Cuối năm uống 2 chai bia, chào bạn nhậu về trước vẫn bị CSGT giam xe
Nhà ở xa, nên anh N. chỉ uống 2 chai bia rồi đứng lên chào bạn nhậu về trước. Vừa đi không được bao xa thì anh được CSGT yêu cầu thổi nồng độ cồn… Cuối cùng, anh phải để CSGT giữ xe và đi xe ôm về.
Dù biết nhà xa, đứng lên về trước nhưng anh N. vẫn bị CSGT tạm giữ xe . ẢNH: VŨ PHƯỢNG
Tối 28.12, đội CSGT Nam Sài Gòn, thuộc Phòng CSGT đường bộ – đường sắt (PC08, Công an TP.HCM) thực hiện chuyên đề kiểm tra nồng độ cồn tại ngã tư Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Thị Thập (Q.7).
Đây là một trong những chuyên đề trọng tâm được thực hiện xuyên suốt từ nay đến tết Nguyên Đán để kéo giảm tai nạn giao thông, tạo sự an toàn, đảm bảo tính mạng, sức khỏe cho người dân khi tham gia giao thông trên đường.
Theo lãnh đạo Đội CSGT Nam Sài Gòn, hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi đã sử dụng rượu bia gây ra nhiều hậu quả khó lường, không chỉ tổn hại sức khỏe của bản thân mà còn gây ra nhiều hệ lụy cho cộng đồng và xã hội, tiềm ẩn nguy cơ gây ra TNGT có thể để lại thương tật suốt đời hoặc cướp đi tính mạng của chính mình và những người xung quanh.
Trong vòng 1 giờ, CSGT đã kiểm tra nồng độ cồn và phát hiện 4 trường hợp người đi xe máy có nồng độ cồn trong hơi thở vượt quá mức cho phép. Cả 4 trường hợp đều biện lý do nghỉ lễ tết Dương lịch để đi nhậu và vẫn đủ tỉnh táo để chạy về, tuy nhiên tất cả đều bị CSGT tạm giữ phương tiện và lập biên bản vi phạm.
Anh N. (39 tuổi, ngụ Q.7) hẳn sẽ được cư dân mạng phong là thanh niên có “số nhọ” nhất năm khi uống 2 chai bia rồi chào bạn nhậu đi về nhưng vẫn bị CSGT đo nồng độ cồn. Nồng độ cồn trong hơi thở của anh là 0,89mg/lít khí thở. . ẢNH: VŨ PHƯỢNG
Với mức này, anh bị phạt 3,5 triệu đồng, tạm giữ xe 7 ngày và tước quyền sử dụng GPLX 3 – 5 tháng . ẢNH: VŨ PHƯỢNG
Sau một hồi ký biên bản, anh N. ngồi loay hoay tải ứng dụng để đặt xe ôm chở về nhưng không được nên PV đã đặt giúp. Anh ngậm ngùi để xe của mình lại cho CSGT, lên xe, ôm… anh Grab về nhà. . ẢNH: VŨ PHƯỢNG
Video đang HOT
Anh H.N (ngụ Hóc Môn) cho biết nhà xa, con nhỏ nên đi nhậu về sớm. “Mới uống có 3 chai, mùa tết rồi, mình vi phạm thì mình chịu thôi”, anh nói. . ẢNH: VŨ PHƯỢNG
Anh T. (30 tuổi) phản ứng dữ dội khi bị CSGT yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn. Sau hơn 20 phút trình bày lý lẽ, anh mới chịu để CSGT kiểm tra nồng độ cồn. ẢNH: VŨ PHƯỢNG
“Em không vượt qua vạch, hay làn xâm phạm làn đường của người khác, anh trai nói em loạng choạng là loạng choạng chỗ nào. Nếu mà em có lỗi thì em sẽ nhận, em có rượu bia tất nhiên em có lỗi rồi nhưng người bắt lỗi của em là người phải tỉnh. Em lưu thông xe em không có vi phạm làn đường của người khác, tới đèn đỏ em dừng và em không loạng choạng thì anh trai nói đi em vi phạm chỗ nào?”, anh T. nói với CSGT. ẢNH: VŨ PHƯỢNG
