Cưới phải người đàn ông “hở tí là mách mẹ”
Câu chuyện về những anh chàng “ mama boy” không hề ít. Tất cả mọi vấn đề trong đời sống của họ đều do mẹ làm chủ.
01
Ai cũng nói rằng Lam là mẫu người mạnh mẽ, dứt khoát. Ngay từ khi còn đi học, cô đã tự chủ, độc lập và sống rất có định hướng. Bởi vậy sau này khi cô kết hôn với Tuấn, ai cũng bất ngờ bởi Tuấn có những tính cách khác biệt với Lam. Anh là người khá mềm yếu – nếu không muốn nói là không có chủ kiến.
Tuấn từ bé đến lớn được bố mẹ bao bọc. Không biết có phải vì điều đó không mà cuộc đời của anh luôn được mẹ mình sắp xếp trước.
Từ việc học ngành gì, chọn việc nào, cuộc sống nên gặp người ra sao… Mỗi bước đi trong cuộc đời anh đều có mẹ sắp xếp hộ.
Và nghiễm nhiên, Tuấn cũng rất thoải mái với điều đó. Hồi cả hai còn yêu nhau, thậm chí vài lần đi hẹn hò, Lam còn thấy Tuấn chụp bàn đồ ăn gửi cho mẹ “báo cáo” lịch trình hôm đó.
Thế nhưng cũng có khi vì tình yêu mù quáng mà Lam lại cho rằng điều ấy bình thường. Cô thích những người đàn ông quy củ, có người “ghìm cương” được như Tuấn. Bởi trong quá khứ, Lam từng yêu những anh chàng vô cùng mạnh mẽ, thích mạo hiểm để rồi có những chuyện xảy đến khiến cô phải “ù té chạy” sớm.
Tuấn lại khác, anh lúc nào cũng quy củ, trai ngoan đúng nghĩa lại vô cùng nhẹ nhàng nên Lam mới “chốt”, quyết định kết hôn.
Nhìn Lam cũng xinh xắn tháo vát, làm công việc thu nhập cao nên mẹ Tuấn ưng ý, đồng ý cưới. Vậy là cả hai về chung một nhà.
02
Hành trình chuẩn bị cưới hỏi cũng có vài chuyện xảy đến khiến Lam bắt đầu cảm thấy ngán ngẩm vì sự không quyết đoán, đụng tí hỏi mẹ của Tuấn.
Video đang HOT
Thậm chí khi thử váy cưới, cô hỏi anh có đẹp không, Tuấn cũng phải chụp ảnh lại rồi cười xòa bảo: “Để anh hỏi ý mẹ anh sao”.
Rồi còn những vấn đề khác, liên quan đến nhà trai, nhà gái khiến cô không thấy thỏa mãn lắm. Mẹ Lam còn lắc đầu nói với con gái: “Lấy Tuấn về thì có khi con phải chỉ đạo đi chứ mẹ thấy nó không có chính kiến lắm, có việc gì cũng hỏi bà thông gia thế này không ổn”.
Lúc này Lam cũng thấy hoang mang song cưới xin đã quyết. Vả lại cô tự tin cho rằng sau khi cưới vợ chồng ở riêng, mẹ chồng làm sao “dài tay” can thiệp đến được tổ ấm nhỏ.
Khi về chung một nhà, Lam mới biết mình vô cùng ngây thơ. Mẹ chồng đồng ý cho ở riêng nhưng với điều kiện chỉ có 3-5 năm thôi, sau đó phải về ở chung. Nói là ở riêng nhưng mẹ chồng có chìa khóa nhà cô, mỗi tuần đều ghé đến vài lần. Ở riêng song vợ chồng cô cũng không có khái niệm phòng riêng vì bà ra vào như phòng khách, chẳng bao giờ có ý gì về quyền riêng tư.
Lam nói với Tuấn để góp ý cho mẹ song anh lúc nào cũng ậm ừ, chẳng dám lên tiếng. Thậm chí có lần Tuấn còn gắt gỏng, vặc lại vợ vì cho rằng cô vô lý, nhà cũng của mẹ cho, vợ chồng ở nhờ thì chẳng có gì riêng hết cả.
Không chỉ thế, tất cả các vấn đề trong hôn nhân của hai vợ chồng, Tuấn đều không dám tự quyết. Lam thấy công việc của chồng không ổn, lương quá thấp so với công sức anh bỏ ra. Cô bàn với chồng nhảy việc, anh co rúm người, sợ sệt vì đây là việc mẹ nhờ quan hệ tìm cho và nhất quyết không đổi.
