Cưới rồi mới biết chồng mình “vô tích sự
Tôi thất vọng quá, mang tiếng là phụ nữ chân yếu tay mềm nhưng nay tôi đang phải “nuôi báo cô” thêm ông chồng vô tích sự
Tôi 24 tuổi, làm hướng dẫn viên cho một công ty du lịch của thành phố. Cách đây 2 năm, khi mới ra trường, với tấm bằng tốt nghiệp loại ưu, tôi có việc làm ngay mà không phải vất vả xin xỏ, chạy ngược chạy xuôi tìm kiếm việc làm.
Thực ra sếp của công ty nhận tôi về vì tôi đã có thời gian thực tập ở đây và sếp rất hài lòng với kết quả công việc của tôi. Trong một lần dẫn đoàn doanh nhân phía Bắc đi thăm quan, du lịch ở các tỉnh phía Nam, tôi đã phải lòng anh, một chàng trai Bắc có phong cách hào hoa, có văn hóa và cách cư xử rất ga lăng, lịch lãm.
Ngày chia tay nhau, anh bảo với tôi nhất định anh sẽ trở lại bởi tôi là “bến đỗ của con thuyền đời anh”.
Kẻ Bắc, người Nam nhưng chúng tôi không vì thế mà xa mặt, cách lòng. Thỉnh thoảng anh lại vào Nam thăm tôi khi có những chuyến công tác kết hợp với chuyện làm ăn, ký kết hợp đồng.
Không ngờ khi sống cùng chồng tôi mới biết mình đã bị lừa (Ảnh minh họa)
Tôi rất tự hào vì tình yêu của chúng tôi và cũng đã đưa anh về giới thiệu với ba má. Yêu nhau được hơn một năm thì anh cũng đưa tôi về quê để giới thiệu với bố mẹ anh. Cả hai bên gia đình đều hết lòng ủng hộ tình yêu của chúng tôi. Khi biết tôi có nhà riêng ở thành phố, bố mẹ anh cũng đồng ý để anh &’theo vợ” chứ không bắt tôi phải “làm dâu” như những cặp vợ chồng khác.
Đám cưới của chúng tôi được tổ chức cả ở quê ngoại và quê nội. Điều lạ lùng là bạn bè của anh rất ít mà cũng không hề thấy có ai là “doanh nhân thành đạt” như lời anh thường tâm sự với tôi trước đó. Trước khi rời nhà chồng để vào Nam, tôi nghe mẹ chồng dặn anh rằng “vào đó cố gắng tìm lấy một việc làm tử tế mà sống”…
Cũng hơi băn khoăn chút xíu về những lời dặn dò ấy của mẹ chồng với chồng mình, nhưng sau đó tôi gạt đi vì nghĩ rằng anh rời công ty cũ ngoài Bắc để vào Nam lập nghiệp nên mẹ anh mới dặn dò như vậy.
Video đang HOT
Không ngờ khi sống cùng chồng tôi mới biết mình đã bị lừa. Thực ra chồng tôi chỉ học dở trung cấp tài chính thì bỏ ngang, anh chẳng có công ty, chẳng làm doanh nhân thành đạt gì ngoài cái vẻ bề ngoài hào nhoáng và tính “nổ”.
Đã 27 tuổi anh vẫn ăn bám vào bố mẹ và chờ đợi thỉnh thoảng chị gái lấy chồng xa nhà về dấm dúi cho em ít tiền. Lần tôi gặp anh trong đoàn doanh nhân đi thăm quan là do anh “đi thay” suất của một người bạn bị ốm đột xuất…
Xấu hổ trước việc chồng mình chẳng hề có nghề ngỗng gì, tôi âm thầm giấu ba má đi xin việc làm cho chồng. Nhưng quen chơi, nhác làm, việc gì anh cũng chê, chỉ làm vài hôm là bỏ. Tôi tỉ tê khuyên nhủ nhưng một là anh im lặng, hai là nhấm nhẳng bảo công việc đó không phù hợp với anh. Tôi thất vọng quá, mang tiếng là phụ nữ chân yếu tay mềm nhưng nay tôi đang phải “nuôi báo cô” thêm ông chồng vô tích sự.
Theo 24h
Đằng sau vẻ hào nhoáng tại các cửa hàng Apple Store
Nhân viên tại đây vừa phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, làm việc điên cuồng và chịu không ít áp lực từ nhiều phía.
Apple nổi tiếng với sự chặt chẽ và bảo mật. Có một thứ văn hóa được gọi là giữ im lặng, được truyền tải một cách thông suốt từ các cấp quản lý cho đến nhân viên bán hàng. Dưới đây là những chia sẻ hiếm hoi của một nhân viên Apple (giấu tên) về những câu chuyện ít người biết trong công việc thường ngày của họ.
