Cuối cùng Đức đành “gật đầu” với Hy Lạp
Ngày 1/7, tại phiên họp Quốc hội Đức, nhiều ý kiến ủng hộ giữ Hy Lạp lại Eurozone, coi đây là giải pháp tối ưu nhất hiện nay cho cả 2 phía.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble, nước này và các chủ nợ sẽ chờ cuộc trưng cầu dân ý tại nước này vào ngày 5/7 tới về các điều khoản cứu trợ.
Ông Schaeuble khẳng định rằng thực sự không có cơ sở nào để các bên đạt được một thỏa thuận trước khi cuộc trưng cầu dân ý diễn ra.
Thủ tướng Đức Merkel tại phiên họp Quốc hội bàn về khủng hoảng nợ Hy Lạp 1/7 (ảnh: AP)
Video đang HOT
“Chính phủ Hy Lạp đã không giữ lời hứa về các cam kết đã thỏa thuận. Hy Lạp chỉ biết đến thương lượng và thương lượng. Chúng ta hiện nay chưa thể biết kết quả cuộc trưng cầu dân ý tại Hy Lạp. Nhưng khi cuộc trưng cầu dân ý chưa diễn ra thì các bên không thể tiến hành đàm phán được, mà cần phải đợi xem điều gì đang diễn ra đối với Hy Lạp”.
Theo ông, Hy Lạp đang phát đi những tín hiệu “lẫn lộn” trong các cuộc đàm phán về nợ, đồng thời kêu gọi Athens “làm rõ lập trường của mình” trước khi các cuộc đàm phán với chủ nợ có thể được nối lại.
Liên quan đến vấn đề nợ của Hy Lạp, theo nguồn tin chính phủ Hy Lạp, trong đề xuất gửi tới Liên minh châu Âu (EU), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vào tối 30/6, trước khi gói cứu trợ của Athens hết hạn, Thủ tướng Hy Lạp Tsipras đã yêu cầu về “một thoả thuận mới, theo đó quy định các vấn đề tài chính của nước này thông qua Cơ chế Bình ổn châu Âu (ESM) nhằm đảm bảo khả năng thanh toán nợ bằng cách chú trọng vào tăng trưởng”.
Chính phủ Hy Lạp cho biết bất kỳ thoả thuận nào sẽ phải cho phép Athens giữ nguyên việc giảm trừ 30% thuế giá trị gia tăng (VAT) và hoãn cải tổ lương hưu cho đến tháng 10/2015./.
Vũ Anh Tuấn Theo Reuters
Theo_VOV
Mỹ khẳng định ủng hộ Ukraine và tiếp tục gây sức ép với Nga
Theo bà Samantha Power, thách thức lớn nhất hiện nay là tiếp tục gây sức ép với Nga nhằm đảm bảo việc thực thi thỏa thuận Minsk sẽ được đẩy nhanh hơn.
Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Power, người hiện đang có chuyến thăm Ukraine, ngày 10/6 một lần nữa khẳng định sự ủng hộ của Mỹ đối với Chính phủ Ukraine.
Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Power (Ảnh AP)
Phát biểu với báo chí sau cuộc gặp Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko, bà Power nhắc lại thông điệp phát đi sau hội nghị cấp cao Nhóm 7 nền công nghiệp phát triển hàng đầu (G7) vừa diễn ra tại Đức, trong đó khẳng định, các lệnh trừng phạt hiện nay nhằm vào Nga sẽ tiếp tục được duy trì cho tới khi thỏa thuận Minsk được thực thi.
Chuyến thăm Ukraine của bà Power diễn ra trong bối cảnh căng thẳng tại miền Đông Ukraine leo thang trở lại mạnh nhất kể từ khi lệnh ngừng bắn đạt được tại Belarus hồi tháng 2 vừa qua.
Chính phủ Ukraine, với sự hậu thuẫn của Mỹ và phương Tây, đã đổ lỗi cho Nga về sự leo thang này, bất chấp việc Nga nhiều lần bác bỏ.
Tại hội nghị cấp cao Nhóm 7 nền công nghiệp phát triển hàng đầu (G7) tại Đức, Mỹ và phương Tây đã quyết định tiếp tục duy trì các lệnh trừng phạt với Nga, đồng thời cảnh báo có thể sẽ thông qua các biện pháp bổ sung nếu cần thiết./.
Thu Hoài Theo Reuters
Theo_VOV
"Muốn giải quyết vấn nạn người di cư cần dập tắt nạn buôn người" Đây là nhận định được ông Trần Việt Thái - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Bộ Ngoại giao - đưa ra trong cuộc trao đổi tại chương trình Toàn cảnh thế giới. Thưa ông Trần Việt Thái, có thể nhận thấy cuộc khủng hoảng di cư hiện nay không còn là vấn đề riêng của bất kỳ một khu vực...