Cưới không xin phép, cặp đôi Ấn Độ bị tra tấn dã man
Một cặp vợ chồng trẻ Ấn Độ đã bị chính gia đình nhà gái bắt cóc và tra tấn như thời trung cổ vì “ cưới không xin phép”.
Vụ việc xảy ra tại Alirajpur, bang Madhya Pradesh và được một trong những kẻ tấn công quay lại rồi chia sẻ trên mạng.
Hình ảnh cắt từ clip ghi lại cảnh tượng cặp đôi bị gia đình nhà gái tra tấn.
Indian Today dẫn nguồn tin cảnh sát cho biết, cặp uyên ương lớn lên cùng làng. Họ mới kết hôn vào tháng Năm bất chấp sự ngăn cản của gia đình cô dâu. Sau đó, cả hai chuyển tới Gujarat để làm việc.
“Cặp đôi trở về Alirajpur vào tuần trước và ở tạm nhà của một người chú bên đằng nội. Cha mẹ cô gái biết tin nên đã dùng súng cưỡng chế, bắt cóc họ vào ngày 25.7″, Vikas Kapis, một cảnh sát địa phương nói với NDTV.
Cặp đôi dẫn cảnh sát tới hiện trường xảy ra vụ bắt cóc. Ảnh: ANI.
Không những thế hai vợ chồng trẻ còn bị đánh đập, lột quần áo và bắt uống nước tiểu, thậm chí người vợ còn bị cắt tóc vì “làm xấu mặt gia đình”.
Cặp đôi đã làm đơn kiện bố của cô gái, hai người chú và ba người khác.
Video đang HOT
Họ đã làm đơn kiện bố cô gái và 5 người khác. Ảnh: ANI.
Cũng theo cảnh sát Vikas, họ trở về làng vì tưởng đã giảng hòa được với nhà gái.
“Để nộp phạt, chúng tôi đã đem 70.000 Rupee (hơn 23 triệu đồng) tiền mặt và hai con dê sang nhà gái. Họ đã nhận vậy mà vẫn ra tay với chúng tôi”, các nạn nhân khai báo.
Theo Sầm Hoa (Vietnamnet)
Những địa ngục trần gian đội lốt trường học tại gia ở Mỹ
13 đứa con nhà Turpin chỉ là một phần trong nhiều trẻ em Mỹ bị tra tấn, hành hạ trong các mô hình "trường học tại nhà" của bố mẹ.
Nhà của vợ chồng Turpin được đăng ký là "trường tư", nơi 13 đứa con bị cầm tù, hành hạ. Ảnh: ABCNews.
Vụ 13 đứa trẻ nhà Turpin ở thành phố Perris, bang California bị bố mẹ xiềng xích, cầm tù và ngược đãi trong nhà suốt nhiều năm đang gây chấn động dư luận nước Mỹ và thế giới. Vụ việc này một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng trẻ em bị bố mẹ ngược đãi, hành hạ trong mô hình "trường học tại gia" đang ngày càng phổ biến ở Mỹ, theo Huffington Post.
Ngôi nhà nơi 13 đứa trẻ bị tra tấn được bố mẹ chúng đăng ký là "trường tư", nơi họ tự dạy dỗ con mình và không cho chúng tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Thế nhưng, suốt nhiều năm, ngôi trường tại gia này đã chứng kiến cảnh những đứa trẻ bị xích vào giường, bàn ghế, bị đánh đập và suy dinh dưỡng, trở nên nhút nhát, ngơ ngác khi tiếp xúc với người lạ.
Đây không phải là vụ ngược đãi trẻ em duy nhất trong mô hình trường học tại gia ở Mỹ. Trong nghiên cứu về tình trạng tra tấn trẻ em năm 2014, Barbara Knox, chuyên gia tại Đại học Wisconsin, nhận thấy 47% nạn nhân tuổi đi học bị ngược đãi đều bị bố mẹ bắt bỏ trường để ở nhà tự học và 29% nạn nhân chưa từng được đăng ký tới trường học.