Lịch trình Tuấn và Lam về quê ngoại đám cưới em gái cô như thế nào, Tuấn cũng lén lút báo để nhờ mẹ “duyệt”. Mừng cưới bao nhiêu, anh cũng khai tuốt vì không muốn giấu mẹ điều gì. Sự việc đó, Tuấn và Lam cãi vã to chỉ vì việc vợ chồng mừng cưới em gái là việc riêng, đâu cần báo với mẹ. Thế nhưng sau đó, chính mẹ chồng cũng biết vụ cãi vã. Bà đùng đùng gọi điện cho Lam trách cô không biết tôn trọng đằng nội, giấu giấu giếm giếm tiền mừng cưới vì lo sợ điều gì.
Càng ngày sống với Tuấn, Lam càng thấy mệt mỏi vì anh nghe lời mẹ như một cái máy. Anh không thể nào tự lập nổi.
Đỉnh điểm của câu chuyện này là khi hai vợ chồng họ cãi nhau một vụ to vì nhân lúc Lam đi công tác, Tuấn mang toàn bộ vàng cưới đưa về nhà cho mẹ giữ. Lam đi về anh cũng chẳng nói, đến khi cô mở két sắt để lấy giấy tờ quan trọng mới phát hiện ra.
Hỏi thì Tuấn dửng dưng bảo mang về mẹ cất giùm chứ nhà mình đi suốt, nhỡ đâu trộm vào. Không chịu nổi, Lam to tiếng ngay. Tuấn đuối lý, sập cửa bỏ đi.
Tưởng anh đi đâu, hóa ra Tuấn chạy về nhà mình mách mẹ và sau đó, mẹ chồng đã chạy đến nhà để “xử lý” con dâu.
“Tôi giữ vàng cưới cho anh chị là chuyện thường tình chứ tôi đâu có quỵt mà chị làm mình làm mẩy như thế. Tôi có nói là vay mượn hay lén bán vàng đi hay sao. Mà nói đi cũng phải nói lại, số đó đa phần nhà nội cho chứ nhà chị có bao nhiêu mà giữ như thần giữ của. Vợ mà không biết nghĩ, dám to tiếng cãi vã với chồng, cũng không nghĩ đang ở trong nhà của ai nữa”, mẹ chồng gay gắt.
Lam nghe mà sững người, quay sang nhìn, Tuấn dường như đồng tình hoàn toàn với mẹ, không hề có chút phản ứng nào với những câu nặng nề, xúc phạm của mẹ mình.
Lam thất vọng tột cùng, quay sang nói luôn: “Vấn đề con nói ở đây chẳng phải chuyện tiền vàng ai giữ mà là việc tôn trọng nhau. Anh Tuấn mang vàng cưới đi như vậy, không hề nói với con một câu. Nếu anh ấy báo trước thì con giữ làm gì. Rõ ràng, anh ấy không thông báo, giữa vợ chồng với nhau như thế thì còn gì nữa.
Con nghĩ rằng vợ chồng cãi vã là chuyện riêng tư nhưng từ trước đến nay xích mích nào của nhà con cũng có mẹ can thiệp vào. Điều đó chỉ làm hỏng bét mối quan hệ vợ chồng thôi. Hôm nay mẹ nói như thế con cũng chẳng thấy mẹ có chút tôn trọng nào với con hay gia đình con cả. Cảnh này con không chịu được, thôi con cũng xin phép chấm dứt mối quan hệ vợ chồng, trả anh ấy lại cho mẹ chứ con không còn đủ kiên nhẫn”.
Nghe Lam nói mà mẹ chồng và cả Tuấn sững sờ vì không nghĩ cô quyết vậy. Nhưng trong lòng Lam đã quá thất vọng, chẳng muốn kiên nhẫn thêm nữa.
Trong bữa cơm chị gái nói một câu khiến đám cưới hóa thành đám tang
Sáng hôm sau lúc mọi người chuẩn bị cỗ bàn đợi nhà trai sang dạm ngõ, thì em tôi đã không còn thở nữa rồi.
Con bé đã tự chấm dứt cuộc sống, không một lời từ biệt...
Tôi sinh ra trong một gia đình có 4 anh chị em, tôi là thứ 3, trên tôi còn có anh cả và chị hai, dưới có thêm một cô em út. Tuy là con út nhưng em lại không hề giống út chút nào. Anh chị em mình sinh liền nhau, còn út lại là con mọn vì bố mẹ nhỡ mà có nên khi 3 chúng tôi vào đại học thì con bé mới học lớp 7.
Bố mẹ đi làm xa nên tất cả mọi việc trong nhà đều dồn hết vào tay nó. Còn nhớ ngày tôi nhập học, nó mếu máo: "Thế là giờ không ai chia việc nhà với em, em phải làm tất à?". Lúc ấy tôi chỉ thấy buồn cười, xoa đầu nó an ủi xíu thôi.
