Cưới người quá “xa lạ”
Nhiều cặp đôi tưởng như đã hiểu nhau đến chân tơ kẽ tóc, rồi mới làm đám cưới trong sự hoan hỉ của hai họ, nhưng chỉ vừa sau tuần trăng mật, nhiều cặp vợ chồng đã rơi vào khủng hoảng.
“Cú lừa” ngoạn mục
Chị Nguyễn Hoài Thu và anh Trịnh Hữu Tài (Ba Đình) yêu nhau từ năm thứ nhất đại học. Chuyện tình của họ như một bài thơ tình bất tận. Ngày tỏ tình, Tài làm cả trường choáng vì trái tim kết bằng hàng trăm bông hồng đỏ giữa sân trường. Còn chàng đứng bên, hát bài “Hello” đầy tình tứ. Hai người cùng ngày sinh, cùng nhóm máu, cùng thích nghe nhạc cổ điển, xem phim lãng mạn. Hai người gắn bó với nhau như hình với bóng. Chàng quê ở miền ngược, nàng đồng bằng nhưng nghỉ hè, tuần nào Tài cũng ngược xuôi vượt mấy trăm km đến thăm nhau. Tâm sự với bạn bè, lúc nào Thu cũng tíu tít: anh Tài của tao thế này, anhTài của tao thế kia, khiến bạn bè phải ghen tị. Tình yêu kết thúc có hậu bằng đám cưới rình rang.
Nhưng họp lớp sau 5 năm ra trường, bạn bè ngỡ ngàng khi được tin Thu và Tài đã chia tay. Chia sẻ với mấy cô bạn, Thu lắc đầu ngao ngán: “Gã công tử hào hoa, bóng bẩy từ đầu tới chân bỗng hiện nguyên hình là kẻ lôi thôi, bẩn thỉu. Về đến nhà là rải quần áo, giày tất từ cửa vào đến phòng ngủ, tối lên giường không thèm đi tắm, tất đi 2-3 ngày không thay. Đã thế, về đến nhà là nằm ườn trên ghế xem ti vi, chẳng buồn giúp vợ dọn dẹp, cơm nước. Những chuyện như xách nước cho nàng tắm, bóp vai khi nàng mỏi, rồi đọc thơ, kể chuyện cho nàng cười… đều trở thành dĩ vãng. Tớ như bị lừa vậy”. Còn Tài cũng bức xúc không kém: “Ngày xưa là sinh viên, chỉ nấu cho bát mì là thấy ngon, đến nhà ăn cơm thấy tươm tất, tưởng cô ta biết nấu nướng. Ai dè, về nhà mới thấy vụng thối vụng nát, cơm lúc nào cũng chỉ loanh quanh rau luộc, cá rán, trứng rán. Tiếng thỏ thẻ oanh vàng cũng biến mất, suốt ngày cằn nhằn, ta thán, tróc nã đòi tiền. Lúc nào cũng đòi hỏi, anh phải làm cái này, cái kia cho em. Trời mưa tầm tã gọiđiện bắt chồng mang áo mưa tới cơ quan. Chẳng biết thương chồng”.
Chị Đào Lê Minh (Đại Cồ Việt) cũng có tình yêu cháy rừng rực, bất chấp sự ngăn cản của bố mẹ. Chồng chị hơn chị 15 tuổi, nhà lại nghèo. Nhưng chị tìm thấy ở anh một người đàn ông lãng mạn, lạc quan, lại có ý chí vươn lên trong cuộc sống. Cưới nhau được 2 năm, chị mới nhận ra, ý chí củachồng đã lên “đến đỉnh”. Anh hoàn toàn hài lòng với vị trí trưởng phòng và ngôi nhà 25m2 của mình. Sự lạc quan của anh cũng có tính AQ vì gần như anh chẳng lo lắng, quan tâm đến bất cứ điều gì ngoài việc mỗi tháng đưa vợ 5 triệu đồng. Để con có thêm tiền mua sữa, học ở trường quốc tế, chị Minh gồng mình làm việc, bươn chải. Thất vọng, điên tiết, lúc đầu chị còn mắng mỏ, gằn hắt chồng. Sau thấy anh cứ trơ trơ, chị bỏ mặc, trong lòng đã xao động với một người đàn ông khác. “Tôi cần chồng làm gì khi nhờ gì, anh ta cũng cười hề hề bảo: “Thế là tốtrồi, cần gì thêm nữa rồi quên luôn hoặc vui với bạn bè đến nửa đêm mới về. Cóchồng như thế cũng bằng không” – chị thẳng thắn.
