Cuối năm đi lễ tạ chùa Thầy
Nằm gọn dưới chân một dải núi đá vôi hình vòng cung nổi lên giữa vùng đồng bằng xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội, chùa Thầy từ lâu đã là điểm đến vãn cảnh, cầu an của du khách thập phương.
Theo quan niệm của người Việt Nam, khi đã cầu phúc lành vào dịp đầu xuân thì cuối năm phải đi chùa lễ tạ. Do đó, vào những ngày giáp Tết, nhiều đền, chùa tấp nập dòng người đổ về hành lễ cuối năm.
Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 20 km về phía Tây Nam, theo đường cao tốc Láng – Hòa Lạc, bạn sẽ mất khoảng nửa tiếng đi xe để đến chùa Thầy. Ngoài sự linh thiêng, thoát tục, nơi đây còn là điểm đến đẹp, lý tưởng để kết hợp du lịch và chiêm bái.
Được xây dựng từ thời vua Lý Nhân Tông, cách nay khoảng nghìn năm trước, tương truyền, chùa được xây dựng trên thế đất hình con rồng, quay mặt về hướng Nam. Phía trước chùa, bên trái là ngọn Long Đẩu, lưng chùa và bên phải dựa vào núi Sài Sơn.
Nằm giữa Sài Sơn và Long Đẩu là một sân rộng nhìn ra hồ Long Chiểu hay Long Trì, tạo thành hàm của rồng. Từ sân này có hai cầu là Nhật Tiên Kiều và Nguyệt Tiên Kiều nối sang hai bên, tạo thành râu rồng.
Video đang HOT
Bắt đầu vào chùa, bạn sẽ thấy nhà Thủy Đình cổ kính, rêu phong, được ví là viên ngọc giữa miệng rồng. Vào những ngày lễ hội, nơi đây trở thành sân khấu của các nghệ sĩ múa rối nước.
Phần chính của chùa Thầy gồm ba tòa song song với nhau gọi là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng.
Chùa Hạ là nhà tiền tế, bày các tượng Đức Ông, Thánh hiền. Giữa chùa Hạ và chùa Trung có ống muống nối với nhau, tạo thành thế hạ công thượng nhất. Ống muống để tượng Bát bộ Kim Cương. Chùa Trung bày bàn thờ Phật, hai bên có hai tượng Hộ pháp, tượng Thiên vương.
Chùa Thượng tách biệt hẳn, nằm ở vị trí cao nhất, đồng thời là nhà thánh, nơi đây để tượng Di Đà tam tôn – tượng ba kiếp của thiền sư Từ Đạo Hạnh cùng tượng cha mẹ ông.
Chùa Thầy còn có hang Cắc Cớ, nơi lưu giữ những câu chuyện linh thiêng từ ngàn xưa, ngày nay còn lưu giữ bể xương người, là nơi những nam thanh nữ tú đến cầu duyên: “Gái chưa chồng trông hang Cắc Cớ/Trai chưa vợ nhớ hội chùa Thầy”. Ảnh: Xóm nhiếp ảnh.
Hội chùa Thầy diễn ra ngày 5 – 7/3 Âm lịch hàng năm. Không riêng gì ngày hội, những ngày cuối năm, lễ tết, tăng ni, Phật tử và du khách từ các nơi khác về chùa hành lễ rất đông.
Theo VNE
Nét yên bình nơi chùa cổ
Chùa Bích Động còn có tên "Bạch Ngọc Thanh Sơn Đồng", nghĩa là ngôi chùa bằng đá đẹp và trong trẻo như ngọc ở chốn thâm sơn cùng cốc.
Với kiến trúc theo kiểu chữ "Tam" trong Hán tự, ngôi chùa gồm ba tòa không liền nhau, tam cấp dựa vào thế núi từ thấp lên cao thành ba ngôi chùa riêng biệt là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng.
Để đến được chùa đầu tiên - chùa Hạ - du khách phải đi qua một chiếc cầu bằng đá với hai bên là hồ sen. Đây là ngôi chùa lớn nhất được xây bằng đá tảng mài nhẵn trên khối nền kè đá cao gần 2m. Cột thềm, lan can cũng chủ yếu được tạo dựng bằng đá. Ở bên trái và phải ngôi chùa có trồng hai cây thị và mít thế kỷ.
Cổng chùa Hạ lấp ló sau những lùm cây cả trăm năm tuổi. Ảnh: Tuấn Đào.
Từ chùa Hạ lên chùa Trung phải đi qua 120 bậc thang theo đường hình chữ S được đục bằng đá. Hai bên có nhiều cây xanh phủ bóng mát. Ngay phía trước chùa, cũng là cửa động có khắc hai chữ Hán "Bích Động".
Chùa Trung nằm kề cửa động. Trên vách núi có khắc chữ Hãn "Bích Động".
Trong số ba chùa, đây là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất với một nửa gắn vào hang động và một nửa lộ thiên. Đây cũng là động chính, thâm nghiêm, tĩnh mịch và có nhiều chi tiết trang trí cầu kỳ và tinh xảo như cô tiên, hổ phục, rùa bơi...
Hang Tối, nơi có các bức tương phật bằng đồng và chiếc chuông cổ.
Sau khi tham quan chùa Trung, bạn có thể đi vòng qua hang Tối có chuông cổ, tượng phật bằng đồng để tới chùa cuối cùng, là chùa Thượng. Ngay lối lên có nhiều cây lâu năm mọc bám rễ trên những tảng đá to. Từ đây, chỉ cần trèo thêm 22 bậc là tới nơi.
Các bậc cầu thang được đẽo gọt từ đá
Ngôi chùa này được xây trên điểm cao chót vót gần đỉnh núi. Xung quanh có nhiều cây đại cổ thụ tô điểm thêm cho khung cảnh chùa. Với những ai ưa mạo hiểm và khám phá, có thể tiếp tục trèo lên đỉnh núi để ngắm toàn cảnh Bích Động.
Những cây đại cổ thụ tô điểm thêm cho phong cảnh của chùa Thượng. Từ đây, du khách có thể bao quát khung cảnh cả một vùng Bích Động.
Chùa Bích Động không chỉ thu hút khách du lịch bởi kiến trúc độc đáo mà còn bởi khung cảnh hữu tình, thơ mộng xung quanh. Sau khi khám phá, bạn hãy dành thời gian để chiêm ngưỡng cánh đồng lau xung quanh, trải dài đến tận các chân núi.
Theo tapchilamdep
Thưởng ngoạn phong cảnh hữu tình của chùa cổ Bích Động Bên cạnh kiến trúc độc đáo, chùa Bích Động còn hấp dẫn du khách nhờ khung cảnh thơ mộng xung quanh. Chùa Hạ là điểm dừng chân đầu tiên của du khách. Cây hồng tổ trước chùa Hạ. Chùa Hạ còn nổi tiếng với cây thị thế kỷ. Chùa Trung nằm kề cửa động. Trên vách núi có khắc chữ Hãn "Bích Động"....