Cuối tháng 12 sẽ xử phúc thẩm đại án tại Ngân hàng Xây dựng
TAND Cấp cao tại TP.HCM cho biết nơi này đã lên lịch đưa vụ án xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng ra xét xử phúc thẩm vào ngày 27/12 tới đây.
Bị cáo Phạm Công Danh tại phiên xử sơ thẩm.
Chủ tọa của phiên tòa là thẩm phán Đặng Quốc Khởi, cùng hai thẩm phán là bà Huỳnh Thanh Duyên và ông Phạm Trung Tuấn.
Theo HĐXX cấp phúc thẩm, trước đó Tòa đã nhận được đơn kháng cáo của ông Phạm Công Danh và 24 bị cáo khác trong vụ án (11 bị cáo không kháng cáo). Trong đơn gửi Tòa ông Danh kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm.
Không chỉ các bị cáo, nhiều nguyên đơn dân sự và người có nghĩa vụ quyền lợi liên quan cũng gửi đơn kháng cáo bản án sơ thẩm.
Như Infonet đã thông tin, Phạm Công Danh nguyên là Chủ tịch HĐQT tập đoàn Thiên Thanh, cũng là người sở hữu những khối tài sản khổng lồ từ Bắc vào Nam. Trong quá trình hoạt động, bị cáo Danh muốn thành lập một ngân hàng để hỗ trợ cho các dự án bất động sản.
Video đang HOT
Tuy đề xuất này bị Ngân hàng Nhà nước từ chối, nhưng nơi này đồng ý giao một ngân hàng yếu kém để nhóm cổ đông của Thiên Thanh tái cơ cấu. Sau khi xem xét, ngân hàng Trust Bank (Ngân hàng Đại Tín) được lựa chọn.
Đầu năm 2013, ngân hàng này chính thức hoạt động dưới sự điều hành của nhóm cổ đông mới và được đổi tên là Ngân hàng thương mại cổ phần Xây dựng Việt Nam ( VNCB).
Thực chất Phạm Công Danh là người nắm quyền kiểm soát, chi phối VNCB, từ đó bị cáo đã chỉ đạo HĐQT, Ban điều hành và Ban kiểm soát VNCB cùng nhiều cá nhân khác thực hiện lập các hồ sơ khống để rút, vay tiền của VNCB nhằm trả các khoản nợ, lãi ngoài và chi tiêu cá nhân, gây thất thoát cho ngân hàng hơn 9.000 tỉ đồng.
Sau hơn 1 tháng xét xử, TAND TP.HCM đã tuyên án các bị cáo như sau:
Bị cáo Phạm Công Danh – nguyên Chủ tịch tập đoàn Thiên Thanh bị 18 năm tù tội “Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, 20 năm tù tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của của các tổ chức tín dụng”, tổng cộng hình phạt của 2 tội là 30 năm tù.
Bị cáo Phan Thành Mai – nguyên Tổng giam đốc VNCB bị 11 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, 11 năm tù tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của của các tổ chức tín dụng”. Tổng cộng bị cáo nhận 22 năm tù.
Bị cáo Mai Hữu Khương – nguyên Giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn bị 10 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”,10 năm tù tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của của các tổ chức tín dụng”, tổng cộng 20 năm tù.
Bị cáo Hoàng Đình Quyết – nguyên Phó giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn bị 9 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, 10 năm tù tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của của các tổ chức tín dụng”, tổng cộng 19 năm tù.
Các bị cáo còn lại bị tuyên mức án từ án treo đến 9 năm tù.
(Theo Infonet)
Đại án Phạm Công Danh Có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm?
Chuyên gia pháp lý Đinh Văn Quế có kiến nghị trước khi có quyết định xử phúc thẩm đại án VNCB.
Với tư cách là một cử tri, ông Đinh Văn Quế, nguyên Chánh tòa Hình sự TAND Tối cao, tác giả hàng loạt bộ sách, giáo trình về pháp luật hình sự được coi là cẩm nang của những người học tập, nghiên cứu và thực hành pháp luật, đã có Bản Kiến nghị gửi các cơ quan có thẩm quyền về vụ án Phạm Công Danh, vì vụ án này "có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm".