Sau một hồi nói lý lẽ với CSGT, anh T. chịu thổi nồng độ cồn nhưng không chịu ký biên bản. Mức vi phạm của anh T. là 0,61mg/lit khí thở. Khi xe CSGT đi về, anh mới chia sẻ: “Thời đại 4.0 mà, mình cãi thử xem được không thôi. Xe có hơn 10 triệu, mua lại được không sao, nhưng tôi kịp lấy cái mũ bảo hiểm rồi nè”. . ẢNH: VŨ PHƯỢNG
Anh C. (36 tuổi, quê Vĩnh Long) là tài xế ô tô. Anh đang bị CSGT giam GPLX ô tô nên đi nhậu. Tối qua anh lại bị CSGT thổi phạt nồng độ cồn, tước luôn GPLX máy. . ẢNH: VŨ PHƯỢNG
Trung tá Phạm Minh Đức, Phó Đội trưởng Đội CSGT Nam Sài Gòn (PC08, CA TP.HCM) cho biết đa số những vụ TNGT xảy ra trên địa bàn của đơn vị đa phần rơi vào những lỗi như đi vào đường cấm, đi vào đường ngược chiều, vượt đèn đỏ, vi phạm tốc độ, trong số đó gần 1 nửa liên quan đến nồng độ cồn. . ẢNH: VŨ PHƯỢNG
Theo lãnh đạo đội CSGT Nam Sài Gòn, một số người vi phạm không chấp hành, không hợp tác, sử dụng những lời nói, ngôn phong, cử chỉ thiếu lịch sự, thiếu tôn trọng lực lượng hoặc là mượn danh nghĩa của những người quen biết để can thiệp. Nếu can thiệp không được thì sử dụng lời lẽ để chửi bới, tấn công lại lực lượng chức năng thành ra chuyển từ vi phạm hành chính sang phạm pháp hình sự. . ẢNH: VŨ PHƯỢNG
Trong năm 2018, Đội CSGT Nam Sài Gòn đã xử phạt 1.368 vụ người lái xe có nồng độ cồn trong hơi thở, tạm giữ 13 ô tô, 1.355 xe máy. . ẢNH: VŨ PHƯỢNG
Theo Nghị định số 46/2016/NĐ-CP, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50mg – 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0.25mg đến 0.4mg/lít khí thở thì phạt tiền từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng; tạm giữ xe 7 ngày, tước GPLX 1 – 3 tháng.
Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0.4mg/lít khí thở thì bị phạt tiền từ 3.000.000 – 4.000.000 đồng, tạm giữ xe 7 ngày, tước GPLX 3 – 5 tháng.
Theo Thanhnien
Khoe quen "ông này, bà kia" thách thức CSGT
Nhiều trường hợp lái xe vi phạm nồng độ cồn, khi bị CSGT xử phạt thì không hợp tác, thậm chí có người còn khoe quen "ông này, bà kia" để thách thức.
Khuya 28 đến rạng sáng 29-12, Đội CSGT Nam Sài Gòn (thuộc Phòng CSGT Đường bộ - đường sắt Công an TP HCM), tổ chức kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm nồng độ cồn trên một số tuyến đường đơn vị này phụ trách.
Tại đoạn qua giao lộ Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Thị Thập (quận 7), đa số tài xế khi bị CSGT kiểm tra thì chấp hành, tuy nhiên cũng có một số trường hợp không chịu hợp tác, đôi co và không chấp nhận bị kiểm tra nồng độ cồn.
