Cưới một single mom là cưới một kho báu
Mẹ tôi đã từng là một single mom. Mẹ đã cưới ba tôi và sinh ra tôi. Bởi thế, dù tôi chưa từng kết hôn nhưng cả cuộc đời tôi chỉ tìm kiếm những single mom để yêu.
Trước khi lấy ba tôi, mẹ đã qua một lần đổ vỡ. Ba tôi lúc đó vẫn còn là trai tân. Để cưới được mẹ, ba tôi đã phải chiến đấu rất ngoan cường với ông bà nội và cả dòng tộc. Cuối cùng, ba đã chiến thắng. Mẹ tôi đã chính thức được bước vào đại gia đình của chúng tôi.
Năm ấy, mẹ 29 tuổi, có một con gái riêng 4 tuổi. Một năm sau, tôi chào đời. Bốn năm sau đó là em gái tôi. Ba chị em chúng tôi vô cùng thân thiết. Thậm chí chưa khi nào chúng tôi nghĩ mình là con cùng mẹ khác cha.
Chị tôi, người chị cùng mẹ khác cha, năm nay cũng đã 40 tuổi, yêu kính ba tôi như ba ruột của chị. Mẹ tôi năm nay gần 70 nhưng vẫn lái xe máy đến thăm các con các cháu. Mẹ đã có một cuộc đời quá huy hoàng khi một tay chăm lo cho không chỉ 3 chị em chúng tôi mà còn cho cả đại gia đình nhà nội chúng tôi. Bà nội tôi trước khi mất vẫn nắm tay mẹ tôi và bảo là bà rất biết ơn mẹ tôi.
Ba tôi luôn nói với tôi rằng: Lấy vợ, hãy lấy người như mẹ! Và tất nhiên, chị tôi và em gái tôi đều là bản sao hoàn hảo của mẹ. Họ đều vô cùng hạnh phúc với nhà chồng nhờ những “chiêu” mẹ dạy, nhờ họ là phụ nữ giống như mẹ- một tấm gương.
Từ năm tôi 20 tuổi, tôi đã chỉ chú ý đến những người phụ nữ lớn tuổi hơn mình và đã qua một lần đò. Thật lòng là tôi không chủ ý, nhưng những phụ nữ đó mới khiến tôi chú ý. Tôi không thích những cô nàng mới lớn hay những phụ nữ tràn trề thanh xuân. Có lẽ vì tôi quá thần tượng và ngưỡng mộ mẹ mình nên cố tìm những người giống mẹ.
Mối tình đầu của tôi là một single mom, một chị chủ nhà hàng mà tôi làm thêm. Hồi ấy, ngay khi biết chị là một single mom, mắt tôi đã sáng bừng lên. Tôi nhận làm phục vụ không quan tâm gì đến lương lậu. Tôi luôn đi làm sớm nhất và về muộn nhất. Tôi luôn là một nhân viên nhiệt tình nhất. Cứ khi nào chị tới là tôi lăng xăng chạy quanh, rót nước cho chị, đỡ đồ cho chị. Con trai của chị nghịch ngợm nhưng tôi vẫn hết lòng bảo vệ nó. Nên chẳng mấy chốc, chị tin tưởng và giao tôi làm quản lý.
Tôi làm việc cần mẫn đến độ tôi coi đó như cơ nghiệp của mình vậy. Nhưng rồi, khi tôi lấy hết can đảm tỏ tình với chị thì mọi chuyện tan biến. Chị từ chối tôi thẳng thừng. Tôi đã tương tư và thất tình cả mấy tháng trời mới thông suốt được nhờ mẹ tôi. Mẹ bảo tôi về tâm lý của phụ nữ đã qua đổ vỡ như thế nào. Những lời chia sẻ của mẹ giúp tôi hiểu hơn và càng thương những single mom hơn.
Video đang HOT
Người vợ hiện tại của tôi cũng là một single mom.Cô ấy thực sự là một kho báu của đời tôi. (Ảnh minh họa)
24 tuổi, tôi mới có mối tình thứ 2. Lần này thì không ngố tàu như lần trước nữa. Lần này tôi cưa đổ được người phụ nữ ấy. Nhưng chúng tôi chỉ sống được với nhau khoảng 1 năm. Bởi người phụ nữ ấy vốn chỉ coi tôi như thứ đồ chơi hơn là một người bạn đời. Họ chỉ cần tôi cho những việc mà họ không tự làm được. Như điện nước trong nhà, như cậu chàng ngon giai của một bà chị từng trải. Khi tôi đặt vấn đề muốn đi xa hơn nữa, muốn về nhà tôi để tôi giới thiệu ba mẹ tôi, thì chị ấy từ chối.
