Cuối năm, ô tô nhập khẩu lép vế trước ô tô nội
Nếu như các năm trước, số lượng ô tô nhập khẩu vào Việt Nam tăng mạnh vào các tháng quý 4 thì năm 2020 này, lượng xe này lại đang có xu hướng giảm. Có nhiều lý do dẫn tới sự sụt giảm này.
Càng về cuối năm, lượng xe nhập càng giảm
Trong nhiều năm trước, những tháng cuối năm là thời gian “đẹp” của nhiều doanh nghiệp nhập khẩu xe hơi trong nước khi có số lượng xe tăng dần khoảng 10% mỗi tháng. Điều này dễ hiểu vì cuối năm là lúc nhu cầu mua xe của người dân tăng mạnh. Tuy nhiên, năm 2020 có vẻ “hơi khác” so với quy luật hàng năm.
Theo số liệu của Tổng cục Hải Quan, lượng nhập khẩu ô tô nguyên chiếc các loại (gồm xe con, xe trên 9 chỗ, xe tải, xe chuyên dụng) về Việt Nam trong tháng 11 đạt 12.237 xe, giảm 10,4% so với tháng trước với 13.653 chiếc. Lũy kế 11 tháng đầu năm là 92.261 xe, tương đương trị giá hơn 2 tỷ USD, giảm 30,5% về lượng và 31,2% về trị giá so với cùng kỳ 2019.
Riêng mảng ô tô con, các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô của Việt Nam trong 11 tháng qua nhập 68.104 xe, cũng giảm đến 31,4% so với cùng kỳ năm trước. Ba quốc gia mà Việt Nam nhập khẩu nhiều xe nhất vẫn là Thái Lan, Indonesia và Trung Quốc.
Xe nhập khẩu có xu hướng giảm vào những tháng cuối năm
Nếu nói thị trường xe hơi trong nước những tháng cuối năm 2020 không sôi động là không chính xác. Theo báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), trong tháng 11 toàn thị trường vẫn đạt 36.359 xe, bao gồm 28.755 xe du lịch 7.122 xe thương mại và 482 xe chuyên dụng. Trong đó, doanh số xe du lịch ghi nhận mức tăng trưởng xấp xỉ 13% so với tháng trước.
Và thực tế, dù lượng xe nhập khẩu giảm sâu so với tháng 10 cũng như cùng kỳ năm trước nhưng linh kiện và phụ tùng ô tô các loại nhập về nước lại đạt giá trị 427 triệu USD, tăng 8,2% so với tháng 10.
Mặt hàng này về Việt Nam chủ yếu xuất xứ từ Hàn Quốc với trị giá 113 triệu USD; Thái Lan 86 triệu USD; Nhật Bản với 80 triệu USD và Trung Quốc 75 triệu USD đều tăng so với tháng trước. Bốn quốc gia này chiếm tỷ trọng 83% trong tổng trị giá nhập khẩu mặt hàng này của cả nước trong tháng qua.
“Giải mã” nguyên nhân
Các chuyên gia chỉ ra rằng, nguyên nhân chính của việc sụt giảm về số lượng xe nhập khẩu là do nhiều quốc gia có lượng xuất khẩu xe mạnh vào Việt Nam như Thái Lan, Indonesia và cả Trung Quốc vẫn đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19.
Đại dịch đã làm gián đoạn sản xuất, có giai đoạn bị cắt đứt nguồn cung khiến các nhà máy đặt tại các quốc gia này bị sụt giảm về sản lượng xe. Việc nhập khẩu ô tô trong bối cảnh dịch bệnh cũng khó khăn hơn các năm trước rất nhiều.
Video đang HOT
Nếu xét về tính kinh tế, các nhà nhập khẩu xe cũng không dám mạnh tay nhập số lượng lớn vào thời điểm cuối năm bởi chỉ 1 tháng nữa là bước sang năm mới, những xe có số VIN sản xuất từ 2020 sẽ gặp khó khăn khi bán vào năm 2021. Đó là chưa kể những xe này có thể bị lỗi thời, tồn kho, lúc đó thiệt hại đối với các nhà nhập khẩu xe là không nhỏ.
Một số mẫu xe được đưa về lắp ráp hoàn toàn hoặc một phần tại Việt Nam trong năm 2020
Trong năm 2020, một loạt mẫu xe “hot” có doanh số cao tại thị như Toyota Fortuner, Honda CR-V, Mitsubishi Xpander đã được các hãng chuyển về sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam. Với doanh số trên 1.000 chiếc/tháng, những mẫu xe trên đã kéo lượng nhập khẩu giảm đáng kể so với cùng kỳ.
