Cưới hay chịu ế?
Liệu hôn nhân có phải là một cái đích khiến phụ nữ phải hối hả nhắm và chạy tới vì sợ “cái già sồng sộc” đến?
Tôi từng nghe bà nhạc gia than thầm với các cô con gái đã có gia đình của mình: “Không biết mả tổ nhà bay có bị động gì không mà mấy đứa cháu gái tau ế hết!”. Câu này lặp đi lặp lại từ lúc những cô cháu gái ấy đang… 25 tuổi. Đến khi bà mất, các cô nàng cũng chửa chồng thật, dù đã ở tuổi 34 đến 36. Cá nhân tôi thấy chúng cũng được gái ra phết mà sao chẳng nghe động tĩnh gì về chuyện hôn nhân. Không lẽ con gái mới trên tuổi 27 đã khó có cơ hội gặp được người thương và hỏi cưới đến thế?!
Đâu phải phụ nữ cứ ngấp nghé tuổi băm là gia đình và xã hội xếp ngay vào nhóm “gái ế”. Có lẽ chỉ đúng ở những vùng quê, nông thôn, nơi phụ nữ quanh năm luẩn quẩn nội trợ, đồng áng ruộng vườn hay buôn thúng bán bưng quá ít cơ hội phát triển nên họ đành cứ phải nghe câu “không lo lấy chồng sớm ở vậy làm gì”. Còn mấy đứa cháu gái của tôi sống ở trung tâm thành phố lớn, học hành có bằng cấp, có công việc ổn định và nhiều cơ hội tiến thân, chắc rằng việc hôn nhân chưa đủ gây sức ép với chúng. Nghĩa là chuyện gái mới trên tuổi 27 khó có cơ hội gặp được người thương và hỏi cưới nghe không ổn!
Để lý giải điều này ta phải nhìn vào hai bối cảnh địa lý khác nhau. Ở vùng quê, nông thôn, thị trấn, nơi xa trung tâm đô thị, cộng đồng sống thường là quen biết nhau nên các bậc ông bà cha mẹ thường dựa vào đó để giải quyết mối lo lớn nhất là chuyện chồng con cho ái nữ. Phần lớn các cuộc hôn nhân ở đây đều đến từ đánh tiếng, làm mai, gán ghép. Một khi các cô gái chưa lên thành phố kiếm sống, họ xem chừng đều bị cuốn vào vòng xoáy này. Thế rồi lớp đi trước cứ thành cớ cho lớp sau lấy chồng sớm khi vừa qua tuổi cập kê.
Còn tại thành thị, môi trường gia đình thoáng hơn, các bậc phụ huynh thường ít can thiệp vào chuyện tình cảm của con cái – ngoại trừ những sắp xếp môn đăng hộ đối hay “thoảng” chút mùi tiền bạc, địa vị. Các cô có thể yêu nhiều lần mà hôn nhân theo đúng nghĩa pháp lý thì cứ chạy xa. Sống ở đô thị lớn, họ đã sẵn tiếng người phụ nữ hiện đại, dù chỉ là một công nhân phân xưởng hay một tiếp tân nhà hàng, nên họ không thụ động để nam giới quyết định mà còn có tiếng nói riêng trong việc hôn nhân cưới hỏi. Rồi như đã nói ở trên, đời sống thành phố còn nhiều thứ để các cô gái theo đuổi hơn hai chữ lấy chồng. Có khi họ còn sợ vụ “trói buộc” chồng con gây xáo trộn, thậm chí tạo trở ngại cho chính những thứ họ đang kỳ vọng. Và biết đâu cũng hiện hữu một số bộ phận nam giới đang nghĩ như họ nên chuyện thành vợ thành chồng đích thực của cả hai phái cứ phải cân nhắc, so kè rồi đâm ra lần lữa, dù không ít người đã từng sống thử, sống nháp.
