầy Chương cho biết, để mưu sinh qua ngày, mọi người ở đây thường trồng chuối, sắn quanh năm. Thế nhưng, có những thời điểm mưa nhiều, các loại nông sản kể trên bị hư hỏng làm ảnh hưởng đến nguồn thu của một số gia đình. Chính vì vậy, với nhiều em ở đây, ước mơ đơn giản đôi khi chỉ là được ăn no, mặc ấm để đến trường.
Dạy ở trường Tiểu học Thuận 10 năm, không ít lần thầy Chương chứng kiến các học sinh của mình vắng tiết mà không báo lý do. Vậy là anh lặn lội đến nhà tìm hiểu, có khi để tới được nơi thầy đã phải đi bộ nhiều cây số.
Nhiều giáo viên dạy ở các huyện miền núi phải đi đến từng gia đình để vận động các em đi học. (Ảnh: Một Thế Giới)
Lúc nghe học sinh mình cho biết cả tuần nhà chỉ ăn sắn, thèm bát cơm nóng với cá, dù túi quần chỉ còn vài đồng bạc lẻ nhưng thầy Hồ A Chương đã vét hết mua gạo và cá khô cho trò ăn.
Vượt qua khó khăn, người thầy chắp cánh ước mơ cho các học sinh nghèo vùng núi
Khi nhớ về những ngày đầu, thầy Chương không thể nào quên con đường tới lớp vô cùng khó khăn. Trong ngày mưa gió, để đến được lớp, cả giáo viên và trò phải vượt qua nhiều con đường bùn lầy, cây cầu nhỏ bị ngập lụt rất nguy hiểm.
Con đường đến trường của thầy Chương những năm 2018 về trước. (Ảnh: Vietnamnet)
Không chỉ vậy, để động viên các em đến trường, thầy cô đã tìm mọi cách "gỡ khó", nếu nhà thiếu tiền mua sách vở, quần áo thì họ sẽ đi vận động quyên góp, nếu bố mẹ không đồng ý cho con đến trường thì giáo viên sẽ thuyết phục... Bởi hơn ai hết "những người gieo chữ" như thầy Chương hiểu được muốn cuộc đời của các bạn nhỏ không lặp lại chuỗi ngày đói khổ, vất vả thì phải đến trường.
Trong trường hợp các bạn nhỏ không muốn đến lớp, thầy sẽ treo thưởng bằng mỳ tôm, cá khô nếu như các em chăm chỉ học tập. Những món quà ấy tuy nhỏ nhưng đã tiếp thêm động lực để học trò đến trường.
Vất vả, khó khăn thế đấy nhưng trong suốt 15 năm đi dạy và 10 năm gắn bó với trường Tiểu học Thuận, thầy giáo này vẫn luôn biết ơn cuộc sống, nghề đã cho anh nhiều trải nghiệm tốt đẹp. Đặc biệt chính là tình yêu thương của mọi người dành cho mình là động lực để thầy Chương cố gắng mỗi ngày.
Một số bình luận của dân mạng khi biết được câu chuyện về thầy Chương kể trên. (Ảnh: Chụp màn hình)
Có lẽ, sau những hy sinh ấy, với thầy Chương và nhiều giáo viên đang dạy học ở các trường vùng cao, nhìn học trò mình biết chữ, có ước mơ vươn xa chính là phần thưởng lớn nhất trong sự nghiệp của mình. Về phía mình, bạn thấy như thế nào về câu chuyện kể trên, hãy chia sẻ cùng YAN nhé!
Hình ảnh ấm lòng trước bệnh viện đang bị cách ly ở Đà Nẵng, xúc động tình cảm của người dân dành cho bác sĩ tuyến đầu Nước uống, mỳ tôm, nệm, chiếu, chăn... được rất nhiều tấm lòng hảo tâm quyên góp gửi đến các y, bác sĩ nơi tuyến đầu. Để phòng chống dịch bệnh Covid-19, Thành phố Đà Nẵng đang thực hiện giãn cách xã hội toàn thành phố và cách ly 3 bệnh viện. Điều đó có nghĩa hàng trăm bệnh nhân và các y, bác...