“Cười ngất” khi nghe Thu Trang kể chuyện Tiến Luật hời hợt: Đến dự sinh nhật vợ mà không mang theo hoa hay quà
Thu Trang lại tiếp tục chuyên mục “kể xấu” chồng tại “ Bar Stories” tháng 7.
Trong số “Bar Stories” tháng 7 lần này, đạo diễn Phan Gia Nhật Linh cùng diễn viên hài Thu Trang đã trở thành khách mời đặc biệt trong chương trình để chia sẻ cùng VJ Dustin Phúc Nguyễn những trăn trở về nghề sản xuất phim, những dự án điện ảnh gần nhất trong quá khứ và cả tương lai.
Đạo diễn Phan Gia Nhật Linh (hay còn có biệt danh là Phan Xine) được mệnh danh là “Đạo diễn triệu đô” nhờ loạt tác phẩm để đời phải kể đến như “ Em là bà nội của anh”, “ Cô gái đến từ hôm qua”… Nói về cái duyên đến với nghề của mình, đạo diễn Phan Xine chia sẻ anh xuất thân là một nhà phê bình phim nhưng sau đó may mắn nhận được học bổng du học toàn phần về điện ảnh tại Mỹ. Nhờ đó, anh đã có cơ hội học hỏi kinh nghiệm sản xuất phim quý báu tại kinh đô điện ảnh thế giới.
Sau khi trở về Việt Nam, anh làm nhiều vị trí khác nhau trong đoàn phim để tiếp tục tích luỹ kinh nghiệm sản xuất phim trong nước, trong đó anh từng hợp tác cùng các đạo diễn danh tiếng như Charlie Nguyễn, Nguyễn Quang Dũng, Nguyễn Phan Quang Bình, Quang Huy.
Đạo diễn Phan Gia Nhật Linh hài hước chia sẻ, dù nhiều người ưu ái gọi anh là “Đạo diễn triệu đô” nhưng anh vẫn thích được gọi là “Đạo diễn trăm tỷ” hơn vì “triệu đô” thì ai cũng có thể làm được
Khi được hỏi về kinh phí sản xuất “Em là bà nội của anh”, đạo diễn Nhật Linh chia sẻ: “Hồi làm phim này anh rất ngây thơ, không biết kinh phí bao nhiêu cho đến ngày họp báo, có một nhà báo hỏi nhà sản xuất kinh phí làm phim và marketing là bao nhiêu thì lúc đó anh mới biết cùng lúc với các nhà báo… Tiền làm phim là 700.000 USD (hơn 16 tỷ đồng), tiền marketing là 400.000 USD (hơn 9 tỷ đồng). Lúc này anh rất sốc nhưng vì đó là việc của nhà sản xuất nên lúc trước anh không quan tâm”.
Đối với anh, phim có doanh thu lời hay lỗ thì đó là chuyện của nhà sản xuất, một nhà sản xuất giỏi thì phải tìm cách có đủ tiền cho đạo diễn hoặc thuyết phục đạo diễn giảm nhẹ chi phí nhưng phải bảo đảm chất lượng của cảnh quay. Thu Trang cũng đồng ý rằng quan trọng là đạo diễn và nhà sản xuất có thể thương lượng cùng nhau.
Nhờ sử dụng thành công những bài hát của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong “Em là bà nội của anh”, đạo diễn Phan Gia Nhật Linh tiếp tục được tin tưởng giao cho dự án phim điện ảnh “Em và Trịnh”. Đây là tác phẩm lấy cảm hứng từ cuộc đời của của cố nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn. Anh bộc bạch: “Gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn rất khó tính, nhiều người đã gửi kịch bản để làm nhưng gia đình không đồng ý vì cảm thấy đó không phải là một dự án tốt. Khi nhận được sự chấp thuận, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, bạn thân của gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đồng thời cũng là người giới thiệu anh với gia đình đã cho rằng anh quá liều khi thực hiện dự án này”.
