Cưới sớm, hưởng thụ sớm – lợi ích của kết hôn trước 30 tuổi
Học được cách trưởng thành, có trách nhiệm hơn, kéo gần khoảng cách với con cái hay ổn định hơn khi về già là các lợi ích của những người sớm lập gia đình.
Theo Mensxp, chẳng có thời điểm kết hôn nào được coi là hoàn hảo. Kết hôn là một quyết định quan trọng và dù có đến 40 tuổi, bạn có thể vẫn mông lung như hồi 20 và chẳng bao giờ sẵn sàng cho hôn nhân. Chờ đợi chỉ khiến bạn mất đi những thứ bạn đáng lẽ có thể sở hữu luôn ở hiện tại. Nếu cảm giác đã tìm đúng người, đừng ngại ngần tiến xa hơn. Ảnh: Etax.
Khi kết hôn sớm, hai vợ chồng sẽ không gặp áp lực phải có con ngay, ít nhất là trong vài năm đầu. Thay vào đó, cả hai có thể tranh thủ tận hưởng cuộc sống vợ chồng lãng mạn, đi du lịch hay dành cho các sở thích cá nhân trước khi xác định có thêm thành viên mới. Kết hôn ở độ tuổi quá muộn sẽ khiến bạn không thể tận hưởng sự tự do đó. Ảnh: Getty Image.
Nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ cảm thấy ít căng thẳng hơn khi sống với cha ruột của con mình, theo tạp chí The Future of Children. Ngược lại, làm cha mẹ đơn thân hoặc mối quan hệ với những người đàn ông mới khiến phụ nữ gia tăng căng thẳng. Nếu hai người có con với nhau mà chưa kết hôn, chưa chắc hai người sẽ mãi bền chặt – có nghĩa là cuối cùng người phụ nữ có thể sẽ phải đối mặt với nhiều căng thẳng hơn. Ảnh: Getty Image.
Những người độc thân sẽ phải chi trả các chi phí sinh hoạt nhiều hơn là khi cùng san sẻ với vợ/chồng mình. Các cặp vợ chồng có thể tận dụng việc mua đồ dùng, thức ăn với số lượng lớn sẽ rẻ hơn mua lẻ để tiết kiệm chi phí. Bên cạnh đó khi sống chung một nhà, mỗi người có thể đảm nhận các việc dọn dẹp hay nấu nướng tùy sở trường để giúp tiết kiệm sức lực hơn. Ảnh: Getty Image.
Video đang HOT
Vừa tạo dựng sự nghiệp, lo toan cho cả một ngôi nhà vừa cung cấp cho gia đình những thứ tốt nhất không phải là điều dễ dàng, nhất là khi bạn phải thực hiện điều đó khi tuổi đã cao. Bạn không muốn phải vật lộn cả đời chứ? Nếu có con khi còn trẻ, con bạn sẽ đủ tuổi tự lo được cho bản thân khi bạn vừa nghỉ hưu vì sự ổn định của tài chính gia đình, và điều đó rất khó xảy ra nếu bạn kết hôn sau 30 tuổi. Ảnh: Getty Image.
Bạn dễ thích nghi và điều chỉnh hơn khi bạn còn trẻ. Hôn nhân của bạn sẽ vững bền hơn khi đôi bên thấu hiểu và thông cảm cho nhau. Một khi bạn đã ổn định và có thể tự mình lo toan mọi thứ, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh cuộc sống của mình với một người khác. Ảnh: Getty Image.
Khi kết hôn, bạn sẽ dần học cách trở thành người có trách nhiệm và biết lo toan hơn. Thay vì những cuộc vui chè chén triền miên với bạn bè hay vung tiền mua sắm không tính toán, bạn sẽ trở nên biết cân nhắc, lo cho tương lai hơn. Bên cạnh đó, những quyết định bạn đưa ra không còn thiển cận và thiếu tính toán như trước mà có thể đối phó với nhiều tình huống khó khăn trong cuộc sống. Ảnh: Express.co.
Khi kết hôn và có con sớm, không chỉ sức khỏe người mẹ nhanh chóng hồi phục hơn mà còn đem lại nhiều thuận lợi trong việc nuôi dạy con cái. Cha mẹ trẻ trung sẽ dễ dàng thấu hiểu con hơn, giống như những người bạn. Khoảng cách giữa bố mẹ và con cái vì thế cũng gần gũi, cởi mở hơn.
Vợ chồng trẻ chi tiêu ra sao để không phải lo cảnh thiếu tiền?
Những cặp vợ chồng trẻ, đặc biệt là khi mới kết hôn thường dễ gặp phải tình trạng thiếu tiền dù thu nhập hai người ở mức khá. Điều này phần lớn xảy ra do thói quen khi còn độc thân.
Việc chi tiêu trong gia đình làm sao để cặp vợ chồng không cảm thấy thiếu thốn nhưng vẫn có thể để dành một khoản tiết kiệm đòi hỏi sự tính toán khéo léo của hai người. Những cặp đôi mới kết hôn có thể tham khảo những bí quyết dưới đây.