Về sản phẩm mới
Chúng tôi hoàn toàn không nắm được thông tin nào cho đến khi xuất hiện các bài keynote ra mắt sản phẩm. Chúng tôi còn không được phép công khai suy đoán. Bạn có thể sẽ gặp rắc rối lớn nếu bạn đưa ra suy đoán, nhất là đối với một khách hàng. Mỗi ngày, tôi được hỏi không dưới 5 lần về những chiếc iPhone hoặc iPad mới. Đơn giản là tôi chẳng biết gì cả.
Tuy nhiên, tôi sẽ gặp rắc rối lớn nếu tôi nói một câu gì đó đại loại như "iPad mới sẽ có camera 5 megapixel".
Trong ngày ra mắt sản phẩm, mọi người tại cửa hàng sẽ theo dõi sự kiện. Chúng tôi cũng có thể nghỉ việc trong ngày hôm đó với lý do, muốn xem bài keynote tại nhà. Sau đó, trong ngày làm việc đầu tiên, họ sẽ chuẩn bị tốt nhất để chúng tôi có một ca làm việc được xem là điên rồ nhất trong năm.
Trong lần ra mắt chiếc iPhone 4, chúng tôi được chuẩn bị rất nhiều thực phẩm và đồ ăn ngon. Có ai đó nói với tôi rằng, tại cửa hàng số 5 Avenue, New York, người ta còn điều cả một nhân viên massage. Chúng tôi sẽ nhận được một khoản tiền thưởng lớn nếu làm việc đủ lâu trong ngày đầu tiên máy bán ra.
Nhiều nhóm khách hàng
Thật không thể tưởng tượng được có những kiểu khách hàng như vậy. Tôi đã gặp những vị khách cư xử như thể họ là một đứa trẻ 2 tuổi vậy. Họ la hét, khóc, nguyền rủa. Đó là công việc. Khách hàng có thể đối xử với bạn rất khủng khiếp.
So sánh doanh số
Chúng tôi có một danh sách về doanh số của tất cả mọi người. Nó chỉ rõ mỗi người đã kiếm về bao nhiêu cho công ty. Nếu bạn không làm tốt công việc, bạn sẽ phải đi gặp quản lý. Họ sẽ nói chuyện với bạn rất lâu và đưa ra lý do để bạn phải nghỉ việc.
Người Trung Quốc
Khi chiếc iPad đầu tiên ra mắt, chúng tôi đã gặp rất nhiều người Trung Quốc. Họ muốn mua máy bằng tiền mặt. Ở thời điểm đó, bạn phải đặt lệnh mua trước khi được lấy máy. Họ ra chiếc máy tính gần đó và tạo ra hàng loạt những địa chỉ email dạng như 949493@gmail.com để đặt mua máy. Sau đó, họ cố gắng trả giá với chúng tôi. Đây là Apple và chuyện đó đúng là không tưởng.
Bảo mật
Nhân viên an ninh có mặt ở khắp mọi nơi. Họ không tiết lộ danh tính, do đó bạn không thể chỉ rõ họ là ai. Nhiều người trong số họ là cảnh sát về hưu và họ được trả lương rất cao. Họ là người đảm bảo an ninh trật tự tại cửa hàng bởi mỗi ngày, chúng tôi phải tiếp hàng trăm kiểu người khác nhau.
Nếu muốn bị sa thải?
Bạn chỉ cần đi muộn 15 lần trong cả cuộc đời làm việc của mình, hoặc nói với báo chí và khách hàng một chút thông tin về chiếc iPad tiếp theo.
Máy tính công cộng
Khá nhiều bạn trẻ đến đó chụp ảnh bằng Photo Booth và hỏi chúng tôi cách để đăng ảnh đó lên Facebook. Nhiều người vô gia cư cũng đến đây và bật nhạc để nghe. Họ có quyền làm chuyện đó. Tôi ấn tượng nhất với một nhóm thanh niên đến, bật nhạc Britney Spears âm lượng lớn và bắt đầu nhảy.
Không nhiều người dùng chúng để truy cập web đen, nhưng khá nhiều người lại thay đổi ngôn ngữ trên đó. Thật không dễ để chúng tôi chuyển trở lại khi máy đang dùng tiếng Nga hoặc tiếng Hàn Quốc.
Làm việc tại đây mang lại cho bạn động lực
Khi làm việc tại đây, tôi được sống trong một thứ văn hóa cạnh tranh. Thông thường, tôi là một người khá hiền lành nhưng khi đã có mặt tại cửa hàng, tất cả chỉ là bán, bán và bán.
Đức Nam
Theo Zing