Đã thành công hợp tác cùng nhau trong 2 bộ phim điện ảnh là “Em là bà nội của anh” và “Cô gái đến từ hôm qua”, thế nhưng mọi người khá bất ngờ khi đạo diễn Phan Xine cho biết Miu Lê không phải là “nàng thơ” của anh: “Trong cả 2 phim thì Miu Lê luôn là cái tên cuối cùng anh nghĩ tới”. Khi bắt tay vào dự án “Em là bà nội của anh” hay “ Tiệc trăng máu” – bộ phim điện ảnh đầu tiên do anh sản xuất, diễn viên luôn được anh nhớ đến đầu tiên chính là Thu Trang.
Từ “Em là bà nội của anh” cho đến dự án đầu tiên trong vai trò sản xuất “Tiệc trăng máu”, Thu Trang luôn được “đạo diễn triệu đô” ưu ái mời thẳng vào vai mà không cần đến casting
Chia sẻ về dự án sắp ra mắt “Tiệc trăng máu”, đạo diễn Phan Xine cho biết rất khó để có thể mời hết dàn diễn viên đình đám cùng góp mặt trong một bộ phim: từ Thái Hoà, Đức Thịnh, Thu Trang, Hồng Ánh, Hứa Vĩ Văn, cho đến Kiều Minh Tuấn, Kaity Nguyễn. Đây là bộ phim được làm lại từ phim Ý “Perfect Strangers”.
Anh thuyết phục được Thái Hoà nhờ điềm có doanh thu lớn khi… gián bay vào người “ông vua phòng vé”
Bật mí về vai diễn của mình trong phim, Thu Trang tiết lộ nhân vật “Nữ thi sĩ Thu Quỳnh” là fan trung thành của nhà thơ Xuân Quỳnh nên rất thích làm thơ văn, bên cạnh đó đây cũng là nhân vật vô cùng quyến rũ. Sự kết hợp giữa đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, đạo diễn Phan Gia Nhật Linh lần đầu trong vai trò nhà sản xuất cùng “dàn sao nghìn tỷ” hứa hẹn sẽ mang lại một bộ phim điện ảnh “bom tấn” cho khán giả điện ảnh Việt trong thời gian sắp tới.
Trong chương trình, Thu Trang cũng chia sẻ vì ngày xưa xấu quá toàn không cast được vai nên ước mơ từ hồi còn trẻ là trở thành nhà sản xuất, khi đó có thể mời diễn viên mình muốn và thỏa sức làm những gì mình thích. Còn về biệt danh “Hoa hậu làng hài”, đó là do “người ta đặt để… cười vào mặt mình”, từ khi đóng vai hoa hậu trong các tiểu phẩm hài.
Trong trò chơi “Thà chết còn hơn” cuối chương trình, Thu Trang cũng hé lộ kỷ niệm hài hước về “người chồng mẫu mực” Tiến Luật. Điều cô không hài lòng ở chồng là vô tâm, hời hợt. Thời còn chưa cưới, Tiến Luật từng quên sinh nhật của cô bạn gái Thu Trang. Khi “Chị Mười Ba” mời mọi người tới dự bữa tối đơn giản, bạn bè đã đòi hùn tiền đãi ăn để làm quà tặng. Tiến Luật cũng hồn nhiên góp tiền tương tự các bạn, dù đã đến ăn mà không có một cành hoa, không có quà nào cho “cô bạn đặc biệt”. Đến thời điểm hiện tại, cuộc sống của cặp đôi Thu Trang và Tiến Luật đã vô cùng hạnh phúc, cả hai luôn quan tâm, chia sẻ mọi điều trong cuộc sống mà không có gì phải giấu giếm nhau.
Bar Stories: Rơi nước mắt với câu chuyện của các người hùng xông vào vùng đại dịch, không lấy lương để cứu kiều bào trên thế giới
Chưa bao giờ "Bar Stories" lại chứng kiến câu chuyện có thể khiến MC, khách mời để lại nhiều xúc cảm và rơi nhiều nước mắt đến như vậy khi bàn về đại dịch Covid-19.