Cuối cùng, chị ấy đi lấy một đại gia 2 đời vợ. Vì anh ta chu toàn được cho cuộc đời của chị. Dù khi đó, anh chàng đại gia kia cũng chỉ coi chị như thê thiếp không hơn. Tôi đã đau đớn vô cùng. Và rồi, vẫn là mẹ đã vực tôi dậy. Mẹ cho tôi thấy rằng có những single mom họ đã qua đổ vỡ, họ trở nên thực dụng hơn rất nhiều. Họ thà làm thê thiếp cho người có thể lo cho cuộc đời sau này của họ chứ họ không muốn mạo hiểm để bắt đầu một hôn nhân mới.
Người như mẹ tôi khá hiếm. Người mà coi tình yêu lớn hơn tất thảy. Người mà dám cược một ván mới dù đã từng thua trắng trong cuộc hôn nhân cũ. Phải đủ độc lập, đủ mạnh mẽ, đủ can đảm lắm mới dám vậy. Và mẹ bảo: Mẹ may mắn vì đã lấy được ba con. Điều đó khiến tôi muốn học như ba- muốn trở thành chỗ dựa tin cậy cho người phụ nữ của mình.
Năm 29 tuổi, tôi gặp cô ấy- người phụ nữ có đến 2 đứa con rồi. Để chuẩn bị cho mối tình thứ 3 của mình, tôi đã cày cuốc không mệt nghỉ. Đã có nhà riêng, xe riêng và một khối tài sản đủ để cưu mang một cuộc đời ai đó. Và cô ấy, thực sự là một kho báu.
Bằng tuổi với tôi và đã có 2 đứa con nhưng cô ấy vẫn xinh đẹp và mạnh mẽ vô cùng. Phụ nữ đã từng trải như thế, thực sự cưới về sẽ như có một kho báu vậy. Nhưng. Nhưng cuối cùng, chúng tôi vẫn chẳng thể đi xa hơn được với nhau.
Chỉ 2 năm. Lý do là cô ấy không muốn sinh con nữa. Cô ấy cũng không muốn kết hôn. Chỉ muốn cứ sống chung với nhau thế này. Không phải vì không tin tưởng tôi. Mà là vì cô ấy không tin tưởng vào chính cô ấy. Cô ấy sợ sẽ khiến tôi thất vọng. Dù tôi đã kể cô ấy nghe chuyện nhà mình. Dù cô ấy cũng từng gặp mẹ tôi và cũng vô cùng ngưỡng mộ mẹ tôi. Nhưng cô ấy không đủ niềm tin vào chính bản thân cô ấy.
Mãi sau này, khi đã chia tay rồi, tôi mới biết, thì ra cô ấy đã vô sinh. Tôi đau đớn lắm. Vì việc đòi cô ấy sinh con cho mình mà không biết rằng cô ấy không thể sinh con được nữa. Hồi đó, những thứ như thụ tinh hay mang thai hộ khá lạ lẫm với chúng tôi.
Đã từng có lúc tôi muốn buông xuôi. Tôi hết hy vọng vào việc tìm được một phụ nữ thực sự thuộc về mình. Vài cuộc tình chóng vánh với những single mom khiến tôi khá thất vọng. Vì họ thất bại trong hôn nhân cũ nên tư tưởng thất bại vẫn cứ đeo bám họ. Khiến họ cư xử khi thì cực đoan, lúc thì tự ti, lại có lúc lại u mê như thể họ vẫn đang sống trong cuộc hôn nhân cũ vậy. Họ chẳng rút ra được kinh nghiệm gì sau cuộc ly hôn ngoài sự căm hận chồng cũ hay cảm thấy có lỗi với con cái họ. Họ không chịu sống cuộc đời mới dù luôn miệng nói rằng họ hạnh phúc khi đã ly dị được gã chồng cũ của họ.
Năm nay tôi 36 tuổi. Người vợ hiện tại của tôi cũng là một single mom. Chúng tôi vừa tổ chức đám cưới được 3 năm. Ngoài con riêng của vợ, một cậu con trai 8 tuổi, chúng tôi còn có thêm 2 công chúa. 3 năm 2 đứa thì bạn biết rồi đấy. Chúng tôi khá hạnh phúc và mãn nguyện.