Chị gái tôi vừa tốt nghiệp đại học liền mang bầu rồi cưới. Bố mẹ tôi thuộc tuýp người truyền thống, dòng họ thì cay nghiệt, đến bây giờ đã gần 10 năm rồi mà mỗi lần chị về chơi đều lôi chuyện đó ra nói, chì chiết tới nỗi lần nào chị cũng phải gạt nước mắt bỏ đi. Tôi và anh cả góp ý với bố mẹ bao nhiêu lần rồi nhưng chỉ nhận lại những câu chửi mắng. Lâu dần cũng kệ, chị gái không mấy khi về chơi nữa, hai ba năm mới sắp xếp về một lần.
Cách đây hơn tháng em út chuẩn bị cưới, chị gái sắp xếp đưa cả nhà về chơi. Trong lúc ăn cơm, chẳng biết ai lôi chuyện chị hư hỏng, ăn cơm trước kẻng ra nói rồi để mẹ lại mắng nhiếc. Chị mình nước mắt chan cơm, vừa khóc vừa lẩm bẩm:
- Mẹ cảm thấy sự tồn tại của con là nỗi nhục thì sau này con sẽ không về nữa. Tại sao cùng cảnh bầu trước khi cưới mà mẹ vui vẻ chuẩn bị đám cưới cho em, còn con thì mẹ lại xua đuổi?
Trong bữa cơm, chẳng biết ai lại khơi chuyện chị gái tôi ăn cơm trước kẻng làm chị lại bị mẹ mắng nhiếc. (Ảnh minh họa)
Chị hai chưa dứt câu thì một cái tát như trời giáng xuống mặt em gái tôi đang ngồi bên cạnh. Cả nhà sững sờ nhìn mẹ. Chỉ thấy mẹ gằn lên từng chữ: "Nó nói có thật không?".
Em út lấy tay ôm mặt ngơ ngác. Sau đó bố mẹ còn nói nhiều lắm, toàn những lời mà chắc không phải ai cũng tưởng tượng được đâu. Tôi và anh trai trầm lặng. Anh nói may mà lấy vợ đã ra ở riêng, còn tôi thầm nhủ nhất định sau này lấy vợ, sẽ không để vợ con ở với bố mẹ, có ở gần tiện chăm sóc thì ở, nhất định không ở cùng nhà.
Sau đó cả nhà giải tán, ai về phòng nấy, chẳng biết đến đêm em gái tôi có nói chuyện với ai nữa không, nhưng sáng hôm sau lúc mọi người chuẩn bị cỗ bàn đợi nhà trai sang dạm ngõ, thì em tôi đã không còn thở nữa rồi. Con bé đã tự chấm dứt cuộc sống, không một lời từ biệt, không có thư từ gì hết, một xác hai mạng người.
Tối hôm trước lúc rửa bát, tôi có nghe nó nói với mẹ: "Con không được như chị đâu". Đúng là không được như chị thật, nào có ai chịu đựng được như chị gái tôi chứ? Dù lần nào về đều ôm nước mắt rời đi trong tủi hổ nhưng vẫn cố chấp về thăm bố mẹ bao nhiêu lần.
Lần nào chị gái về đều rời đi trong nước mắt tủi hổ. (Ảnh minh họa)
Đám tang em gái, nhìn người yêu nó ngồi thẫn thờ một góc không hiểu sao tôi thấy thương không tả được. Hai đứa nó yêu nhau 4 năm, có công ăn việc làm ổn định, chuẩn bị nhà xe các thứ rồi mới cưới. Vậy mà...
Mẹ tôi im lặng suốt từ hôm ấy đến giờ, bà cứ bần thần như người mất hồn vậy, bố thì thở dài liên tục, còn chị gái thì không ngừng tự trách bản thân. Chị gái tôi không biết việc em út không thưa chuyện có bầu trước cưới với bố mẹ, cứ ngỡ con bé có nói nên mới nói ra những lời như vậy. Có lẽ bố mẹ cũng chỉ vì thương con, muốn tốt cho con, sợ con gái có bầu trước cưới sẽ bị nhà chồng coi khinh nên mới khắt khe như vậy, nhưng bố mẹ thương con sai cách mất rồi.
Em gái tôi mới tròn 49 ngày hôm qua. Cả nhà vẫn chưa chấp nhận được sự mất mát ấy, giống như chỉ mới vừa đây nó còn cười híp cả mắt, nghịch ngợm mang rổ hoa quả của mẹ ra một góc làm trò, mà quay đi quay lại nụ cười ấy đã đóng băng lạnh lẽo trên tấm ảnh thờ ám đầy khói hương trên bàn kia...
Cộng đồng Kiến Không Ngủ - Lựa chọn của những bạn trẻ yêu thích khám phá Bạn đang làm chủ mạng xã hội hay mạng xã hội đang điều khiển bạn? Bạn thu được gì sau những giờ lướt web? Bạn nói bạn chỉ dùng mạng xã hội để giải trí ư? Vậy thì bạn phải tìm kiếm ngay từ khóa "Kiến Không Ngủ". Một ngày đẹp trời, bạn chợt thấy quán ăn quen thuộc đông nghịt người xếp...