Nước mắt và nụ cười từ "chuyến phiêu lưu" mạo hiểm chống dịch Covid-19 của những con người đặc biệt
"Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Vietnam Airlines và tất cả các anh chị cô chú trong phi hành đoàn đã tham gia cùng chúng em trên chuyến bay VN001"... hàng trăm những lời chúc, lời cảm ơn tận sâu đáy lòng của những du học sinh, những hành khách hay từ chính đồng nghiệp gửi đến tiếp viên trưởng Bạch Nga (Vietnam Airlines) và bác sĩ Anthony Thuận đã khiến cho tập "Bar Stories" này mở ra bằng nước mắt và nụ cười hạnh phúc.
Những giọt nước mắt và nụ cười xúc động đã mở màn cho tập đặc biệt của "Bar Stories"
Món quà tri ân đầu tiên của chương trình làm 2 vị khách mời vô cùng cảm động. Họ chính là những "người hùng" trên mặt trận chống dịch Covid-19 trong suốt những ngày tháng cam go kéo dài hồi đầu năm 2020.
Không giấu nổi sự cảm kích và xúc động, nam ca sĩ Trọng Hiếu rất mong những người đang đứng trên đầu chiến tuyến chống dịch rằng họ không bao giờ đi một mình. Với vai trò là người của công chúng, anh mong rằng âm nhạc nhỏ bé của mình sẽ phần nào xoa dịu và tiếp thêm động lực cho các "chiến binh dũng cảm" đương đầu với đại dịch toàn cầu Covid-19.
Ca sĩ Trọng Hiếu và Bích Ngọc (BN) đã gửi tặng 2 khách mời 2 bài hát tràn trề niềm tin yêu là "Ông trời để lạc em ở đây" và "Vì chúng ta yêu"
Bác sĩ Anthony Thuận và tháng ngày xông pha vào vùng dịch tễ, kỷ niệm khó quên trong khu cách ly tập trung
Những chuyến phiêu lưu đầy mạo hiểm bắt đầu bằng câu chuyện của bác sĩ Anthony Thuận. Từ những ngày đầu năm Tết ta, anh đã chia sẻ về tình hình của Vũ Hán cũng như những kiến thức về căn bệnh truyền nhiễm này lên trên mạng xã hội để mọi người ý thức.
Là người trực tiếp đi vào vùng dịch tễ, bác sĩ nhận thức rõ được mức độ nghiêm trọng và nguy hiểm của đại dịch Covid-19. Khi đi công tác tại nước ngoài năm 2003, bác sĩ chứng kiến đại dịch SARS cướp đi sinh mạng của đồng nghiệp người Ý.
"Tôi muốn là người phải đi vào vùng dịch để biết nó là cái gì. Tôi là bác sĩ, tôi phải biết nó là cái gì. Gặp ca dương tính là phải lao vào để mà chuyển bệnh nhân xuống bệnh viện Củ Chi... Tôi nghĩ đây là phần rất là quan trọng trong sự nghiệp của người bác sĩ", bác sĩ Anthony Thuận bày tỏ.
Những câu chuyện ở trại cách ly đối với bác sĩ Anthony Thuận đều là những kỷ niệm vô cùng đáng nhớ vì người dân thường hoảng hốt khi thấy những người mặc đồ bảo hộ kín mít. Những bác sĩ, nhân viên y tế phải sắp xếp quy trình ăn uống, xét nghiệm, người có nguy cơ nhiễm cao hay đôi khi còn là chuyện người này, người kia ở chung phòng với nhau không hợp, các bác sĩ đành phải khuyên bảo, giải quyết tất tần tật từ A đến Z.
Câu chuyện về "tinh thần Việt Nam" trên những chuyến bay giải cứu đồng bào Việt dưới góc nhìn của tiếp viên trưởng Vietnam Airlines
Chính nhờ sự sát sao của chính phủ Việt Nam, nay đất nước đã kiểm soát được mức độ nguy hiểm của đại dịch toàn cầu Covid-19, trong khi thế giới ngoài kia vẫn đang đau đầu chống chọi với tình hình bệnh dịch ngày càng căng thẳng. Và công việc của tiếp viên Bạch Nga (Vietnam Airlines) vẫn phải đương đầu với nhiều thử thách.