Chưa hết, trên miệng quý cô hăm he ế này thường vang câu “duyên phận”. Nhưng quả thực có những nàng tuổi băm vẫn chưa có “mụn” chồng là do có bén chữ duyên đấy, nhưng lại “bén” theo kiểu khác dù ngoại hình vẫn rất dễ coi. Nói theo số tử vi người ta gọi là “phá tướng”. Còn nói thẳng nói thật thì do các cô vô duyên, chẳng hạn quá nhiều lời hay quá khép kín. Tức là họ không mất giá vì “già” mà mất giá vì tính cách.
Video đang HOT
Vậy chị em phụ nữ cỡ nào lấy chồng là lý tưởng nhất? Muốn trả lời câu hỏi này cần nhìn ở nhiều góc độ. Các nhà xã hội học nói kiểu úp úp mở mở, chấm lứa tuổi đã có nền tảng kinh nghiệm sống, độ chín muồi tâm sinh lý, tiếp thu giáo dục vừa đủ và tài chính ổn định. Nghe thế hơi quá tham so với quan niệm ông bà xưa. Nhưng ngay cả với những tiêu chí ấy, các bậc cha mẹ thuộc loại hiện đại, có học nhất, cũng chẳng biết đâu mà lần. Còn nếu dựa vào khảo sát thống kê nghe chừng người ta nhận được những thông số rõ ràng hơn. Giáo sư Glenn cho rằng con gái tuổi từ 22 đến 25 lập gia đình là lý tưởng nhất để có đời sống vợ chồng ổn định. Theo ông, các yếu tố “tốt” đóng góp thêm vào là có gia đình nền nếp khuôn phép, ngoan đạo và cả… còn trinh trước khi cưới. Các yếu tố “phá bĩnh” là ít học, cha mẹ ly hôn, kinh tế khó khăn và đã sống thử. Trái lại, nghiên cứu của tiến sĩ Nicholas Wolfinger lại ủng hộ phụ nữ nên lập gia đình trong tuổi 28 đến 32. Ông cho rằng lấy chồng ở tuổi này tỷ lệ ly dị xảy ra ở mức thấp nhất so với lập gia đình trước tuổi 28 và sau tuổi 32.
Ở tầm quốc gia, cái nhìn của cả một cộng đồng lớn về phụ nữ tuổi băm chưa chồng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định “tra tay vào còng” của quý cô. Tại Trung Quốc, phụ nữ 27 tuổi đã bị coi là ế trong khi ở các nước khác như Anh hay Mỹ, phụ nữ chỉ bị coi là ế khi họ đã xấp xỉ cuối 40 hoặc 50 tuổi. Ở đất nước Vạn Lý Trường Thành, nhiều cô gái đi làm xa nhà lâu năm chẳng hề được bố mẹ lên thăm lấy một lần chỉ vì mỗi chuyện… chưa lấy chồng. Họ còn bị ức chế hơn khi trong nước mình xuất hiện những “chợ hôn nhân”, “cáo thị tìm chồng” mà chính phụ huynh lại là người đi tìm người đàn ông cho con gái đang bị xem là ế.
Châm ngôn “Hôn nhân là mục tiêu lớn nhất trong đời người phụ nữ ” đã rất cổ nhưng hóa ra bây giờ vẫn chưa cũ tại Trung Quốc. Chúng khiến các cô gái tuổi 30 chưa chồng bị dồn ép và muốn dấn thân phiêu lưu đường tình để giải tỏa áp lực. Thế nhưng, càng dấn thân họ càng thất bại bởi cuộc chơi của họ chỉ là tìm lối thoát chứ không đủ suy nghĩ chín chắn chọn lựa, trong khi tình yêu với họ lại càng là thứ xa xỉ. Khi chương trình truyền hình “Độc thoại gái ế” ra đời, người ta mới bất ngờ trước một quan niệm kiếm chồng mới của lớp phụ nữ Trung Quốc này. Họ không muốn tìm “một nửa” là người Trung Quốc nữa, vì với đàn ông trong nước giá trị của họ sẽ bị giảm theo tuổi tác. Kết quả là phong trào gái ế Trung Quốc lên mạng tìm các mối giao lưu từ trai ngoại xem có vẻ sẽ hot trong thập kỷ này.