(Ảnh minh họa)
“Mặt nạ” tất yếu
Kỳ vọng vào hôn nhân bằng tình yêu lãng mạn, ngay sau đám cưới, nhiều người vợ, người chồng trẻ bỗng nhiên cảm thấy như mình bị lừa, chàng trai lịch lãm, ga lăng ngày nào biến đổi thành một gã vô trách nhiệm, tùytiện còn cô gái xinh đẹp, dịu dàng thoắt trở thành “con mụ bổi” xộc xệch, chuangoa. Như thể, lúc yêu thì đeo mặt nạ tử tế, hào nhoáng còn lúc thành vợ chồng thì hiện nguyên bản chất. Hầu như các cuộc “Ly hôn xanh” đều bắt nguồn từ phụ nữ. Mô típ chung khiến các bà vợ cảm thấy phẫn uất là chồng nhậu nhẹt, mải mê bạn bè bên ngoài, bỏ quên vợ ở nhà, về nhà thì lười biếng, không giúp vợ việc nhà, không chia sẻ khó khăn, thiếu lãng mạn, tâm tình. Cảm giác bị bỏ rơi, đơnđộc, tự bơi để duy trì mái ấm bên cạnh người chồng vô tâm, hờ hững ngày càng đè nặng khiến nhiều chị em chỉ muốn ly hôn cho… rảnh nợ. Tuy nhiên, nhiều ngườichồng lại không nhận ra mình đang “ngược đãi” vợ về mặt tinh thần.
Video đang HOT
Theo chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa, khá nhiều cặp vợchồng mâu thuẫn với nhau ngay những năm đầu chung sống, đôi khi vì những lý do rất vụn vặt. Đây là giai đoạn các nhà tâm lý gọi là thời kỳ “những chiếc mặt nạ rơi xuống”. Nhiều người quan niệm, sau đám cưới, tình yêu đã được đeo một cái”xích” to tướng, không thể chạy đi đâu nữa. Nếu là đàn ông để “quên” vợ ở nhà, đi lo những việc “trọng đại” hơn (sự nghiệp, tiền bạc, bạn bè) hoặc sa đà vào các thú vui đã “để quên” mất thời còn bận “chinh phục” nàng (chơi bời, nhậu nhẹt). Điều này cũng đồng nghĩa với việc họ “quên” luôn những sự ga lăng, lịch sự đã khiến vợ mình tin cậy, yêu thương. Còn phụ nữ thì cậy quyền làm “vợ” nên buông thả trong sinh hoạt, đua đòi ăn diện hoặc thiếu chăm sóc dung nhan, thiếu quan tâm đến chồng con, cẩu thả việc nội trợ, hay trịnh thượng, thiếu những lời”có cánh” khiến chàng hân hoan, sung sướng ngày xưa.
Ông Hòa nhận định, đây không phải là sự “giả dối” mà một số bạn trẻ vẫn cảm thấy như “bị lừa” mà chỉ là sự biến đổi trạng thái cảm xúc giữa hai thời kỳ yêu nhau và kết hôn. Khi đang yêu, muốn chinh phục người yêu, muốn”ghi điểm” với nàng (chàng), ai cũng có nhu cầu được tự thân chăm sóc, chiều chuộng, hết lòng vì người yêu, vươn đến những “chuẩn mực” của người đàn ông và phụ nữ hoàn hảo. Còn khi đối diện với những lo toan thường nhật của hôn nhân, đàn ông và phụ nữ phải thay đổi nhu cầu, hành vi thậm chí là mục đích sống.Ngày trước lãng mạn, giờ vì tiền, trước dịu dàng, sau đòi hỏi; trước chinh phục, sau “mặc kệ”… Cần phải hiểu sự thay đổi sau kết hôn là tất yếu. Nếu mang tâm trạng “bị lừa” nhiều bạn trẻ sẽ cảm thấy chán nản, mệt mỏi, thất vọng thậm chí có mong muốn được thoát khỏi cuộc hôn nhân với kẻ “giả dối”.
Theo thống kê của ngành tòa án, nếu như năm 2011 nước ta cógần 88.000 vụ ly hôn thì năm 2012 con số đó là 95.000. Trong đó, số cặp vợchồng 18 – 30 tuổi ly hôn là 34,7%; từ 30 đến dưới 50 tuổi ly hôn là hơn 55%;người ly hôn hơn 50 tuổi chỉ chiếm 8,7%.
Theo Anninhthudo
Tôi vô tình gặp lại giọt máu mình đã bỏ rơi
Vừa rồi, trong buổi chiều trước khi diễn ra kỳ thi tuyển sinh đại học một ngày, tôi đang đi bộ thì gặp một cô gái chừng 17-18 tuổi ngồi sụp trên vỉa hè một phố vắng, khóc sụt sùi.
