Cuối năm nhiều kế toán trường học đau đầu vì các khoản chi
Nếu chi tiêu có kế hoạch, đúng mục đích thì cuối năm thầy cô còn được chút tiền thưởng. Còn không, đến bữa cơm tất niên cũng chỉ là ăn cơm “ngó”.
Không phải một mà khá nhiều kế toán đã chia sẻ nỗi khổ sở, sự áp lực của mình khi phải tìm “trăm phương ngàn kế” để hợp thức hóa khá nhiều khoản chi trong nhà trường vào dịp cuối năm để kết toán quỹ.
Cuối năm không ít kế toán hoa mặt chóng mày để hợp thúc hóa một số chứng từ đã chi cho hợp lý ( Ảnh chỉ mang tính minh họa: Giacngo.vn)
Có điều, họ đã mạnh dạn nói ra những góc khuất của nghề nhưng không đủ dũng cảm để lộ danh tính. Bởi:
“Tụi mình còn công việc, còn gia đình, không phải chỉ sống riêng cho mình được”.
Vô số những khoản chi không có trong quy định
Có thể kể ra những khoản như liên hoan trong nhà trường. Thường thì mỗi trường ít nhất cũng có buổi gặp mặt cuối năm trước khi nghỉ Tết. Buổi gặp mặt đầu năm sau kỳ nghỉ hè hay sau Hội nghị công nhân viên chức.
Một bữa ăn mặn cũng tốn từ vài triệu đến dăm triệu đồng cho một trường có từ vài chục giáo viên.
Rồi, tiền quà cáp cấp trên ngày lễ, Tết (món này không thể thiếu được).
Tiền tiếp khách khi trường có thanh kiểm tra, có các đoàn khách tới thăm, tiền sếp đi ngoại giao công việc, tiền ủng hộ, hỗ trợ khi cấp trên có việc yêu cầu, đến cả tiền ma chay, cưới xin các kiểu…
Những khoản chi không có trong quy định thì đương nhiên khi đã chi rồi kế toán phải tìm mọi cách hợp thức hóa phiếu chi.
Điều này vô cùng quan trọng, nếu làm không hợp lý, khi thanh tra về kế toán chỉ có nước bỏ tiền túi ra đền và có khi còn liên quan đến pháp luật.
Đau đầu tìm cách hợp thức hóa các khoản chi
Video đang HOT
Cô H. một kế toán lâu năm tại một trường tiểu học cho biết: “Nhiều khi cũng phản đối những khoản chi ngoài quy định nhưng hiệu trưởng cho biết có những thứ không thể không chi”.
Ví như, phòng giáo dục gợi ý có buổi gặp mặt toàn ngành, mỗi trường ủng hộ 1 triệu đồng, trường mình sao từ chối?”
Hay như nhà sếp có đám tang, nhiều trường học đều đi viếng, sao trường mình không đi?
Hay việc trường tiếp đoàn thanh kiểm tra, công nhận chuẩn chẳng lẽ nhà trường không thể đãi đoàn một bữa ăn trưa?
Chưa nói chuyện quà cáp vào các ngày lễ, Tết đã trở thành phong trào. Trường nào cũng đi, trường mình không đi sẽ bị liệt vào dạng “cá biệt”, lúc đó thì tha hồ mà lãnh hậu quả.
Chi những khoản như thế nên “Việc hợp thức hóa các khoản chi đâu phải chuyện dễ, kê thế nào cho hợp lý mới là chuyện khó”.
Nói rồi cô H. ví dụ như việc xé nhỏ các khoản đã chi để kê ké vào những khoản được phép chi như văn phòng phẩm, sửa chữa máy móc trong trường, mua sắm một số trang thiết bị, sách vở, đồ dùng dạy học…
Chi nhiều, giáo viên không có tiền Tết cũng là điều dễ hiểu.
Giáo viên không có tiền thưởng Tết, không có lương tháng 13 như một số ngành nghề khác.
Tiền thưởng có được phụ thuộc vào việc chi tiêu số tiền hoạt động ngân sách cấp về trong một năm.
Nếu chi tiêu có kế hoạch, đúng mục đích thì cuối năm thầy cô còn được chút tiền thưởng. Còn không, đến bữa cơm tất niên cũng chỉ là ăn cơm “ngó”.
Thủy Trúc
Theo giaoduc.net
Muốn thưởng nhiều, xin mời các vị sang đó mà dạy!
Hiệu trưởng mặt đỏ nhừ, chuyển dần sang tái: "Công khai tài chính sẽ được công bố sau khi quyết toán, ai muốn thưởng nhiều, xin mời các vị sang đó mà dạy!".
Cuộc họp trở nên gay cấn khi hiệu trưởng thông báo "Do trường ta hoạt động hết ngân sách, nên tiền Tết năm nay chỉ có một triệu đồng cho mỗi giáo viên có thi đua hạng A, 800.000 đồng cho thi đua hạng B, 500.000 đồng cho thi đua hạng C".
Cả hội đồng im phắc, im như dự báo có cơn bão sắp đổ bộ. Sau đó là tiếng thở dài nín lặng của không ít giáo viên, gương mặt hiệu trưởng dần giãn ra, cuộc họp ... thành công rồi.
Không thể chờ lâu hơn, thầy giáo T. đứng lên xin phát biểu "Tôi xin hỏi hiệu trưởng, trường ... có biên chế từ lớp học, số lượng giáo viên, hoạt động trong năm cũng tương đồng với trường ta, tại sao tiền Tết họ gấp hơn ta cả chục lần?