Gần đây, một số nạn nhân của định kiến xã hội xem họ là “gái ế” tại Trung Quốc đã quyết định “lật bài ngửa”. Họ ra Chợ mai mối, treo ảnh mình bên cạnh những thông điệp chính tay họ viết với nội dung “bật” lại cộng đồng: “Ngược với khái niệm gái ế, tôi có một công việc rất tốt, và người ta còn có một khái niệm khác, đó là người phụ nữ quyền lực” hay trần tình với bố mẹ: “Con muốn có thời gian tìm người phù hợp với mình. Con thấy vui với cuộc sống độc thân. Con cảm thấy tự do và hạnh phúc”. Đây thực ra là một đoạn video quảng cáo của một hãng mỹ phẩm tại Trung Quốc. Sau 2 ngày đăng tải, nó đã thu hút tới 1,5 triệu lượt xem và chia sẻ. À thì ra chí ít “gái ế” cũng đang được truyền thông hậu thuẫn!
Theo VNE
Tưởng đời chấm hết khi bị gả cho ông hàng xóm đầu hói nào ngờ đêm qua cô vợ trẻ phải cuống quít xin tha
Nhìn cái gã trước mặt Linh kia. Giống như một đứa trẻ chưa lớn hết vì đầu còn chưa mọc hết tóc cứ hói lộn cả nên khuôn mặt tuy có sáng sủa kia cũng chẳng lại được.
Linh không hiểu tại sao mới có 27 tuổi mà bố mẹ đã cuống quýt giục giã chuyện chồng con. Linh vẫn còn trẻ lắm, Linh muốn được đi chơi đây đó, muốn được trải nghiệm. Hơn nữa, tính đến thời điểm hiện tại, một mảnh tình vắt vai Linh còn không có thì lấy ai bây giờ đây.
Linh không xấu, thậm chí còn duyên nữa là đắng khác. Thế mà cái số yêu đương của Linh nó cứ lận đận. Mãi vẫn chưa chốt hạ được chàng nào. Lâu quá thành ra Linh mặc kệ, khi nào phận nó đến thì đến. Cứ cuống quýt đi tìm rồi lại chẳng đâu vào đâu. Rồi một ngày đẹp trời nọ. Đi làm về, người rã rời, quăng chiếc túi xách qua một bên, Linh lẳng người xuống chiếc ghế sopha, gác chân ngả ngớn. Mọi thứ xung quanh Linh lúc đó dường như là vô hình.
- Giời ạ. Con gái con lứa. Nhà đang có khách mà ăn nằm thế kia à.
Tiếng mẹ gắt gỏng khiến Linh hốt hoảng. Nhà có khách ư? Linh giật mình ngồi phắt dậy. Ôi, lúc đó Linh chỉ ước có một cái lỗ nẻ để mình chui xuống ngay tắp lự. Trước mặt Linh, vị khách mà mẹ Linh nhắc đến đang ngồi nghiêm trang, nhìn Linh với ánh mắt ngạc nhiên.
- Hai đứa làm quen với nhau đi! - Mẹ Linh đon đả
Không quá khó để Linh nhận ra ý đồ của mẹ mình. Bà đang định làm mai làm mối cho Linh đấy ư? Nhìn cái gã trước mặt Linh kia. Giống như một đứa trẻ chưa lớn hết vì đầu còn chưa mọc hết tóc cứ hói lộn cả nên khuôn mặt tuy có sáng sủa kia cũng chẳng lại được. Nói chuyện được dăm ba câu, Linh leo tót lên phòng ngay với lý do đi làm về mệt. Ấn tượng duy nhất còn đọng lại trong Linh chính là cái đầu hói của gã. Tối đó.
