Cười ra nước mắt với ông chồng hay dỗi, giận là ‘cấm vận’ cả chuyện giường chiếu
Nhu cầu gối chăn của chồng chỉ bình thường, trong khi tôi lại có nhu cầu cao nên mỗi lần chồng làm mình làm mẩy giận dỗi, tôi lại là người “thiệt”.
Tôi phát chán với ông chồng trẻ con. Ảnh minh họa
Ba mươi tuổi tôi mới gặp Long, chồng tôi bây giờ. Tìm hiểu một thời gian, thấy con người anh về cơ bản là ổn, chỉ có điều đôi khi hay hờn mát và dỗi vặt theo kiểu trẻ con. Không hiểu sao khi yêu người trong cuộc nhìn đối phương điểm gì cũng ra màu hường cả. Lúc đó, tôi lại ngộ nhận đánh đồng tính cách đó với sự dễ thương, theo kiểu “dấu ấn cá nhân” con người anh.
Hơn một năm sau ngày yêu, đám cưới tưng bừng diễn ra trong tâm thế hạnh phúc và tự nguyện của người trong cuộc. Tuy nhiên cuộc sống hậu hôn nhân có nhiều điểm phát sinh, đòi hỏi người trong cuộc phải cực kỳ nhẫn nại và bản lĩnh mới xử hài hòa được.
Sau ngày cưới, kinh tế còn non tay nên chúng tôi xác định ở chung với bố mẹ chồng. Mẹ hiền lành tốt tính nhưng bố chồng cực kỳ khó chịu. Mỗi khi tan làm, chỉ cần tôi về trễ 15 phút là ông đi ra đi vào càu nhàu than vãn. Về tới nhà, cá nhân cố “dọn dẹp” gương mặt tươi tỉnh nhất sau một ngày bị vắt kiệt sức ở nơi làm việc để chào hỏi, đã thấy ông sa sầm đi vào không nói năng câu gì.
Biết là trái ý bố chồng nên tôi lẳng lặng thay đồ và nhanh chóng bắt tay vào bếp núc. Cả buổi hôm ấy, tôi bị ông dằn vặt vì cái sự đi làm về trễ giờ của mình. Hỏi câu gì ông cũng không nói, không khí gia đình chính vì thế vô cùng căng thẳng.
Có con nhỏ, mẹ chồng xúm vào đỡ đần khiến tôi dễ thở hơn chút ít. Lo lắng tròn việc ở cơ quan, về tới nhà phải lựa bố chồng, rồi con nhỏ quấy khóc…. chừng ấy công việc cùng lúc đến tay nhưng tôi nào đã được yên. Càng ngày sống cùng chồng, tôi lại phát hiện anh có tật hay dỗi đúng kiểu “ gen di truyền” từ bố.
Với ông, tôi còn lánh được, nhưng với người chồng, đầu gối tay ấp và tiếp xúc 24/24 khiến tôi phải căng mình lên lựa chiều vô cùng căng thẳng. Đôi khi hai vợ chồng đang tám chuyện, cười đùa vui vẻ cùng nhau, tôi vô tình nói câu gì không vừa ý là anh lập tức thay đổi hoàn toàn sắc mặt, dỗi bỏ ra khỏi phòng.
Video đang HOT
Bao nhiêu lần tôi bị bỏ lại một mình chưng hửng, vò đầu bứt tai không biết mình sai ở đâu, nói hớ ở điểm nào. Đợi cơn giận của chồng trôi qua, tôi ngồi nhỏ to với anh, những mong anh chỉ ra điểm sơ suất để lần sau bản thân có thể rút kinh nghiệm. Không ngờ anh buông một câu khiến tôi tê tái: “Cô xem lại cách cô nói năng với chồng ấy, chẳng có sự tôn trọng nề nếp gì cả”.
Thành thử với chính người chồng gắn bó bên mình mà tôi không hề có sự thả lỏng hay tự tin thoải mái mỗi khi trò chuyện. Nói câu gì tôi cũng đắn đo, có khi phải “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” đúng như các cụ ngày xưa đã dạy. Tình cảm của tôi đối với chồng chính vì thế có sự ngại ngần và xa cách.
Không những thế, anh lại có kiểu “cấm vận” vợ mỗi khi giận dỗi. Có lần tôi xuống nước trước, khều tay anh đã bị anh hất ra khiến tôi rất giận. Nhu cầu gối chăn của chồng chỉ bình thường, trong khi tôi lại có nhu cầu cao nên mỗi lần chồng làm mình làm mẩy giận dỗi, tôi lại là người “thiệt”.
Có cô bạn mách nước, người vợ nên cố gắng tự kìm nén bản thân trong những lần ấy, “thi gan” xem ai làm mặt lạnh được lâu hơn. Ai “lỳ đòn” hơn thì người ấy thắng. Nhưng tôi phải chào thua chồng vì không ngờ khả năng cố chấp và hờn mát của anh. Rốt cuộc không khí gia đình căng thẳng, vợ chồng việc ai nấy làm theo kiểu ly thân khiến tôi là người cảm nhận sự nặng nề hơn ai hết.
Tôi cũng dùng chiêu “lấy độc trị độc” để đối phó lại chồng. Có thời điểm anh làm mặt lạnh giận dỗi, tôi cùng lờ đi như không có chuyện gì xảy ra. Về tới nhà, tôi bình thản cơm nước nhưng không hé răng nói câu nào với chồng. Buổi tối tôi ăn vận đẹp, trang điểm bắt mắt và xách xe đi. Con nhỏ tôi nhờ bà trông hộ. Tới tận tối khuya tôi mới về. Thực chất là tôi đến nhà cô bạn thân tám chuyện, nhưng bản thân phải cố làm ra vẻ “huyền bí” để chồng phải chột dạ.
