Cười ra nước mắt với thói “sĩ diện hão” của teen boy
Không hiểu sao ở những năm 2 lẻ 10 như bây giờ, vẫn còn có những chuyện cười ra nước mắt với thói sĩ diện hão rởm đời của những “hot boy” 9x.
Mời đi ăn, về nhà… đòi lại tiền
Có lẽ trong đời H.Anh (sn1990), chưa bao giờ cô bạn gặp phải tình huống dở khóc dở cười như lần này. Chính vì thế mà khi kể lại chuyện, giọng H.Anh vẫn run run vì tức và không khỏi thắc mắc “Chẳng biết đến bao giờ, thói sĩ diện hão mới biến mất khỏi cộng đồng teen!!”. Câu trả lời thật… khó mà xác định.
Số là cô bạn được bố mẹ thưởng cho một chuyến sang nước ngoài du lịch cùng em gái. Ở nước này lại có kha khá bạn bè đang học tập, nên H.Anh rất háo hức, một phần được đi chơi, một phần tha hồ gặp gỡ bạn. 2 ngày đầu tiên trôi qua suôn sẻ, ngày thứ 3, cậu bạn tên Vũ (sn1991) đang là du học sinh ở đây quyết định tổ chức một bữa ăn để “chào đón” H.Anh và em gái sang chơi. Tham gia gồm có 10 cậu bạn khác của Vũ, ăn uống rất vui vẻ. Và bữa tiệc gồm toàn sơn hào hải vị kết thúc với cái bill gần 400$. Cứ nghĩ đi ăn thì thoải mái nhất là share đều, ở trong nước cũng như dân du học đều như vậy, H.Anh vô tư đề nghị góp 2 phần của mình.
Nhưng Vũ hào hứng rút ngay ví ra và gạt đi: “Thôi, để tớ trả cho!”. Để ý thấy 10 cậu kia không ai phản đối, H.Anh cảm ơn Vũ đã mời một bữa ăn hoành tráng hết biết. Hôm sau, H.Anh về nước, trong lòng không khỏi ấn tượng về các bạn nam du học vừa dễ thương, vừa ga lăng.
Sĩ diện hão chỉ là chiếc mặt nạ hỏng thôi, teen ạ! (Ảnh minh họa)
Chuyện sẽ chẳng có gì nếu như 1 tuần sau, H.Anh không nhận được cái tin Vũ… xin lại tiền của bữa ăn, được tính rẻ thành… 5 triệu VND. Quá sốc, cô bạn hỏi ra thì cậu này bảo chỉ… mời hộ, còn đáng lẽ H.Anh phải trả cả bữa “ra mắt” hôm đó. Vừa tức vừa ngạc nhiên, H.Anh vẫn bình tĩnh nói rằng “Nếu cậu đã tính toán thế, thì ai ăn người đó trả chứ? Share đều ra cơ mà? Những người kia mình có mời đâu, tại sao bắt mình trả hết!”, nhưng Vũ vẫn một mực yêu cầu H.Anh phải gửi 5 triệu sang. Đến lúc này, cô bạn mới thực sự ngã ngửa về cái gọi là “dễ thương, ga lăng” của cậu “hot boy” du học sinh. Hóa ra chỉ vì muốn sĩ diện với đám bạn, nhân vật này thường tỏ ra rất to mồm khi mời mọi người đi ăn và trả tiền, nhưng sau đó sẽ nhắn tin… đòi lại ngay “nạn nhân”, coi như mình chỉ bỏ tiền ra trả hộ lúc đấy thôi (!?). Những người ở bữa ăn sẽ vẫn tưởng Vũ hoành tráng lắm, mời đi ăn toàn sơn hào hải vị còn “khổ chủ” thực sự thì mới xuất hiện sau khi về nhà.
Và nếu H.Anh biết rằng, bổn cũ vẫn được soạn lại với rất nhiều bạn bè từ Việt Nam sang chơi, ai không trả sẽ bị Vũ tính như… nợ, cô bạn sẽ còn thấy sốc hơn!!
“Bám đuôi” bạn gái đi ăn chơi để… pose ảnh
Video đang HOT
Chuyện của H.Anh quả là gáo nước dội thẳng vào danh dự của bất cứ cậu con trai tử tế nào. Nhưng thật đáng tiếc, chỉ gói gọn trong khuôn khổ “tử tế, đàng hoàng” mà thôi. Còn với những “hot boy” lỡ mắc bệnh sĩ diện hão, thì đôi khi họ chẳng cần quan tâm đến người khác nghĩ gì, chỉ cần được sĩ, mà lại chẳng mất tiền thì kiểu gì họ cũng làm bằng được. Bề ngoài thì bóng sáng, ăn nói quảng đại và ra vẻ hiểu biết, nên nhiều cậu được gọi là hot boy cũng chẳng sai. Thế mà, cách cư xử thật chẳng đáng mặt nam nhi chút nào. Buồn thay đến những năm 2 lẻ 10 như bây giờ vẫn còn những chuyện “tưởng như là nằm mơ” vậy!