Theo số liệu của Trung tâm Thống kê Giáo dục Quốc gia, khoảng 3,4% trẻ em từ 5 đến 17 tuổi ở nước Mỹ được giáo dục tại gia vào năm 2012, tăng gấp đôi so với năm 1999. Một số nghiên cứu cho thấy giáo dục tại gia mang lại một số lợi ích, chẳng hạn như học sinh trải qua môi trường này đạt điểm thi vào đại học cao hơn so với bạn bè. Tuy nhiên, mô hình này cũng ẩn chứa những điều kiện thuận lợi cho tình trạng ngược đãi, hành hạ trẻ em của một số phụ huynh.
Trong những vụ việc trẻ em bị ngược đãi trong "trường học tại gia", hơn 40% trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng như thương tích hay tử vong cho nạn nhân, trong đó có nhiều em bị cầm tù. Calista Springer, cô bé 13 tuổi ở Michigan, bị bố mẹ xích trong nhà để tự giáo dục và thiệt mạng trong đám cháy năm 2009 vì không thể tự giải thoát mình.
Cậu bé Christian Choate bị bố mẹ nhốt vào lồng sắt trong tình trạng trần truồng tại ngôi nhà ở bang Indiana. Cậu bé qua đời năm 2009 ở tuổi 13, nhưng cái chết của cậu chỉ được nhà chức trách phát hiện hai năm sau đó.
Ở Arizona, một cô bé 14 tuổi bị nhốt trong phòng ngủ suốt hơn một năm, thậm chí còn nhiều lần bị bố cưỡng hiếp. Trong một lần cả gia đình ra ngoài, cô bé đã đạp cửa, chạy ba km đến nhà một bạn học cũ và báo cảnh sát.
Ở Ohio, một cặp vợ chồng buộc 11 đứa trẻ khuyết tật mà họ nhận nuôi phải ngủ trong lồng sắt. Cũng giống như vợ chồng Turpins ở Perris, hai người này nói với các điều tra viên rằng họ không làm điều gì sai trái.
Ở Florida, hai chị em bị bố mẹ nhốt vào lồng và đánh bằng roi da. Tại bang Georgia gần đó, Mitch Comer bị bố mẹ nhốt trong phòng ngủ gia đình suốt 4 năm. Khi Comer đủ 18 tuổi, bố mẹ cậu đưa cho cậu địa chỉ của các trung tâm thu nhận người vô gia cư và đẩy cậu lên một chiếc xe bus tới Los Angeles.
Theo các nhà hoạt động vì quyền giáo dục của trẻ em Mỹ, những bi kịch tại các địa ngục trần gian đội lốt "trường học tại gia" này phản ánh những bất cập trong hệ thống giáo dục của Mỹ, khi các mô hình giáo dục tại nhà vẫn được cấp phép hoạt động với rất ít sự giám sát, kiểm soát.
Chỉ có vài bang ở Mỹ quy định các "trường học tại gia" phải thường xuyên liên lạc với các thanh tra viên chuyên ghi nhận những vụ việc trẻ em bị tình nghi ngược đãi hay bỏ bê. Bang California là một trong 15 bang yêu cầu bố mẹ dạy con tại nhà phải đăng ký vận hành trường tư với chính quyền.
Tuy nhiên, thủ tục đăng ký rất đơn giản và nhanh chóng, khi họ chỉ phải thông báo địa chỉ nhà, chương trình học và phương pháp điểm danh. Bố mẹ không bắt buộc phải được kiểm tra lý lịch tư pháp, cũng không cần có chứng chỉ nào về nghiệp vụ sư phạm.
11 bang của Mỹ thậm chí còn không yêu cầu bố mẹ phải đăng ký khi tự dạy con tại nhà. Đây chính là lỗ hổng để những ông bố bà mẹ ngược đãi con cái có thể khai thác, bởi họ có thể cách ly con mình khỏi xã hội và hành hạ, tra tấn chúng trong nhiều năm mà không ai hay biết.
Sợi xích bố mẹ của Calista Springer dùng để xích cô bé vào giường. Ảnh: Jgruenke.
"Có nhiều gia đình tự giáo dục con và đem lại kết quả tuyệt vời, nhưng chưa có các quy định cụ thể trong luật để bố mẹ buộc phải đạt được kết quả như vậy. Thế nên có những gia đình có thể cách ly hoàn toàn con cái của mình với phần còn lại của xã hội", Rachel Coleman, giám đốc Liên minh Giáo dục Tại nhà Có trách nhiệm, nói.