Có hành vi chiếm đoạt tài sản
Ông Đinh Văn Quế cho rằng, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát (VKS) và Tòa án cấp sơ thẩm xác định hành vi phạm tội của Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Xây dựng VN - VNCB) và đồng phạm là "cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", "vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của tổ chức tín dụng" là chưa chính xác, chưa phản ánh đúng bản chất hành vi phạm tội của các bị cáo. Trong số hơn 18.000 tỷ đồng Phạm Công Danh đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn rút ra từ VNCB và lập các hồ sơ khống để vay của 3 ngân hàng (NH) khác, theo Kết luận điều tra, Cáo trạng và Bản án sơ thẩm thì Danh dùng hơn 10.000 tỷ đồng mua cổ phần cho nhóm của mình và trả nợ cá nhân hoặc trả nợ cho Tập đoàn Thiên Thanh. Số tiền còn lại Cơ quan điều tra, VKS và Tòa án cấp sơ thẩm không xác định được Danh đã chi tiêu vào việc gì. Như vậy, tất cả các khoản tiền hơn 18.000 tỷ đồng Phạm Công Danh rút ra từ 3 NH đều sử dụng cho mục đích riêng của Danh, Tập đoàn Thiên Thanh. Cơ quan điều tra, VKS và Tòa án cấp sơ thẩm cũng đã chứng minh Phạm Công Danh không hề dùng tiền lấy được để "cứu" VNCB, cho dù Phạm Công Danh có "cứu" VNCB thì cũng chỉ là vì mục đích cá nhân của Danh. Thực tế Phạm Công Danh không hề bỏ ra một đồng nào để sở hữu và kiểm soát gần như toàn bộ VNCB. Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 thì hành vi của Phạm Công Danh có đủ dấu hiệu cấu thành tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" hoặc "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".
Nếu hành vi này xảy ra tại NH của Nhà nước hoặc theo quy định của Bộ Luật Hình sự 2015 thì đó là hành vi phạm tội "tham ô tài sản". Tuy nhiên, Bộ Luật Hình sự 2015 chưa có hiệu lực thi hành nên Phạm Công Danh không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "tham ô tài sản". Nhưng không vì thế mà cho rằng hành vi của Phạm Công Danh chỉ là hành vi phạm tội "Cố ý làm trái..." hay "Vi phạm các quy định về cho vay...". Theo hồ sơ vụ án, kết quả xét hỏi và tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm thì hành vi của Phạm Công Danh không phải là hành vi phạm tội "Cố ý làm trái..." hay "Vi phạm các quy định về cho vay...", mà hành vi này có dấu hiệu của tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" và "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" có tình tiết tăng nặng là lợi dụng chức vụ, quyền hạn.
Theo ông Đinh Văn Quế, do xác định không đúng tội danh của Phạm Công Danh nên Tòa án cấp sơ thẩm đã xác định chưa đúng tư cách tham gia tố tụng của VNCB, không xác minh tới cùng Phạm Công Danh đem tiền chiếm đoạt đi đâu, cũng như quyết định xử lý vật chứng của vụ án không đúng nhằm thu hồi tài sản cho VNCB...
Phạm Công Danh tại tòa sơ thẩm
Có bỏ lọt tội phạm?
Cơ quan điều tra đã xác định Phạm Công Trung, em trai Phạm Công Danh là người giúp sức đắc lực cho Phạm Công Danh trong việc lập hồ sơ khống tại 4 chi nhánh của BIDV để vay với số tiền 4.700 tỷ đồng. Ngoài ra, Phạm Công Danh chỉ đạo Phạm Công Trung lấy số liệu dự án xây dựng của 30 dự án đem về cho Mai Hữu Khương, Nguyễn Quốc Viễn, Lưu Trung Kiên, Phan Minh Tùng lập hồ sơ, hợp đồng mua bán khống giữa 12 công ty và 29 công ty bên ngoài nhằm chứng minh đầu ra của phương án kinh doanh trong hồ sơ vay vốn BIDV.
Theo Cơ quan điều tra, nhiều giám đốc các công ty ký các hợp đồng khống khai việc ký hợp đồng khống là do Phạm Công Trung liên hệ, thỏa thuận với họ. Việc lập hồ sơ khống để vay tiền tại VNCB, Sacombank, Tienphongbank, và rút tiền từ VNCB cũng do Phạm Công Trung là người trực tiếp nhờ họ đứng tên làm giám đốc và lấy thông tin của họ, đưa họ đi ký thủ tục để thành lập doanh nghiệp.
Trong việc gúp sức anh trai mình, Phạm Công Trung được hưởng lợi tiền rút ra từ NH, trực tiếp dùng tiền này mua và sở hữu cổ phần trong VNCB. Cơ quan cảnh sát điều tra đã có lệnh khởi tố và bắt giam Phạm Công Trung và đề nghị VKSND Tối cao phê chuẩn, nhưng không hiểu sao Viện kiểm sát lại không phê chuẩn.
Theo Đất Việt
Bài toán thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế Những năm qua, các "đại án" kinh tế xảy ra ngày càng nhiều với thiệt hại từ trăm tỉ đồng đến hàng ngàn tỉ đồng, nhưng thực tế việc thu hồi tài sản để khắc phục hậu quả có khi chưa được số lẻ của thiệt hại. HĐXX tuyên buộc Phạm Công Danh phải bồi thường hơn 6.000 tỉ đồng nhưng để thi...