Cô ấy không là nữ cường nhân như mẹ tôi. Chỉ là một phụ nữ yêu con yêu chồng vô cùng và yêu bếp vô cùng. Cô ấy đến với tôi không giống như vừa ly dị mà như một phụ nữ mới toanh đang sống kèm với một đứa con vậy. Nhẹ nhàng, hiển nhiên. Chúng tôi yêu nhau như một gia đình mặc định.
Cậu con trai yêu tôi và cũng rất thần tượng bố ruột của cậu ấy. Tôi cũng gặp bố ruột của cậu để nói chuyện như 2 người đàn ông về việc nuôi dạy người đàn ông nhỏ kia. Dù tôi rất muốn chia sẻ việc nhà với vợ nhưng vợ tôi luôn đuổi tôi đi. Vợ tôi yêu việc nhà như chăm sóc một vườn cây vậy. Lúc nào cũng thấy cô ấy hân hoan chia sẻ đủ thứ chuyện. Tôi luôn mê mệt khi nhìn nụ cười của cô ấy. Nụ cười khoe cả lợi. Tôi luôn thích thú và cảm thấy được truyền cảm hứng khi nghe những câu chuyện nho nhỏ của cô ấy. Dù tôi biết việc vợ chồng cô ấy ly dị là do người chồng có người thứ 3 nhưng tôi chưa khi nào thấy vợ tôi buồn bã về việc đó.
Cô ấy nói: “Tình yêu luôn có những hạn kỳ. Người ta yêu nhau rồi bỗng nhiên hết yêu nhau là chuyện bình thường. Không còn duyên phận thì buông nhau ra thôi. Em chẳng nghĩ gì về chuyện anh ấy có người thứ 3 cả. Thứ em buồn chỉ là anh ấy đã hết yêu em nên mới có người khác thay thế. Sau này anh cũng vậy, nếu anh có ai đó khác bước vào tim anh thì em cũng sẽ tự động lui lại”.
Cô ấy coi mọi thứ thuận tự nhiên vô cùng. Cô ấy thực sự là một kho báu của đời tôi…
Nàng dâu bị ghét vì "ôm" lương chồng
Trước khi kết hôn, tôi được người lớn dặn dò kỹ lưỡng: 'Chồng là cái đó, vợ là cái om'. Vợ chồng tôi thảo luận và thống nhất với nhau về việc phân công giữ tiền và chi tiêu trong nhà.
Chồng là người chịu trách nhiệm tất cả các khoản chi tiêu hằng ngày. Thu nhập của tôi là khoản để dành. Các khoản tiền thưởng khác sẽ được gom chung "bỏ heo" để chi tiêu hiếu hỉ, quà cáp, các khoản phát sinh.
Nói chung, chồng kiếm được bao nhiêu, tôi đều "ôm" hết để chắc chắn rằng anh không có cơ hội "lúng liếng" với em nào bên ngoài.
Biết được chuyện này, nhà chồng không hài lòng tí nào. Hễ có dịp gặp tôi, mẹ chồng lại nói chuyện rất to với bố chồng, mà thực chất là nhắc nhở tôi: "Tội nghiệp thằng Tùng, từ hồi lấy vợ đến giờ, nó không biết đến lương là gì. Nó còn không có đến cả cơ hội lãnh lương nữa chứ".
Tôi cũng chẳng vừa, đứng trong bếp, tôi còn ni to hơn cả mẹ chồng: "Bao nhiêu tiền cũng vào miệng Tít với bố Tít hết đấy".
Không làm gì được, nhân dịp giỗ cụ, mẹ chồng xúi mấy bà cô, bà thím để "đánh úp" tôi. Thế là suốt cả buổi sáng hôm đó, mọi người bàn tán xôn xao về chủ đề lương lậu của chồng tôi.
Khơi mào là bà thím chồng: "Đôi lúc phụ nữ nên bỏ bớt gánh nặng cho mình mà chuyển sang cho đàn ông. Để cho đàn ông biết giữ tiền không sướng. Để chồng giữ tiền cũng là một cách "dạy" cho đàn ông biết lo, quan tâm đến đời sống gia đình, tự lập trong quản lý tài chính, chi tiêu và hiểu được nỗi vất vả của phụ nữ khi phải cân đối, đánh vật với cơm áo gạo tiền, đủ thiếu trong nhà...".