ảnh minh họa
Không thể bỏ qua, tôi tiến đến hỏi thăm thì được biết em lên Hà Nội dự thi đại học nhưng vừa bị lừa, mất hết cả hành lý, tiền bạc. Em kể lại diễn biến sự việc: Vừa đặt chân xuống bến xe Giáp Bát, đã có cả chục gã xe ôm vây xung quanh, chèo kéo. Đang không biết đi xe ôm nào thì có một chàng mặc áo xanh có in dòng chữ mang tên một trường đại học nổi tiếng ở Hà Nội. Chàng tự giới thiệu là sinh viên tình nguyện đang làm công việc "tiếp sức mùa thi" ra đón thí sinh lên Hà Nội thi đại học.
Được nghe nói đến những anh, chị này, lại được nhìn nhiều trên báo, ti vi nên cô gái tin ngay và đi theo luôn, trước những con mắt tức tối của đám xe ôm. Trên đường, hai người nói chuyện rất vui, thân mật như đã có mối quan hệ từ lâu. Cô bé đã thật thà kể rõ hoàn cảnh gia đình mình, lên sẽ thi trường nào. Đi chừng mấy cây số, đến một phố vắng, anh chàng rẽ vào một con ngõ hẻo lánh rồi nói cô xuống xe, đi bộ vào trước.
Anh ta chỉ cái nhà có cánh cửa sắt sơn màu xanh, bảo cô cứ vào đó đứng chờ vì ngõ hẹp không thể đèo. Cô bé thật thà làm theo. Khi cô vừa đi được mấy bước, không ngoái nhìn lại thì anh ta rồ máy, phóng vút đi mang theo chiếc túi da to. Số tiền hơn 1 triệu cùng toàn thể giấy tờ liên quan đến việc thi cử, cả chứng minh thư và điện thoại, cô bé để tất cả trong túi. Thế là chàng thanh niên "tình nguyện" đã hiện nguyên hình một tên lừa đảo. Hắn đã bỏ lại cô bé bơ vơ giữa thành phố xa lạ, không một xu trong người. Đúng lúc này, tôi đi tới nơi và nhìn thấy cô đang khóc.
Tôi nói cô vào quán nước bên đường để hỏi chuyện rồi sẽ giúp tiền xe để trở về quê, vì đằng nào cũng đã mất tất cả giấy tờ. Khi ngồi vào quán, tôi mới có dịp nhìn kỹ. Đó là một cô gái có đôi mắt to rất thông minh và có hồn. Điều tôi lấy làm thú vị là thật ngẫu nhiên, trông cô bé có nét hao hao giống hai đứa con gái của tôi. Càng nói chuyện lâu, quan sát kỹ, tôi bỗng linh cảm thấy điều đặc biệt không giống khi nói chuyện với những cô học sinh khác đã từng tiếp xúc trong cuộc đời giảng dạy (hiện nay tôi vẫn thỉnh giảng ở một số trường đại học).
- Cháu tên gì? Sao các bạn khác có người nhà đưa đi, cháu lại đi một mình?
- Cháu tên Hoài. Mẹ cháu đang ốm, nằm bệnh viện. Bố cháu phải ở nhà chăm mẹ cháu.
Sau khi tôi khéo hỏi, Hoài đã nói rõ tên mẹ cô.
- Có phải mẹ cháu học ở trường sư phạm Ninh Bình ra không và có mái tóc rất đặc biệt, vừa dày, vừa đẹp, lại rất dài không?
- Đúng vậy. Nhưng sao chú biết ạ?
- Thì chú đoán là như thế, vì từ cháu chú suy ra.
Tôi đã nói với Hoài như vậy để che giấu một tâm trạng quá xúc động. Bởi cô bé trước mặt chính là con ruột của tôi. Chuyện xảy ra gần 20 năm về trước... Ngày ấy, trong một lần tôi về công tác ở Ninh Bình, tình cờ gặp rồi trở nên thân thiết với Hà - cô gái vừa tốt ngiệp trung cấp sư phạm tỉnh này đang chờ công tác. Cô đưa tôi về chơi nhà ở thị xã Tam Điệp. Lúc này, bố mẹ cô vào chơi trong miền Nam, đứa em ruột của cô học trên Hà Nội.