Chị Bạch Nga hiện đang là tiếp viên trưởng và giảng viên tại Vietnam Airlines đã hơn 27 năm, cũng như tham gia trong các chuyến bay thẳng đầu tiên đến Mỹ giải cứu đồng bào Việt.
Chị chia sẻ: "Tôi đại diện cho tất cả các bạn tiếp viên hiện đang công tác trong mùa dịch này. Tất cả mọi người đều sẵn sàng nhận nhiệm vụ, sẵn sàng bay những chuyến bay đưa đồng bào hồi hương. Mọi người đều phải xác định theo đúng quy định của Bộ Y Tế, sau mỗi chuyến bay sẽ đi cách ly tập trung 14 ngày nếu không có khách nào dương tính và toàn bộ phi hành đoàn, tổ tiếp viên cũng xác định âm tính sau khi xét nghiệm theo CDC (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật) Vietnam Airlines thì mới được về để đảm bảo không lây nhiễm, an toàn cho cộng đồng".
Tổ tiếp viên khi nhận nhiệm vụ tới San Francisco (Mỹ) đã bị yêu cầu làm thủ tục nhập cảnh như hành khách. Cô cũng đính chính thông tin phi hành đoàn bị ghẻ lạnh tại sân bay và giải thích các hành khách lẫn nhân viên Mỹ có mặt tại thời điểm đó đều rất ngạc nhiên. Có người còn lấy điện thoại ra quay chụp vì lần đầu tiên có 1 phi hành đoàn 29 người mặc đồ bảo hộ y tế của Vietnam Airlines hạ cánh tại sân bay Mỹ.
Xác định trước tư tưởng, chiến đấu hết mình, tiếp viên trưởng Bạch Nga luôn có hậu phương gia đình và bạn bè vững chắc bên cạnh để đôn thúc tinh thần. Ban lãnh đạo của Vietnam Airlines có những đối sách phù hợp để đối phó với dịch bệnh ngay từ đầu.
Nói về chuyến bay thẳng đầu tiên đến Mỹ giải cứu đồng bào Việt, cô kể các bạn du học sinh đều bật khóc khi nhìn thấy lá cờ Việt Nam cắm rải rác trong khoang khách: "Nhìn thấy tinh thần Việt Nam, lá cờ Việt Nam, mọi người giống như nhìn thấy Tổ quốc, mọi người đều rất xúc động".
Được biết, tiếp viên trưởng Bạch Nga là người đầu tiên xung phong không nhận lương trong những chuyến bay giải cứu người Việt. Theo cô, rất nhiều đồng nghiệp cũng làm như vậy vì họ cảm nhận được khó khăn của công ty trong mùa dịch này, cộng thêm họ cũng muốn đóng góp sức lực nhỏ bé để vượt qua khó khăn.
Bên cạnh đó, 2 khách mời đã đưa ra dự đoán và lời khuyên rất hữu ích về tương lai của các ngành như dịch vụ khách hàng, ăn uống, hàng không trong tương lai nếu dịch vẫn tiếp tục hoành hành.
Cuối chương trình, VJ Dustin Phúc Nguyễn, tiếp viên trưởng Bạch Nga và bác sĩ Anthony Thuận đều đồng lòng trả lời Việt Nam là quốc gia hạnh phúc nhất trên thế giới, khiến khán giả cảm nhận được tinh thần đoàn kết lẫn sự tự hào, niềm hạnh phúc dù nhỏ nhoi nhưng xứng đáng vô cùng khi đất nước an toàn như ngày hôm nay. Tất cả là nhờ tinh thần Việt Nam và công lao của những con người dũng cảm đang làm việc trong các ngành nghề đối đầu trực tiếp với Covid-19.
Nhóc Andy nhà Thu Trang mải mê ngắm bé Sol múa trong chuyến du lịch biển 6 gia đình hot nhất mạng xã hội đón hè bằng chuyến du lịch biển tại khu resort "xịn sò". Cam - Xoài - Đậu phấn khích cùng bố mẹ còn Sol vui đến độ ôm chầm lấy anh Andy nhà Thu Trang. Hưởng ứng không khí ngày hè, 6 gia đình hai miền Nam - Bắc của "Thử thách lớn khôn" quyết...