Ngờ đâu anh dựa hơi đó, nói tôi là thứ đàn bà bỏ bê gia đình con cái. Rằng nếu tôi không dừng lại và “quay trở về như trước” thì anh ta sẵn sàng ly hôn.
Chỉ chờ có thế, tôi lật bài ngửa, rằng anh thay đổi thì tôi sẽ thay đổi. Bản thân đã cảm thấy cực kỳ ngột ngạt khi phải sống bên cạnh một người chồng tâm tính bất ổn, sớm nắng chiều mưa. Cá nhân không thể gồng mình lên để lựa và làm đẹp tất cả mọi mối quan hệ được. Chỉ có chồng là nơi bản thân có thể thả lỏng và trút hết nỗi lòng sau một ngày chinh chiến ngoài kia, nhưng đến mong ước giản dị đó mà tôi cũng không có được.
Vợ chồng tôi đang trong giai đoạn thử thách và ly thân. Nhiều lần nghĩ tới tình cảnh bản thân đang đối diện, tôi bật khóc chua chát. Thì ngay từ hồi còn yêu, anh đã có những tín hiệu của “người đàn ông mặc váy” nhưng chính tôi đã lờ đi và bắt tay đồng thuận với những biểu hiện đó. Giờ là lúc bản thân gánh chịu hậu quả.
Tuy nhiên trách cứ bản thân nào có thay đổi được gì, ai rồi cũng có lúc sai lầm. Trong thâm tâm tôi vẫn mong anh thay đổi lại để có thể tiếp tục song hành cùng người đàn ông này, những mong con gái có một gia đình đủ đầy.
Ngọc Minh
Theo docbao.vn
Ai cũng nghĩ con trai giống bố 3 điểm này nhưng thực tế lại không như "ảo tưởng"
Nhiều người cho rằng con trai sẽ giống bố nhiều hơn, nhưng sự thật này sẽ khiến nhiều gia đình bất ngờ.
Mỗi em bé sinh ra đều là kết tinh tình yêu của bố mẹ. Bé sẽ kế thừa rất nhiều đặc điểm về ngoại hình và cả tính cách, trí tuệ từ người sinh thành ra mình. Mặc dù khi lớn lên, bé sẽ chịu thêm các ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài nhưng yếu tố gen di truyền có tác động không nhỏ đến cơ thể và tâm hồn của mỗi bé.
Hẳn bạn cũng nhận thấy có rất nhiều bé cực kỳ giống bố, nhiều bé khác lại cực kỳ giống mẹ. Đặc biệt, nhiều người thường truyền nhau câu nói: "Con trai giống mẹ, con gái giống cha". Quả thật, các bé trai không phải sẽ luôn giống bố mà lại nhận nhiều di truyền từ mẹ hơn, nhất là ba đặc điểm dưới đây:
Thông minh
Trí thông minh là sự tổng hợp của nhiều yếu tố, bao gồm di truyền và những tác động từ môi trường. So với bố, các bà mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến trí thông minh của các bé trai. Ngược lại, bố có ảnh hưởng lớn hơn đến mức độ thông minh của con gái.
Trí thông minh của trẻ chủ yếu tập trung ở nhiễm sắc thể X, trong khi đó bé trai nhận các nhiễm sắc thể này hoàn toàn từ mẹ
Nghiên cứu của các chuyên gia đã chứng minh rằng ảnh hưởng của gen đối với trí thông minh của trẻ chủ yếu tập trung ở nhiễm sắc thể X. Đối với bé trai, các nhiễm sắc thể này lại nhận hoàn toàn từ mẹ. Không những thế, nhiễm sắc thể X mà bé trai được thừa hưởng từ mẹ chứa tới 2/3 số gene thông minh ở người. Do vậy, trí thông minh của bé trai tất nhiên cũng sẽ di chuyển từ mẹ nhiều hơn.
Chiều cao
Tùy thuộc vào giới tính của trẻ mà sự ảnh hưởng từ chiều cao của cha mẹ cũng khác nhau. Theo đó, chiều cao của bé trai chịu sự ảnh hưởng từ mẹ nhiều hơn so với bố. Bởi vậy nếu mẹ có chiều cao tương đối ổn thì khi sinh con trai cũng không phải lo lắng bé sẽ thấp bé. Còn mẹ nào có chiều cao thấp cũng đừng vội lo lắng bởi khi bé lớn lên, mẹ có thể rèn luyện thể thao cho bé để bé phát triển chiều cao tối ưu hơn.
Chiều cao của mẹ ảnh hưởng khá lớn đến chiều cao của bé trai
Ngoại hình
Bạn có nhận thấy rằng thông thường vẻ ngoài của bé trai thường giống với mẹ nhiều hơn, con gái lại giống bố nhiều hơn. Đặc biệt các nét trên khuôn mặt và làn da của các bé trai rất giống với mẹ của bé. Đôi mắt, mái tóc, chiếc mũi,... của mẹ đều có thể được "sao chép" y nguyên sang bé trai.
Bạn hãy thử xem liệu các thông tin này có đúng với gia đình bạn, đúng với con trai của bạn không nhé?
Theo danviet.vn
Ngoại tình 5 lần 7 lượt, chồng tôi vẫn khăng khăng nói một câu quen thuộc Trong mắt tôi từ trước đến giờ, chồng tôi luôn là người đàn ông hoàn hảo. Bạn bè nói rằng, tôi thật may mắn khi cưới được người chồng cao to, đẹp trai, gia đình cơ bản, có điều kiện. Nhưng những tháng ngày hạnh phúc, mật ngọt của tôi sau khi cưới chẳng kéo dài. Trước khi cưới, tôi biết chồng tôi...