Chỉ có một mình cô ở nhà. Và điều gì đến đã đến. Lần ấy, tôi và Hà đã đi đến tận cùng của tình yêu. Khi Hà thông báo đã mang bầu, tôi vừa vui sướng, vừa lo, vì lúc đó, tôi chỉ mới " trục trặc" với vợ chứ chưa ly hôn. Sở dĩ điều này chưa diễn ra vì mấy đứa con tôi còn nhỏ, chưa trưởng thành, tôi không muốn tan đàn xẻ nghé. Lại thêm đang đứng đầu cơ quan, việc ly hôn chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến uy tín. Tôi yêu Hà chân thành, xuất phát từ trái tim chứ không có ý chơi bời. Nhưng việc cô mang thai đã nằm ngoài ý nghĩ của tôi.
Tôi đã nói Hà cứ từ từ để tôi tính. Còn về trách nhiệm thì tôi không trốn tránh và không có ý khuyên cô phá bỏ cái thai. Nhưng theo ngày tháng, cái thai cứ to dần, trong khi tôi vẫn rối như gà mắc tóc, chưa thể kịp giải quyết thủ tục ly hôn để sống hợp pháp với cô. Bị bạn bè cho rằng tôi là kẻ "lừa tình", cô đã "dao động" và sau đó, tuyên bố không cần tôi nữa, sẵn sàng hứng chịu búa rìu dư luận để một mình vượt cạn.
Tôi tìm mọi cách gặp, liên hệ với Hà đều không được. Cô đã chủ động cắt đứt. Thế là từ ngày đó đến nay, sau 18 năm, tôi không một lần gặp lại Hà và cũng chẳng nghe tin tức gì về cô. Nhưng tôi vẫn biết mình để lại mảnh đất Ninh Bình một giọt máu, không rõ là trai hay gái. Và bây giờ, giọt máu ấy chính là cô bé có tên Hoài đang ở trước mặt tôi. Qua nói chuyện, Hoài tỏ ra không biết gì về "gốc gác" của mình. Tôi mừng cho Hà. Vậy là cô đã gặp được người đàn ông sẵn sàng che chở cho 2 mẹ con ngay từ khi Hoài còn bé xíu, thậm chí có thể còn chưa chào đời.
Tôi nói Hoài cứ ngồi đợi ở quán nước, tôi sẽ đi taxi về nhà lấy tiền rồi trở lại, đưa cô ra bến ô tô trở về quê. Tôi đã làm đúng như vậy, đưa cô xuống ga Giáp Bát. Lúc về nhà lấy thêm tiền, tôi đã tranh thủ mua cho Hoài chiếc điện thoại mới và nạp luôn tài khoản, còn đưa thêm cho cô 1 triệu nữa. Trước khi ô tô chuyển bánh, tôi dặn Hoài về nhà chỉ nói là gặp một người thầy dạy đại học tốt bụng, ái ngại mà giúp vô tư, coi như đứa con gái gặp nạn.
Thưa các anh chị. Chắc chắn về nhà, Hoài sẽ kể lại toàn bộ câu chuyện với mẹ và cha dượng. Hà sẽ suy đoán ra tôi. Từ sau lần gặp Hoài, tôi vô cùng day dứt, trỗi dậy nhu cầu muốn gặp lại Hà, muốn nuôi đứa con gái đang rất cần sự chăm sóc của mình vì cha dượng tuy tốt nhưng hạn chế về trình độ, không thể giúp cho việc thi cử của Hoài thành công. Tôi hiện sống tự do vì sau lần ấy, đã ly hôn, các con tôi lại đã trưởng thành nên rất có điều kiện để lo cho Hoài. Tôi có nên xúc tiến điều mong muốn?
Phí Quang Toản
(quận Đống Đa- Hà Nội)
Chia sẻ:
Cuộc sống của "cố nhân" đang bình yên, hạnh phúc. Anh chẳng nên gặp lại. Và chắc chắn Hà cũng sẽ không muốn gặp anh. Còn giúp đỡ, lo cho Hoài thì cứ việc và còn rất nên. Nhưng anh chớ nói rõ sự thật làm gì, tránh cho cô bé có những tâm lý không cần thiết. Tuy nhiên, rất có thể "người xưa" sẽ không nhận sự chăm sóc giành cho Hoài của anh. Khi ấy, anh đành phải chấp nhận, chứ biết làm sao?
TS Nguyễn Đình San
Theo ANTĐ
Mới biết yêu đã bị lừa 1 vố Có hôm đi nhậu về nửa đêm anh gọi dặn em đi ngủ, mọi hoạt động của anh đều giống người độc thân thực thụ. Em 20 tuổi, đang học tập tại TP HCM, cách đây 3 tháng em nhận lời yêu một anh hơn em 13 tuổi, là trưởng phòng của 1 công ty dược. Em quen anh qua giới thiệu bạn...