Cuối năm đi mua quần jeans, chị em cần 4 mẹo sau để tìm được kiểu tôn dáng, giá rẻ mà mặc sang
Muốn tìm được chiếc quần jeans ưng ý thì bạn cần nắm vững 4 tips sau.
Quần jean là item cần phải có trong tủ đồ của mọi cô gái, nhưng bạn đã biết cách tìm được chiếc quần jean hoàn hảo để thân hình thon dài hơn chứ không già nua hay lộ đùi to hay chưa? Thực tế muốn tìm được chiếc quần jeans tôn dáng, đồ rẻ mà mặc sang như đồ đắt tiền thì không dễ chút nào. Đặc biệt cuối năm nhiều người có nhu cầu F5 tủ quần áo, vậy thì bạn cần ghim ngay 4 mẹo sau để tìm được item tôn dáng.
1. Chọn quần cạp cao để tôn dáng nhất
Khi chọn quần jeans, điều quan trọng nhất là bạn nên lưu ý đến vị trí của cạp quần. Cạp quần có thể giúp hack dáng đỉnh cao hoặc khiến bạn trông thấp bé hơn. Hãy nhìn vào hình ảnh dưới đây, cùng 1 cô nàng nhưng khi đổi 3 dáng quần khác nhau thì vóc dáng cũng thay đổi. Thông thường cạp quần cao trên rốn sẽ giúp tạo cảm giác eo thon và chân dài hơn so với quần cạp thấp, tạo tỷ lệ eo – hông hoàn hảo.
2. Chọn kiểu quần theo dáng người
Bên cạnh phần cạp quần thì bạn cũng cần chú ý đến tổng thể hình dáng của quần jeans nếu muốn tìm được item ưng ý.
Với những cô nàng có chân cong hoặc đùi hơi đầy đặn thì bạn nên chọn quần jeans dáng ống suông hoặc ống thuốc lá vì sẽ giúp che nhược điểm hiệu quả. Còn nếu bạn có đôi chân gầy khẳng khiu thì nên chọn quần ống rộng. Bạn có thể đọc thêm về bí kíp chọn quần jeans theo dáng người tại đây.
Video đang HOT
3. Màu sắc của quần jeans
Màu sắc và các họa tiết của quần jeans cũng có ảnh hưởng khá quan trọng đến tổng thể. Quần sáng màu thường tạo cảm giác chân trông to hơn, phù hợp với những cô nàng có đôi chân gầy. Còn quần tối màu lại có hiệu ứng khiến chân trông nhỏ lại, hợp với những cô nàng có đôi chân đầy đặn. Ngoài ra, nếu muốn tạo hiệu ứng chân trông nhỏ lại thì bạn có thể chọn những kiểu quần có phần vải phía trên đùi sáng màu, còn 2 bên cạnh lại tối màu giống như cô nàng bên phải dưới đây.
4. Chất liệu của quần jeans
Cuối cùng bạn đừng quên xem xét chất liệu của quần, chất liệu quyết định độ bền và sự thoải mái khi mặc mà còn có thể khiến hình ảnh của bạn trông sang chảnh hơn. Quần jean làm từ 100% cotton sẽ cứng hơn, ít co giãn và không dễ bị biến dạng, hay tạo cảm giác bai dão. Kiểu quần này hợp với những dáng quần suông hoặc quần ống thuốc lá vì khi lên dáng có độ cứng cáp nhất định.
Còn quần jeans có chất vải pha trộn với sợi thun lại có độ đàn hồi và độ mềm mại. Kiểu quần này tạo sự thoải mái, co giãn tốt khi mặc, tuy nhiên tương đối dễ biến dạng và nhăn. Đây thường là những mẫu quần skinny có độ ôm sát với cơ thể.
1001 thắc mắc: Đinh sắt trên quần jean có tác dụng gì?
Chiếc quần jean ra đời cách đây hàng trăm năm và vẫn là món trang phục được ưa chuộng trên thế giới. Mỗi chiếc quần bò đều có một vài chiếc đinh sắt kỳ lạ. Mục đích của chúng là gì vậy?
Quần jean - sản phẩm bảo hộ lao động?
Ra đời từ những mỏ vàng tại California vào 1848, nghe thật kỳ lạ phải không nào? Đúng vậy, những người công nhân đào vàng cần một chiếc quần có chất liệu thật bền, thật khó rách để phù hợp với công việc của họ.
Năm 1853, một người đàn ông tên Strauss cũng bỏ nhà theo những người đào vàng đến San Fransisco. Tuy nhiên, ông không đi đào vàng mà chỉ có ý định bán và sửa quần áo cho họ. Strauss đã tạo nên những chiếc quần jeans đầu tiên bằng những tấm vải dựng lều trại và nhuộm xanh chúng. Những chiếc quần jeans xanh huyền thoại ra đời từ đó.