Tôi không nói ai tham ô, tham nhũng, chỉ nói quản lý tài chính. Có phải do hiệu trưởng bên đó trẻ, quản lý tốt nên tiền Tết cao, còn trường ta ngược lại, phải không ạ?
Đề nghị thanh tra, công đoàn kiểm tra tài chính, báo cáo cho hội đồng được rõ".
Hiệu trưởng mặt đỏ nhừ, chuyển dần sang tái: "Công khai tài chính sẽ được công bố sau khi quyết toán, ai muốn thưởng nhiều, xin mời các vị sang đó mà dạy!".
Hiệu trưởng mặt đỏ nhừ, chuyển dần sang tái: "Công khai tài chính sẽ được công bố sau khi quyết toán, ai muốn thưởng nhiều, xin mời các vị sang đó mà dạy!". (Ảnh chỉ mang tính minh họa: Giacngo.vn)
Cuộc họp nào buồn nhất trong năm học?
Trong các cuộc họp hội đồng, "thú vị" nhất có lẽ là cuộc họp cuối năm, thông báo tiền "tăng thu nhập", "tiết kiệm chi", hay nói nôm na "thưởng Tết" của các trường học.
Trước cuộc họp, giáo viên đều đã có thông tin của các trường bạn về tiền Tết và "đoán già, đoán non" về tiền Tết của trường mình.
Với giáo viên trẻ, đa phần nhất trí ngay từ đầu với hiệu trưởng, dù chưa biết trường thưởng bao nhiêu; chỉ có "cây đa, cây đề" mới dám bày tỏ ý kiến.
Các "cây đa, cây đề" thường có kinh nghiệm hơn trong việc dự đoán số tiền Tết khi so sánh sự tương đồng về biên chế lớp, giáo viên, hoạt động của trường bạn. Cuộc họp sẽ vui vẻ khi số tiền Tết được thông báo thuộc dạng trung bình trở lên của địa phương và ngược lại.
Tại sao cùng một trường học, hiệu trưởng này quản lý thì thưởng trên trời, hiệu trưởng khác quản lý thì giáo viên không có Tết?
Trong địa phương, từ khi có sự luân chuyển hiệu trưởng, kế toán; có những hiệu trưởng, kế toán có "thương hiệu" gây "khiếp đảm" với giáo viên ở trường mà họ chuyển đến; "thương hiệu" chuyển đến đâu là y như rằng giáo viên trường đó "mất Tết".
Tại sao vậy?
Nói thẳng, họ là những người tham nhũng hoàn toàn hợp pháp. Họ tận dụng mối quan hệ để che đậy hành vi phạm pháp của mình; lách luật, tận thu từng đồng ngân sách sách dành cho giáo dục; chi một thanh toán hai ba, hồ sơ sổ sách "minh bạch" bằng chứng từ, hợp đồng hợp pháp.
Khi có tố cáo, họ chạy chọt, tạo mối quan hệ "ngay từ lần đầu tiên bị tố cáo"; chưa kiểm tra, họ đã biết lịch kiểm tra, có cách đối phó hợp pháp; người tố cáo trở thành "bị kỷ luật" vì tố cáo sai. Dần dần, những hiệu trưởng, kế toán có "thương hiệu" đứng trên luật pháp.
Không còn là công chức, hiệu trưởng "thương hiệu" có tác oai, tác quái?
Hiệu trưởng sẽ không là công chức, giáo viên không còn biên chế viên chức "suốt đời" của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019.
Luật này sẽ chính thức có hiệu lực từ 01/7/2020, đây được xem là công cụ, đòn bẩy quan trọng để hy vọng khi nó chính thức có hiệu lực thì nền giáo dục sẽ phát triển mạnh mẽ; giáo viên hy vọng tiền Tết sẽ tăng lên; không còn những cuộc họp buồn cuối năm về thưởng Tết!
Tín nhiệm hiệu trưởng không phụ thuộc vào tiền Tết, có những trường tiền Tết thấp nhưng hiệu trưởng vẫn được giáo viên yêu quý. Họ hiểu ngân sách hiệu trưởng chi cho giáo dục đã được tiết kiệm, chi hoàn toàn cho hoạt động nhà trường.
Mọi hoạt động đều được công khai minh bạch, hiệu trưởng thực sự vì học sinh thân yêu, vì sự nghiệp giáo dục.
Việc đánh giá hiệu trưởng phải lấy tín nhiệm của giáo viên bằng phiếu kín; sau khi lấy tín nhiệm phải công khai tại chỗ; những hiệu trưởng không được giáo viên tín nhiệm phải loại ngay khỏi vai trò quản lý.
Có như thế mới loại bỏ khỏi đội ngũ những hiệu trưởng, kế toán "thương hiệu" đang phá nát niềm tin của chính giáo viên trong các đơn vị trường học.
Lê Mai
Theo giaoduc.net
Thưởng Tết giáo viên - cái tài và cái tâm của hiệu trưởng Thưởng Tết nhiều thì khó chứ thưởng từ 1-2 triệu đồng/người chỉ cần hiệu trưởng muốn thì không có gì là khó cả. Giáo viên không có lương tháng 13 như nhiều ngành nghề khác, đồng nghĩa với việc giáo viên sẽ không có tiền thưởng Tết. Thưởng Tết của giáo viên thể hiện cái tài, cái tâm của hiệu trưởng (Ảnh minh...