Hình như văn hóa pose ảnh ăn chơi lên FB đã nở rộ một cách chóng mặt. Lướt qua nhiều FB của một vài cậu 9x ở Hà thành, người ta ngạc nhiên thắc mắc sao các cậu có tiền mà ngày nào cũng ăn sushi, bò kobe, uống rượu vang, ăn đêm toàn chỗ đắt đỏ… Bố mẹ giàu có ư? Chỉ một ít trong số đó thôi, còn lại, toàn các thành phần “ăn bám” chính các cô bạn của mình. Nghe có đáng sợ không?
M.H (sn1992) “may mắn” có được hội toàn các cô bạn 9x chân dài, xinh đẹp và thích chơi hơn học. Vì xinh nên đại gia theo đuổi các cô ầm ầm, chuyện bỏ ra vài triệu mời em và bạn bè em đi ăn, đi chơi không có gì lạ. Thôi thì chuyện những nàng ham chơi tiền “chùa” không nói làm gì, nhưng điều khiến người ta giật mình, là sự có mặt của H ở tất cả những cuộc chơi “chùa” ấy. Đơn giản, chỉ để ăn uống chơi bời không mất tiền, và có ảnh để post lên FB như kiểu mình là dân chơi chính hiệu! Đại gia chẳng ham hố chường mặt lên ảnh, nghiễm nhiên chỉ có H đang đứng giữa 1 “đàn gái xinh”, tha hồ mà chảnh (!!?).
Vũ, M.H nói trên và một vài cậu trai khác, vẫn đang hàng ngày chường ra chiếc mặt nạ hào nhoáng, bóng bẩy để “ảo” với đời. Nhưng thực chất chỉ là thói sĩ diện hão, và khi mặt nạ bị lột thẳng thừng, không hiểu các cậu giấu mặt vào đâu cho đỡ xấu hổ?
Theo PLXH
Những thói xấu của teen trong mùa World Cup
Mùa World Cup đến, máu lửa cuồng nhiệt của một số teen dâng cao. Từ đó, dẫn đến một số thói xấu, hãy xem mình có "trúng" thói xấu nào dưới đây không nhé!
Làm những trang anti khó chịu
Bóng đá không chỉ là bộ môn yêu thích của các teenboy mà chính các nàng cũng vậy yêu không kém. Thích càng nhiều, yêu càng nhiều thì chuyện có phản ứng mạnh khi kết quả không như mong đợi là dễ hiểu. Một trong nhưng hành động phản pháo chính là tạo ra những trang anti-fan trong mạng xã hội cộng đồng.
Đã là anti-fan thì việc chê bai là chuyện "bình thường ở huyện", một khi đã không thích, một số teen sẵn sàng "đạp" xuống tận cùng của xã hội. Xuất hiện rất nhiều những câu chuyện bóp méo hay những tin đồn không xác thực về những đội bóng, những cầu thủ bị liệt vào danh sách "khó ưa". Đa số những trang anti như vậy chỉ nhắm đến 1 cầu thủ. Nhất là người vừa mắc lỗi trong trận đấu, hay vừa có scandal là rất dễ có ngay trang anti-fan.
Những mạng xã hội đang thịnh hành nhất hiện nay như Facebook, 360plus... luôn đầy rẫy những topic như vậy. Ngoài chuyện chửi tục, moi móc trên những trang xã gội, còn có rất nhiều hình ảnh được photoshop nhằm làm xấu đi hình tượng hay tạo những "scandal" xấu.
Nhiều teen không chính thức thành lập 1 trang xã hội, nhưng khi thấy có sẵn thì cũng chẳng ngại "join" vào và thả sức bình phẩm. Những trang anti như vậy đôi khi còn tổ chức offline... rất "hoành tráng".
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Trận chiến giữa fan và anti-fan World Cup
Muôn đời, fan và anti-fan chẳng bao giờ ưa nhau. Thế nên, chuyện các teen vào mạng cộng đồng hình thành những trang fan thì bị các anti-fan công kích, hay ngược lại là chuyện thường thấy. Không chỉ là công kích bằng cách nói chuyện lí lẽ, một số teen chẳng ngại buông những lời thô tục, chửi thề. Thậm chí, đôi khi tình trạng trở nên căng thẳng còn kéo bè kéo phái đánh nhau.