Cái gã đó vừa già vừa hói đầu, lấy gã thì khác nào cuộc đời chấm hết. (Ảnh minh họa)
- Con thấy thằng Tú thế nào. Tuy có hơi đứng tuổi nhưng chững chạc và tốt lắm. Nó là con bác Nga, hang xóm nhà mình mới đi du học về đấy! Ngoan đáo để. - Mẹ Linh tấm tắc
- Tú nào thế mẹ? - Linh ngơ ngác
- Ơ cái con này, thế khi chiều mày nói chuyện với ai đấy! - Mẹ Linh gắt lên
Hóa ra tên gã hói đầu ấy là Tú. Theo như lời mẹ tường thuật trực tiếp thì gã đang làm trưởng phòng ở công ty gì đó. Nghĩ tới cái đầu hói của gã, Linh bật cười khúc khích. Chắc gã học nhiều quá nên tóc mọc không nổi đấy mà. Linh còn đang mơ màng thì:
- Mẹ quyết gả mày cho thằng Tú đấy. Ngày giờ xem hết cả rồi. Mày không được cãi mẹ, nếu không mẹ chết cho mày xem.
Ôi, cái tin sét đánh ấy khiến Linh chết đứng. Sự áp đặt vô lý đến khủng khiếp. Cái gã đó vừa già vừa hói đầu, lấy gã thì khác nào cuộc đời chấm hết. Sao mẹ lại có thể tàn nhẫn với Linh đến vậy. Linh tìm sự cầu cứu ở bố nhưng cũng vô vọng. Mọi người dường như rất ủng hộ cuộc hôn nhân này. Và Linh, cũng chẳng còn cách nào khác nếu không muốn mang tiếng con cái bất hiếu.
Mặc chiếc váy cô dâu, ai cũng khen Linh xinh đẹp, rồi Linh và gã đầu hói ấy xứng đôi vừa lứa. (Ảnh minh họa)
- Nhìn lão chồng tương lai của mày mà tao buồn cười quá. Cẩn thận không tân hôn lại ôm gối khóc thầm thì khổ.
Cô bạn thân cười hỉ hả trong khi mặt Linh thì méo xệch. Càng nghĩ tới tương lai, Linh càng thấy nó u tối. Mặc chiếc váy cô dâu, ai cũng khen Linh xinh đẹp, rồi Linh và gã đầu hói ấy xứng đôi vừa lứa. Linh nghe mà không biết nên cười hay nên khóc nữa đây.
Thú thực, Linh hoang mang lắm. Nghe tiếng nước chảy trong nhà tắm mà người Linh cứ co rúm lại hết cả. Rồi gã chồng hói đầu của Linh cũng bước ra khỏi nhà tắm. Linh thật sự choáng váng khi nhìn thấy cơ thể trần như nhộng của Tú. Linh không ngờ rằng gã chồng đầu hói của mình lại cường tráng đến thế. Và tối hôm đó, Linh đã phải cuống quýt xin tha khi Tú đòi tới hiệp thứ 3.
Thấy Linh có vẻ hốt hoảng, Tú ôm chặt Linh vào lòng. Thì ra Tú đã thầm thích Linh ngay từ cái lúc Linh rệu rã bước vào nhà và nằm ngả ngớn trên ghế ấy. Cá tính phóng khoáng, cách nói chuyện vui vẻ, mọi thứ ở Linh đã thu hút Tú. Vì thế, biết là ngoại hình không xứng lắm với Linh, Tú vẫn năn nỉ bố mẹ Linh gả Linh cho Tú bằng được. Lúc này Linh mới thấy sự sắp đặt này của số phận là hoàn hảo. Đúng là không thể nhìn bên ngoài để đánh giá bản chất bên trong được. Có nhiều thứ phải khi thử rồi mới biết nó có giá trị lớn thế nào.
Theo Một Thế Giới
Tâm thư của một người phụ nữ lấy chồng để chạy trốn tuổi 27 Gửi những cô gái sắp, đang và vừa bước qua tuổi 27 - cái tuổi dễ khiến bạn hoảng hốt và hoang mang khi mang trên mình hai chữ "gái ế". Năm 23 tuổi, hai chữ "gái ế" với tôi lúc ấy chỉ là một cách nói cho vui mồm. Miệng thì than thở với chúng bạn rằng "Tao ế thật rồi mày...