Địa ngục trần gian
Cũng giống như 13 đứa con nhà Turpin, Comer được tìm thấy trong tình trạng suy dinh dưỡng nặng. Khi phát hiện cậu ta ở California, cảnh sát tưởng rằng cậu thanh niên 18 tuổi này mới chỉ 12 tuổi bởi thân hình quá còi cọc. Hơn 45% trẻ em bị ngược đãi trong các trường học tại gia đều bị suy dinh dưỡng và thiếu ăn ở các mức độ khác nhau.
Ở Illinois, cậu bé 6 tuổi Liam Roberts thường xuyên bị bố mẹ bỏ đói và chỉ nặng 7,7 kg khi qua đời. Natalie Jasmine Finn, 16 tuổi, bị bố mẹ cầm tù theo hình thức "học tại gia" trong ngôi nhà ở Iowa, bị tra tấn và bỏ đói đến chết.
Renee Bowman ở Maryland nhận nuôi ba đứa trẻ 7-9 tuổi để hưởng tiền trợ cấp nuôi dưỡng, cho bọn trẻ đến trường một thời gian rồi lợi dụng sự lơ là của nhân viên nhà trường để buộc chúng nghỉ học, về nhà "học tại gia". Cô ta thường xuyên đánh đập, bỏ đói những đứa trẻ, khiến Minnet Bowman bị chết đói, còn Jasmine Bowman qua đời vì bị đập đầu vào tường.
Những đứa trẻ được đến trường sẽ không bao giờ chết đói, bởi giáo viên dễ dàng nhận thấy học sinh nào bị đói lả và sẽ cho chúng ăn. Một số phụ huynh, chẳng hạn như mẹ của cậu bé 8 tuổi Raijon Daniel, đã quyết định bắt em bỏ học sau khi nhà trường tỏ ra nghi ngờ việc bà này yêu cầu giáo viên không cho em ăn. Cảnh sát sau đó phát hiện Daniel bất tỉnh trong căn phòng nơi em bị mẹ nhốt lại để thực hiện chế độ ăn kiêng "đặc biệt".
Điều tồi tệ hơn là nhiều trẻ em tại các "trường học tại gia" phải chịu rất nhiều điều thiệt thòi khi lớn lên. Các em có thể không được cấp bằng lái xe hay bất cứ giấy tờ tùy thân nào. Các em cũng không có học bạ, không bằng cấp, chứng chỉ, thậm chí không chơi với bạn bè nào ngoài các thành viên trong gia đình.
Số trẻ em được giáo dục tại gia ở Mỹ tăng nhanh theo từng năm. Đồ họa: NCES.
Những đứa trẻ lớn lên trong nhà Turpin bị cách ly với xã hội đến mức khi một hàng xóm bắt gặp và trò chuyện với chúng, người con cả 29 tuổi còn giật mình và có vẻ sợ hãi. Với các quy định hiện nay, vợ chồng nhà Turpin không cần phải đưa ra những bằng chứng chứng minh họ đã thực sự dạy dỗ cho con mình, cũng không bắt buộc phải cho con tham gia các hoạt động cộng đồng.
Theo Coleman, giải pháp để chấm dứt những "địa ngục trần gian" với trẻ em này rất đơn giản: Buộc các bậc bố mẹ dạy con tại nhà phải thường xuyên liên hệ với thanh tra viên. Chính quyền các bang có thể ra quy định yêu cầu một giáo viên và bác sĩ thực hiện các chuyến kiểm tra, đánh giá thường niên đối với những trường học tư này, nhằm phát hiện kịp thời các dấu hiệu ngược đãi.
Quy định này có thể ngăn những bi kịch mà 13 đứa trẻ nhà Turpin cũng như rất nhiều trẻ em khác trên nước Mỹ phải chịu đựng trong nhiều năm qua tái diễn, thậm chí mang tính sống còn đối với chúng, Coleman khẳng định.
Theo Trí Dũng (VnExpress)
Kết luận cái chết của sinh viên Mỹ mất mô não ở Triều Tiên Sinh viên Mỹ được Triều Tiên trả về quê nhà sau 17 tháng giam giữ ở nước này chết vì thiếu oxy và máu lên não, các nhà điều tra cho biết. inh viên Mỹ Otto Wambier bị kết án tù khổ sai ở Triều Tiên. Theo ABC News, cái chết Otto Warmbier ngày 19.6 liên quan một tổn thương khi sinh viên...