"Ngó lơ" các chương trình khuyến mại
(Ảnh minh họa)
Nếu còn là người độc thân, hẳn bạn sẽ không thể bỏ qua bất cứ chương trình khuyến mãi nào với đa dạng các mặt hàng, từ quần áo, giày dép, mỹ phẩm... Tuy nhiên, khi đã kết hôn, bạn sẽ cần học cách vượt qua "cám dỗ" của những cuộc săn hàng sale. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản trông thấy để lo chi tiêu vào những việc khác cần hơn.
Chưa kể, nếu nhìn lại những món đồ từ lần mua trong đợt giảm giá, bạn có thực sự cần đến chúng, hay lúc đó bạn chỉ nổi hứng thấy thích và liền mua về? Trước khi quyết định mua một món đồ trong chương trình khuyến mãi, bạn hãy xác định mình có thực sự cần hay không? Hãy cố gắng kiềm chế, học cách nói "không" với hàng giảm giá.
Có lẽ thời điểm này, bạn nên quan tâm đến những đợt giảm giá đồ gia dụng, đồ điện tử điện lạnh giúp ích cho cuộc sống gia đình bạn.
Luôn có kế hoạch mua sắm
Hiện tại, bạn không thể chi tiêu theo sở thích cá nhân được nữa. Khi đã tạo dựng cuộc sống gia đình, bạn cần có trách nhiệm chăm lo cho tổ ấm của mình. Để tránh sa đà vào việc mua sắm trong lúc tùy hứng hay "quá tay", bạn nên cùng chồng ngồi lại với nhau và lên danh sách những món đồ thực sự cần thiết cho hai người. Điều này nên được thực hiện hàng tháng và duy trì đều đặn. Thói quen này sẽ giúp vợ chồng kiểm soát được những thứ cần hoặc không cần mua.
Với những người yêu thích, đam mê công nghệ, bạn cũng cần học cách tiết chế, tránh chạy theo xu hướng, chạy theo những cái mới. Để hạn chế việc tiêu quá nhiều tiền cho những thứ "xa xỉ" hoặc sở thích cá nhân, bạn nên nhìn vào tương lai của hai người, tránh để xảy ra mâu thuẫn gia đình vì những điều không đáng có.
Nấu ăn ở nhà
(Ảnh minh họa)
Nếu tính tổng số tiền bạn cần bỏ ra để hai người ăn ngoài mỗi bữa, bạn sẽ rất ngạc nhiên vì với số tiền đó, bạn có thể mua sắm được nhiều thứ khác hoặc dành ra để tiết kiệm nếu như hai người nấu ăn tại nhà. Không chỉ vậy, bạn không cần phải lo lắng về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bên cạnh đó, việc nấu ăn cùng nhau sẽ giúp hai người càng thêm gắn bó, có nhiều thời gian bên nhau hơn qua mỗi bữa ăn, tạo nên không khí gia đình ấm áp.
Luôn dành một khoản để tiết kiệm
Để không lâm vào cảnh vay mượn hay "chưa đến cuối tháng đã hết tiền", ngay sau khi lĩnh lương, bạn cùng chồng nên trích ra một khoản nhỏ để tiết kiệm. Hãy cố gắng không "phạm" vào khoản tiền này. Đừng nghĩ rằng nếu tháng này mình tiêu thì tháng sau sẽ bù vào. Rất ít người có thể làm như vậy. Tốt nhất là bạn nên đi gửi tiết kiệm. Qua thời gian, số tiền này sẽ là khoản tích lũy tương lai của bạn. Hơn nữa nó cũng tạo cho bạn cảm giác yên tâm rằng mình luôn có 1 khoản để dành chứ không phải lúc nào cũng trong tư thế "vô sản".
Mua trả góp
Nếu như vợ chồng vẫn lăn tăn về việc mua những thứ cần thiết, quan trọng với cuộc sống của hai người như mua nhà, bạn không nên đợi đến khi đủ tiền. Bởi hiện tại có nhiều căn hộ, nhà... cho phép người mua được trả góp theo từng tháng.
Đặc biệt, nếu bạn biết hai người đang mang theo một món nợ trên mình, chắc chắn vợ chồng bạn sẽ phải nỗ lực cố gắng hết mình để lo kiếm tiền cũng như chi tiêu tiết kiệm để trả nợ.
Khương Châu
Vừa ăn hỏi xong xuôi thì tận mắt chứng kiến hành xử của chồng sắp cưới với bố mẹ, cô gái liền đưa ra quyết định "sắc lẹm" khiến tất cả vỗ tay thán phục "Ăn hỏi xong xuôi, nhà anh xin rước dâu lần 1 vì tuổi em phải rước dâu 2 lần. Sau buổi ăn hỏi, em thấy anh không vui vẻ gì cả. Em nghĩ có lẽ anh bực vụ trầu cau nên chỉ hỏi qua rồi thôi", cô gái kể. Đôi khi, chỉ một hành động của đàn ông cũng đủ khiến phụ nữ...