Những hành động thô lỗ đó thường diễn ra với những teenboy quá kích là nhiều. Còn các teengirl nó lại theo một cách khác. Một số nàng khi đã không thích ai thì chẳng ngại âm thầm phá hoại từ sau. Kiểu như thực hiện những trang cá nhân ảo vào nói đủ điều và bôi nhọ người mình không thích.
Không chỉ đấu tranh trong mạng xã hội, rất nhiều tình bạn trở nên tan vỡ cũng vì chuyện "mình yêu đội bóng này mà cậu yêu đôi bóng khác". Nhiều cặp teen thường xuyên tranh cãi nếu chàng là fan còn nàng lại là anti...
La hét giữa đêm
Quá tập trung xem bóng đá, nhiều teen chẳng còn để ý đến những người xung quanh. Thậm chí, giữa đêm, nhiều teen chẳng ngại bật tivi to đùng, nhảy ầm ầm, đập bàn ghế giữa đêm mà chẳng nhớ rằng còn rất nhiều người cần ngủ để đi học, đi làm. Chẳng lạ gì nếu giữa mùa World Cup nhiều người bị đánh thức mỗi lần tỉ số trận bóng thay đổi hay những pha bóng ngoại mục vừa diễn ra.
Một số teen còn tụ tập bạn bè thành nhóm để xem cho hứng thú. Thế là số lượng nhiều kèm theo mức độ ồn ào tăng. Giữa đêm nhiều nhóm vẫn cứ ăn uống, nhậu nhẹt, la hét. Đến khi hàng xóm qua than phiền cũng còn chưa dứt.
Thức khuya dậy muộn
Cứ tầm 1h30 sáng bắt đầu có những trận đấu bóng hấp dẫn đến gần 3h sáng. Thế nên nhiều teen bắt đầu ngủ từ tờ mờ sáng đến tận trưa, chiều mới thực sự tỉnh giấc. Thậm chí, có teen không có giờ giấc cụ thể, cứ khi không có trận bóng nào thì "ăn ngủ say sưa". Chỉ thực sự lò mò dậy lúc có đá banh và chẳng bao giờ đụng chạm đến bất kì việc gì khác.
Đáng nói nhất là do quá kích, ban đêm teen thường tụ tập để đi bão hay "ra đường hóng không khí chiến thắng". Hậu quả là sức khỏe giảm sút, mọi công việc đều bỏ bê.
Cúp học
Mùa hè nhưng nhiều teen vẫn học hè từ đầu tháng 6. Thế nhưng, một số bạn bị hấp dẫn bởi những trận đá bóng, teen chẳng ngại cúp học để tụ tập ở những quán café có màn hình tivi lớn. Thay những lời giảng của thầy cô là những lời bình luận bóng đá.
Ấy vậy mà đến giờ học, nhiều teen vẫn nói với gia đình rằng đi học, thậm chí còn đòi đi học sớm. Thực chất là để cúp học đi xem bóng đá. Điều này chẳng tốt chút nào. Đến khi cha mẹ phát hiện ra, nhiều teen đã thực sự phải gánh những hình phạt nặng nề.
Cãi gia đình cũng vì bóng đá
Mê bóng đá dẫn đến việc sinh hoạt giờ giấc bất thường. Nhiều teen bị gia đình phản đối kịch liệt. Do đó, dẫn đến việc nảy sinh những mâu thuẫn. Một số bỗng tính tình khác hẳn bởi những tác động của việc thay đổi giờ giấc và những buồn vui cùng kết quả bóng đá. Teen thiếu ngủ nên chỉ cần "người thân đụng đến" là thấy bực bội, cãi lại...
Cá độ
Một số teen rất thích vừa xem đá bóng vừa cá độ, nhất là các teenboy. Theo lời giải thích của một boy tên Thanh Nhàn, 17 tuổi thì: "Cá độ như vậy thì xem mới có hứng". Hứng thì cũng có thể có hứng thật, nhưng hậu quả sau đó nhiều teen trở thành những con nợ khổng lồ, có vay mượn, chắp vá cũng khó có thể trả được.
Thay lời kết
Bóng đá là môn thể thao lành mạnh, nhưng nhiều teen lại lấn sâu vào những hành vi không tốt làm phai nhạt đi bản chất của nó. Hãy thể hiện mình là người yêu bộ môn thể thao vua này đúng cách, teen nhé!
Theo PLXH
Khi teenboy cho mình quyền được "ở bẩn và lười biếng" Những chàng trai lười biếng nhưng chỉ toàn thích biện bộ và còn cho rằng "ở bẩn là một phong cách sống". Ở bẩn là một phong cách sống? Từ trước đến nay hẳn mọi người đều biết bọn con trai là chúa lười biếng, ít khi nào chịu để ý đến bản thân. Thế nên cũng chẳng ngạc nhiên lắm khi bất...