Bà thím có vẻ hơi "lạc đề" nên bị mẹ chồng tôi cắt ngang rồi "chuyển hướng": "Thằng Tùng dại lắm! Lương cứng lương mềm, tiền làm thêm làm nếm đều đưa cho vợ nó hết. Hôm nọ nó giấu giếm được 5 triệu, lén lút đưa cho mẹ, còn dặn là đừng để Oanh biết, cô ấy sẽ giận.
Tôi thương con vô cùng, mà càng nghĩ càng ức cái Oanh. Nó làm vợ mà không biết thương chồng, đàn ông ra ngoài mà không có tiền thì bí lắm, mất hết tự tin. Đành rằng nó giữ lương cứng, nhưng khoản kiếm thêm thì phải để thằng Tùng tự quản chứ, ai lại ôm hết như thế".
Bà cô ngồi đối diện hoàn toàn đồng tình với mẹ chồng tôi: "Chị nói phải, từ ngày lấy vợ, em thấy thằng Tùng gầy hẳn đi, chắc nó khổ sở lắm. Làm việc vất vả là thế, nhưng thu nhập bao nhiêu vợ nó hưởng hết".
Nghe đến đây, tôi không thể nhịn được nữa. Quăng rổ rau xuống đất, tôi vào phòng khách, nói thẳng: "Mẹ ơi, mẹ không hài lòng gì với con thì cứ góp ý thẳng, sao lại mang chuyện trong nhà để nói ở đây ạ?".
Bà cô phản ứng ngay lập tức: "Cháu nói thế là có ý gì? Ở đây toàn người nhà, ta là cô ruột của chồng cháu cơ mà. Chị ơi, con bé này cần phải được dạy dỗ lại".
Tranh thủ có người cùng "phe", mẹ chồng tôi cũng mạnh miệng hơn ngày thường: "Cô nói phải đấy, trước đây dù biết con hỗn nhưng mẹ vẫn nhịn vì nghĩ bố mẹ không chấp con cái. Nhưng càng ngày con càng ghê gớm nên mẹ phải nói cho biết, ở trong cái nhà này, kính trên nhường dưới là điều vô cùng quan trọng. Trên con còn có chồng, trên chồng con là bố mẹ. Con xem, con chẳng coi ai ra gì, mẹ nói con cãi, cô nói con cũng cãi".
Tự nhiên phải nghe những lời dạy dỗ không đâu. Tôi quyết tâm "cãi" cho ra nhẽ: "Con biết lâu nay mẹ không hài lòng chuyện con quản lý kinh tế trong nhà, nhưng mẹ biết không, phụ nữ nào chẳng thế. Con biết, mẹ cũng cầm hết lương của bố. Cô biết không, có lần cháu từng nghe cô nói, cô phải ôm hết lương của chú, để đảm bảo rằng chú không có cơ hội chè chén, vung tiền ngoài hàng quán.
Con nói thật, người vợ nào chẳng vậy, và đã là phụ nữ thì nên hiểu và thông cảm cho nhau. Con nghĩ mình chẳng làm gì sai cả".
Nghe đến đây, mẹ chồng tôi không giữ được bình tĩnh nữa, bà lớn tiếng: "Chị giỏi quá cơ! Bây giờ chị dạy dỗ cả mẹ chồng đấy".
Chồng tôi ở trên gác vội vàng chạy xuống, mặt đỏ gay: "Con xin mẹ, con xin các thím các cô, mọi người đừng hành hạ vợ con nữa. Chuyện ai quản tài chính là do chúng con bàn bạc rồi mới quyết định, đây là chuyện riêng của nhà con, mọi người đừng can thiệp hay bàn tán nữa ạ. Con nghe mà nhức hết cả đầu".
Dưỡng sinh dẫu có đắt đến đâu, cũng không tốn kém bằng việc này Dưỡng sinh có đắt tới đâu, cũng không đắt bằng tiền viện phí. Thực ra, đó là một chân lý vô cùng đơn giản của cuộc sống, nhưng đáng tiếc nhiều người lại không nhận ra. 1. Một cô công nhân dọn vệ sinh đi làm thẻ tập dưỡng sinh. Nhiều người cười nhạo, thu nhập của cô mỗi tháng chỉ được vài...