Một nguyên nhân quan trọng nữa mà các chuyên gia chỉ ra, đó là sự “nổi dậy” của các mẫu xe sản xuất trong nước, đặc biệt là của một loạt “tân binh” với doanh số khủng như KIA Seltos, KIA Soluto hay bộ ba “nhà” Vinfast là Fadil, Lux A2.0 và Lux SA2.0.
Cùng với đó là hàng loạt mẫu xe ra mắt bản nâng cấp mới vào dịp cuối năm như Honda City, Hyundai Accent, KIA Sorento, KIA Morning,… khiến sức hút từ các mẫu xe lắp ráp tăng lên đáng kể.
KIA Seltos được lắp ráp trong nước. Vừa ra mắt thị trường, mẫu xe này đã lập tức tạo nên doanh số ấn tượng.
Và một lý do không thể không nhắc đến đó là xe sản xuất, lắp ráp trong nước đang được hưởng chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ trong năm 2020 theo Nghị định 70/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Điều này khiến giá lăn bánh của xe sản xuất trong nước giảm đến vài chục triệu đồng. Nhiều người dân đã ưu tiên mua xe trong nước trước thời điểm 31/12 để “chạy” phí.
Các chuyên gia dự báo, trong năm 2021, khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát và xe trong nước không còn được hưởng ưu đãi về lệ phí trước bạ như hiện nay thì lượng xe nhập khẩu sẽ có chiều hướng tăng nhẹ. Tuy vậy, việc đưa những mẫu xe nhập khẩu “ăn khách” về sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam vẫn sẽ là xu hướng trong năm 2021.
Những chính sách tác động đến thị trường ô tô Việt Nam năm 2020
Ô tô lắp ráp trong nước hưởng lợi từ chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ, miễn thuế nhập khẩu một số linh kiện, vật liệu... trong khi "nút thắt" thủ tục đối với ô tô nhập khẩu cũng dần được tháo gỡ tạo nên những thay đổi trên thị trường ô tô Việt Nam năm 2020.
Nhiều chính sách mới góp phần tháo gỡ khó khăn, mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh ô tô trong năm 2020
Năm 2020 đầy biến động, khó khăn đang dần khép lại. Đối với ngành ô tô tại Việt Nam, 2020 là một năm nhiều thách thức nhưng cũng mở ra nhiều cơ hội để cho các nhà sản xuất, kinh doanh. Trong bối hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống đều bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 bùng phát, nhiều chính sách mới, linh hoạt từ phía nhà nước được ban hành đã góp phần tháo gỡ khó khăn đồng thời mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh ô tô.
Nhiều chính sách mới góp phần tháo gỡ khó khăn đồng thời mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh ô tô
Dưới đây là những chính sách mới tác động đến thị trường ô tô Việt Nam năm 2020:
Nghị định 17/2020, cởi nút thắt cho hoạt động nhập khẩu ô tô
Sau hơn 2 năm triển khai, những "nút thắt" trong hoạt động nhập khẩu ô tô của các doanh nghiệp kinh doanh ô tô tại Việt Nam, quy định tại Nghị định 116/2017, đã dần được tháo gỡ.
Theo đó, giữa tháng 2.2020 Chính phủ ban hành Nghị định 17/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều kiện liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Công thương. Trong đó, đáng chú ý Nghị định 17/2020 đã gỡ bỏ một số quy định về giấy chứng nhận kiểu loại, kiểm tra theo từng lô xe nhập khẩu... trước đó, từng được quy định tại Nghị định 116/2017, khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động nhập khẩu ô tô vào Việt Nam.
Những "nút thắt" trong hoạt động nhập khẩu ô tô đã dần được tháo gỡ
Các mẫu ô tô chưa qua sử dụng được nhập khẩu sẽ không cần giấy chứng nhận kiểu loại (VTA) như trước mà thay vào đó sẽ được đánh giá kiểu loại ngay tại Việt Nam, dựa trên việc kiểm tra, thử nghiệm mẫu xe đại diện và kết quả đánh giá điều kiện tại cơ sở sản xuất (nếu quốc gia đó không tự chứng nhận). Tần suất đánh giá kiểu loại tối đa 36 tháng/lần.
Trong khi đó, các mẫu mã ô tô đã có Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại (VTA) không cần phải kiểm, đánh giá lại. VTA đã được cung cấp sẽ có hiệu lực trong vòng 36 tháng. Sau thời hạn này, ô tô mới cùng kiểu loại nhập về mới phải đánh giá lại kiểu loại.