Năm 1930, khi Hollywood làm phim về các cao bồi miền Tây nước Mỹ, chiếc "quần công nhân" này trở thành trang phục được nhiều người yêu thích.
Năm 1950, từ một trang phục của giới lao động bình dân, denim chất vải dùng để may quần jean trở nên phổ biến trong giới trẻ. Thậm chí, giới trẻ coi quần jeans là biểu tượng của sự sành điệu và phong cách.
Năm 1960 - 1970, Jean gây sốt với phong trào hippies, các chàng trai và cô gái sẽ bị coi như không sành điệu khi không có cho mình một món đồ jean. Trang phục của họ luôn rất lạ nhưng lại có nét phóng khoáng, tự do vùng vẫy. Họ mang đến một luồng văn hóa hoàn toàn mới mẻ, khác biệt.
Năm 1980, chiếc quần jean co giãn (jean stretch) đầu tiên được thiết kế, mở ra một trang mới cho lịch sử jean.
Từ năm 1990, ngoài màu xanh truyền thống, quần jean còn được nhuộm những màu khác mới lạ: hồng, đen, xám, trắng... kết hợp với nhiều kiểu khác là jeans mốc, jeans mài, rách gối, loang lổ .Giai đoạn này, chiếc quần jean biến hóa kỳ diệu để trở thành món đồ không thể không có trong tủ quần áo của tất cả mọi người trên toàn thế giới.
Vì sao quần jean có thêm những chiếc đinh tán?
Bạn có từng thắc mắc tại sao trên quần jean lại có mấy cái khuy bấm thừa thãi không? Sự tích của những cái nút này bắt nguồn từ những năm 1870, khi quần jean còn là sản phẩm bảo hộ lao động dành cho công nhân.
Một người thợ may người Do Thái tên Jacob Davis đã nhận ra mình đang phải sửa rất nhiều quần jeans của công nhân, mà tất cả đều chung một triệu chứng: rách toạc từ phần túi quần. Quá mệt mỏi, Davis đã nghĩ ra một phương pháp để giải quyết triệt để vấn đề này: gia cố lại túi quần bằng đinh tán.
Những chiếc nút tồn tại nhằm mục đích giúp chiếc quần jeans của bạn chắc chắn hơn. Và Jacob Davis cũng được xem là người đã khai sinh ra những chiếc quần bò chắc chắn hiện nay chúng ta đang sử dụng.
Có một chi tiết khá thú vị là vào thời điểm nghĩ ra ý tưởng, Davis đã sớm biết đây là một phát minh mang tính đột phá, nhưng không đủ khả năng biến nó thành hiện thực.
Cuối cùng, Davis đã nhờ cậy đến Levi Strauss - người khai sinh ra hãng quần bò huyền thoại Levi's - giúp một tay, cho ra đời những chiếc quần bò được gia cố bằng đinh tán.
Và ngày 20/5/1873 được coi là ngày sinh nhật của quần jean xanh, đó cũng là ngày Jacob Davis và Levi Strauss & Co. nhận được bằng sáng chế cho thiết kế này.
20.000 tấn chàm được sản xuất hàng năm chỉ để nhuộm quần jeans.
2 tỷ chiếc quần jeans được sản xuất mỗi năm.
1 chiếc quần jeans chỉ mất 15 phút để sản xuất.
60 tỷ đô la Mỹ là tổng giá trị ngành công nghiệp sản xuất quần jeans đặt ra vào năm 2023.
Vải làm ra quần jeans có tên gọi denim, nó xuất phát từ tên của một loại vải cứng gọi là serge, được sản xuất tại Nmes, Pháp.
Trên thế giới, Mỹ là thị trường tiêu thụ denim nhiều nhất, chiếm 39%. Về nhì là châu Âu 20%, thứ ba là Nhật Bản và Hàn Quốc chiếm 10%. Phần còn lại chiếm 21%.
Nhật Bản là nơi duy nhất còn dệt và nhuộm denim thủ công, do đó mức giá lẫn chất lượng thuộc hàng cao nhất thế giới.
Chiếc quần jeans đắt nhất thế giới thuộc về thương hiệu Secret Circus có giá 1,3 triệu đô la với kim cương trang trí quanh túi.
Bí quyết xử lý quần jean chật cực hay và không tốn kém Cùng tìm hiểu những phương pháp kéo dãn quần jean để có một chiếc quần vừa vặn như ý cho bạn. Một chiếc quần jeans mới giống như một đôi giày mới: chúng hiếm khi vừa vặn hoàn hảo cho đến khi mặc một thời gian dài. Chắc chắn, có một thời gian và địa điểm cho những chiếc quần jean bó sát...