CSGT đo nồng độ cồn tài xế trên đường Nguyễn Văn Linh
Theo quy trình kiểm tra nồng độ cồn hiện đang áp dụng (theo tiêu chuẩn quốc tế), đối với ôtô, CSGT ban đầu sẽ sử dụng máy đo định tính để phát hiện có hơi cồn trong phương tiện hay không. Trường hợp có, lái xe sẽ bị kiểm tra định lượng bằng việc thổi trực tiếp vào máy để xác định nồng độ cồn.
Tại khu vực trên, trong khoảng 1 giờ, CSGT kiểm tra 5 trường hợp thì có 4 vi phạm nồng độ cồn.
Nhiều trường hợp bị lập biên bản vi phạm
Trung tá Phạm Minh Đức, Đội phó Đội CSGT Nam Sài Gòn, đánh giá vào thời điểm cuối năm, tình hình giao thông trên địa bàn đơn vị đảm trách phức tạp hơn, trong đó khá phổ biến người chạy xe đã uống rượu bia.
Vào thời điểm giáp Tết, lượng người sử dụng rượu bia tăng cao.
Tuy nhiên, trung tá Đức cũng cho biết việc xử lý các vi phạm nồng độ cồn, nhất là dịp giáp Tết gặp nhiều khó khăn bởi CSGT gặp không ít trường hợp tài xế "cù nhầy". "Có trường hợp chúng tôi phải mất tới 3-4 giờ mới xử lý xong vì tài xế không hợp tác. Thậm chí có người còn nói "quen biết" để can thiệp rồi khi không được thì quay lại phản ứng tiêu cực với CSGT" - Trung tá Đức nói.
Một phương tiện bị tạm giữ
Theo trung tá Đức, việc tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn thuộc chuyên đề mà đơn vị đang thực hiện liên tục trước nhiều vụ tai nạn giao thông liên quan đến tình trạng này gây ra, trong khi vào thời điểm giáp Tết nên lượng người sử dụng rượu bia tăng cao. "Qua đánh giá, 80 - 90% các vụ tai nạn giao thông xảy ra từ 18 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau nên chúng tôi tập trung vào những khung giờ này để tăng cường xử lý. Với riêng Đội CSGT Nam Sài Gòn, 9 tháng cuối năm 2018 đã giảm tai nạn so với cùng kỳ năm 2017 trên cả 3 mặt về số vụ, số người chết và số người bị thương" - Trung tá Đức cho biết.
Theo Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt Công an TP HCM, dịp cuối năm, đơn vị này hiện đã xây dựng kế hoạch cụ thể với nhiều chuyên đề, kết hợp giữa tuyên truyền và tăng cường kiểm tra, xử lý nhằm chấn chỉnh các vi phạm. Trong đó, với chuyên đề xử lý vi phạm nồng độ cồn, PC08 đã liên tục tổ chức các đợt ra quân ở nhiều khu vực, đặc biệt là trên các tuyến đường có nhiều nhà hàng, quán nhậu.
Trước đó, lãnh đạo Cục CSGT - Bộ Công an đã chỉ đạo từ ngày 16-12-2018 đến 15-2-2019 trong dịp Tết dương lịch, Tết nguyên đán, lễ hội Xuân 2019, các đơn vị, địa phương tăng cường nhân lực, phương tiện thực hiện đợt cao điểm lần 3 tại tất cả địa phương.
THU TRANG thực hiện
Theo NLĐO
Tài xế chạy tán loạn, lao xe "quyết tử" khi thấy CSGT xuất hiện bất ngờ Phát hiện lực lượng CSGT xuất hiện để xử lý tình trạng đậu xe dàn ngang trên QL1, ngay cửa ngõ huyết mạch TPHCM, để vào quán ăn cơm gây cản trở giao thông, các tài xế bỏ chạy tán loạn; thậm chí có người còn lái xe cố tình tông vào CSGT để tẩu thoát. Giữa trưa nay 6/4, Đội CSGT Rạch...