Cuối cùng Trung Quốc cũng chịu lùi 1 bước để tránh chiến tranh với Ấn Độ
Truyền thông Ấn Độ công bố thêm bằng chứng cho thấy, Trung Quốc đã ngừng làm một con đường trong khu vực tranh chấp ở biên giới 2 nước để tránh xung đột quân sự nổ ra.
Trung Quốc được cho là đã chịu dừng làm đường, nhún một bước để tránh chiến tranh biên giới với Ấn Độ.
Theo South China Morning Port, việc Trung Quốc ngừng làm đường ở biên giới tranh chấp với Ấn Độ là một phần trong thỏa thuận chấm dứt căng thẳng kéo dài 2 tháng qua giữa 2 cường quốc châu Á.
Tuy nhiên, Trung Quốc tuyên bố sẽ duy trì các cuộc tuần tra trong khu vực.
Bộ Ngoại giao Ấn Độ hôm 28.8 cho biết, 2 nước đã quyết định rút quân khỏi một khu vực tranh chấp trên cao nguyên Doklam. Theo đó, Ấn Độ đang rút các binh sĩ đóng tại khu vực cao nguyên Doklam về vị trí trước khi xảy ra cuộc đối đầu với Trung Quốc.
Tuy nhiên, sau khi rút quân, quân đội Ấn Độ sẽ điều chỉnh cách thức bố phòng lực lượng dọc biên giới nhằm đảm bảo khả năng tái triển khai nhanh chóng tới Doklam nếu sự cố tương tự với lính biên phòng Trung Quốc tái diễn.
Căng thẳng biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ nổ ra vào tháng 6 sau khi Bắc Kinh bắt tay xây 1 con đường trong khu vực tranh chấp ở cao nguyên Doklam, gần Bhutan.
Video đang HOT
Hiện cả chính phủ Trung Quốc lẫn Ấn Độ đều chưa đưa ra tuyên bố về việc làm đường trong khu vực liệu có bị đình chỉ hay không. Tuy nhiên, các nhà phân tích nói họ tin rằng, Bắc Kinh sẽ ngừng làm đường ngay để đổi lấy việc Ấn Độ rút quân. Wang Dehua, người đứng đầu Viện Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải nhấn mạnh rằng, các cuộc đàm phán giữa 2 bên sẽ đòi hỏi sự cho đi và nhận lại.
“Nếu không cho đi để nhận lại thì chẳng có giải pháp nào cả. Tôi không nghĩ Trung Quốc sẽ rút quân khỏi khu vực, nhưng mọi chuyện sẽ tốt đẹp nếu Bắc Kinh chỉ cần lùi một bước, dừng việc làm đường một thời gian”, ông Wang nhấn mạnh.
Đồng tình, ông Zhang Guihong, một chuyên gia về Ấn Độ ở Đại học Fudan cũng nhận định, Trung Quốc bây giờ ít có khả năng tiếp tục làm đường. Hành động này (ngừng làm đường), mặc dù là tạm thời tôi nghĩ, sẽ giúp hai bên đạt được thỏa thuận. Còn khi Bắc Kinh bắt đầu xây lại đường, thật khó để nói chuyện gì sẽ xảy ra”, ông Zhang cho hay.
Binh sĩ Trung Quốc cầm biểu ngữ lính Ấn Độ rút lui trong một vụ đụng độ biên giới cách đây 4 năm.
Truyền thông Ấn Độ cũng đưa ra thêm các bằng chứng cho thấy Trung Quốc đã dừng làm đường trong khu vực.
Tờ Times of India của Ấn Độ hôm nay (29.3) đưa tin, khi lính Ấn Độ rút khỏi vị trí của họ trên cao nguyên Doklam, lính Trung Quốc và các trang thiết bị làm đường cũng rút khỏi khu vực.
Báo này còn cho biết thêm rằng,các cuộc đàm phán để chấm dứt căng thẳng đầu tiên được tiến hành trong chuyến thăm Trung Quốc của cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ Ajit Doval vào tháng 7. Ông Doval đã đàm phán với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì.
Tuy nhiên, ông Long Xingchun, một chuyên gia về vấn đề Nam Á tại Đại học China West Normal nhận định, nguyên nhân gốc rễ dẫn tới cuộc khủng hoảng Doklam vẫn chưa được 2 bên giải quyết. Ông tin rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục làm đường trong tương lai.