Nghị định 70/2020 về việc giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô lắp ráp sản xuất trong nước
Bên cạnh nỗ lực giảm giá của các doanh nghiệp kinh doanh ô tô, để kích cầu thị trường và giải quyết bài toán ô tô tồn kho ngàng càng tăng... Các thành viên thuộc Hiệp Hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) đã đề xuất phương án giảm một số loại thuế phí, trong đó có lệ phí trước bạ để "giải cứu ngành ô tô", giúp các hãng xe tháo gỡ khó khăn.
Ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước được giảm 50% lệ phí trước bạ từ ngày 28.6 đến 31.12.2020
Sau gần 3 tháng xem xét, cuối cùng Chính phủ cũng đồng ý phương án giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước đến hết năm 2020. Cụ thể, Nghị định 70 được Thủ tướng Chính phủ ký bán hành có hiệu lực ngay từ ngày 28.6 đến 31.12.2020 quy định tính lệ phí trước bạ lần đầu với xe ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự được sản xuất, lắp ráp trong nước bằng 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với các loại xe này quy định tại Nghị định số 20/2019/NĐ-CP và các quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Chính sách này, đã tạo ra nhiều hiệu ứng tích cực trên thị trường ô tô, đặc biệt trong giai đoạn cuối năm 2020. Ô tô lắp ráp trong nước được giảm 50% lệ phí trước bạ góp phần thu hút khách hàng mua xe. Doanh số bán nhiều doanh nghiệp ô tô theo đó cũng được cải thiện. Nhiều mẫu ô tô nhập khẩu theo đó cũng giảm giá hoặc được nhà phân phối hỗ trợ lệ phí trước bạ để cạnh tranh xe lắp ráp trong nước.
Nhờ chính sách giảm lệ phí trước bạ, sức mua ô tô hồi phục mạnh mẽ trong những tháng cuối năm
Đặc biệt, trong 2 tháng cuối năm thời điểm chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ gần hết hiệu lực và Bộ Tài chính kiến nghị không tiếp tục kéo dài thời gian giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước sau ngày 31.12.2020... Thị trường ô tô hồi phục mạnh mẽ khi người tiêu dùng mang tâm lý "mua ô tô chạy lệ phí trước bạ".
Thuế nhập khẩu một số nguyên, vật liệu linh kiện để sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước giảm về 0%
Bên cạnh chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ, các DN lắp ráp, sản xuất ô tô trong nước tiếp tục được hưởng lợi từ chính sách khi Nghị định 57/2020/NĐ-CP với nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 122/2016/NĐ-CP về biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan chính thức có hiệu lực từ hôm nay 10.7
Từ ngày 10.7.2020 thuế suất thuế nhập khẩu nhiều loại linh kiện để lắp ráp ô tô mà trong nước chưa sản xuất được sẽ chính thức giảm về mức 0%
Theo quy định tại khoản 1, Điều 7b được bổ sung của Nghị định 57/2020, thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 0% áp dụng từ ngày 10.7.2020 đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được để sản xuất, gia công (lắp ráp) các sản phẩm hỗ trợ ưu tiên phát triển cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô (gọi tắt là sản phẩm CNHT ô tô).
Như vậy, ngày 10.7.2020 thuế suất thuế nhập khẩu nhiều loại linh kiện để lắp ráp ô tô mà trong nước chưa sản xuất được sẽ chính thức giảm về mức 0%. Theo Nghị định 57/2020, ngoài các doanh nghiệp (DN) sản xuất, gia công (lắp ráp) linh kiện, phụ tùng ô tô, chính sách này cũng áp dụng với các DN sản xuất, lắp ráp ô tô tự sản xuất, gia công (lắp ráp) linh kiện, phụ tùng ô tô. Loại nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu thuộc hiện hưởng thuế nhập khẩu 0% phải đáp ứng các điều kiện tại Nghị định 57/2020 và các quy định liên quan.
Chính sách này góp phần tạo động lực cho các DN ô tô tiếp tục đầu tư sản xuất ô tô tại Việt Nam. Nhiều mẫu mã ô tô vốn hút khách như Mitsubishi Xpander, Honda CR-V... từng nhập khẩu dần được chuyển sang lắp ráp tại các nhà máy ở Việt Nam.
Gần cuối năm, ô tô nhập khẩu về nước giảm mạnh Lượng ô tô nhập khẩu nguyên chiếc về nước trong tháng 11 đạt 12.237 xe, giảm 10,4% so với tháng trước. Tình từ đầu năm đến nay, số ô tô nhập khẩu nguyên chiếc đạt 92.000 chiếc, giảm 30,5% so với cùng kỳ 2019. Gần cuối năm, ô tô nhập khẩu về nước giảm mạnh Theo số liệu thống kê của Tổng cục...