“Hiện giờ, Trung Quốc nên đình chỉ việc làm đường trong khu vực. Nhưng Trung Quốc sẽ tiếp tục xây dựng con đường ở đó trong tương lai, và khi nào Bắc Kinh làm điều đó, họ nên đối thoại với Bhutan và Ấn Độ để tránh rắc rối”, ông Long nhấn mạnh.
Các nhà quan sát cũng bình luận, việc kết thúc khủng hoảng Doklam vào thời điểm này là nhằm giảm bớt căng thẳng trước hội nghị thượng đỉnh BRICS vào tuần tới tại Trung Quốc mà Ấn Độ cũng sẽ tham dự. Các nước BRICS khác là Brazil, Nga và Nam Phi.
Các nhà phân tích cho biết, Trung Quốc không muốn cuộc tranh chấp biên giới che phủ sự kiện này và thỏa thuận với Ấn Độ đã giúp hạ nhiệt căng thẳng – cho đến thời điểm này.
Theo Danviet
Ấn Độ bắt đầu rút quân, sẵn sàng tái triển khai đến Doklam
Ấn Độ sẵn sàng tái điều động binh sĩ đến Doklam nếu tình hình tranh chấp với Trung Quốc tiếp tục diễn biến căng thẳng.
Quân đội Ấn Độ ở khu vực biên giới giáp Trung Quốc. Ảnh: Economic Times.
Các binh sĩ Ấn Độ tại khu vực cao nguyên Doklam sắp được rút về vị trí trước khi xảy ra cuộc đối đầu với Trung Quốc, nhưng vẫn đảm bảo sự hiện diện đủ mạnh để ứng phó với những tình huống bất ngờ có thể xảy ra, Economic Times hôm nay đưa tin.
Động thái này diễn ra sau khi Trung Quốc và Ấn Độ đạt được thỏa thuận cùng rút quân khỏi Doklam để hạ nhiệt căng thẳng kéo dài nhiều tuần qua tại cao nguyên này.
Theo quân đội Ấn Độ, lực lượng phía sau sẽ rút đầu tiên, tuy nhiên do địa hình hiểm trở và tầm nhìn trên cao nguyên hạn chế, các xe quân sự của Ấn Độ sẽ chỉ cơ động về tuyến sau vào ban ngày.
Sau khi rút quân, quân đội Ấn Độ sẽ điều chỉnh cách thức bố phòng lực lượng dọc biên giới nhằm đảm bảo khả năng tái triển khai nhanh chóng tới Doklam nếu sự cố tương tự với lính biên phòng Trung Quốc tái diễn.
Theo đó, các đơn vị chiến đấu như bộ binh, pháo binh bao gồm cả lựu pháo sẽ vẫn được duy trì ở những vị trí tiền tiêu dọc biên giới, sẵn sàng được triển khai nhanh chóng đến khu vực trong trường hợp xảy ra xung đột.
Trước đó, các nguồn tin chính phủ Ấn Độ cho biết quân đội nước này sẽ không cắt giảm quân số cũng như hạ mức độ sẵn sàng chiến đấu tại khu vực Doka La ở gần cao nguyên Doklam.
Căng thẳng Trung - Ấn bùng lên từ giữa tháng 6, khi quân đội Trung Quốc điều lực lượng công binh và máy móc cơ giới tiến vào vùng tranh chấp ở Doklam giữa Bhutan và Trung Quốc để xây dựng các công trình giao thông. Phản đối bất thành, Bhutan đã đề nghị Ấn Độ đưa quân đội tới Doklam để ngăn cản các động thái từ phía Trung Quốc.
Ấn Độ sau đó triển khai vài trăm binh sĩ tới Doklam. Các binh sĩ hai bên đóng quân tại Doklam đã có những cuộc đụng độ, xô xát bằng gậy gộc và gạch đá. Căng thẳng chỉ được tháo gỡ hôm 28/8 khi bộ ngoại giao hai nước thông báo kế hoạch cùng rút quân khỏi Doklam.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Trung-Ấn đồng ý rút quân, chấm dứt cuộc đối đầu tại cao nguyên Doklam Thông tin trên được Đài truyền hình trung ương Ấn Độ công bố hôm nay 28/8. Nóng: Trung-Ấn đồng ý rút quân, chấm dứt cuộc đối đầu tại cao nguyên Doklam Nhân dân nhật báo Trung Quốc dẫn nguồn Đài truyền hình trung ương New Delhi ngày 28/8 đưa tin, Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết, hai nước Trung-Ấn đã đồng ý...