Cưới chưa được nửa năm, tôi đã muốn ly hôn
Anh là công nhân nhà nghèo, tôi là kế toán. Từ lúc yêu cho đến cưới, tôi không được lòng nhà chồng. Mẹ đẻ khuyên tôi ly dị.
ảnh minh họa
Tôi năm nay 29 tuổi, chồng tôi 28, chúng tôi vừa cưới nhau hồi đầu tháng 1, tính đến nay chưa đầy nửa năm. Vợ chồng tôi khắc tuổi, nên từ khi mới quen đã hay giận hờn, cãi vã nhau. Tôi làm kế toán, còn anh là công nhân trong khu chế xuất, chúng tôi có nhiều điểm không tương đồng, nhưng vì yêu, tôi bất chấp lời bàn ra tán vào của bè bạn để đến với anh.
Chúng tôi quen nhau hơn 2 năm mới tiến hành đám cưới. Hoàn cảnh gia đình anh khó khăn, anh phải tự lực kiếm tiền dành dụm để cưới vợ. Anh chân thành yêu tôi và mong muốn xây dựng tương lai cùng tôi, nhưng vì hoàn cảnh khó khăn nên anh ngỏ ý nhờ tôi góp sức để ngày đám cưới được tổ chức sớm hơn. Tôi đồng ý. Tiền lương anh làm ra thì chúng tôi chơi họ, lương của tôi thì gói gém chi tiêu ăn uống cho cả hai.
Quen nhau được vài tháng thì gia đình anh và anh đều mong muốn tôi dọn về sống chung nhà trọ. Suy nghĩ đắn đo lắm, lúc đó lại là lúc tôi đang tìm phòng trọ để ở ghép, không thể từ chối trước chân tình của gia đình anh, tôi đã dọn về sống cùng chị em anh và anh. Mẹ anh thì ở dưới quê, bà cũng thường xuyên lên thăm con cái và ở chơi dăm ba tháng rồi về lại quê.
Thời gian đầu, gia đình anh rất quý tôi, dù chưa cưới nhưng cuộc sống chung cũng giống như làm dâu, tôi thấy có sự gò bó và không được thoải mái lắm, nhưng cũng không biết nói sao để dọn đi. Tôi hoàn toàn giấu biệt gia đình về chuyện này. Rồi đến lúc chị gái anh mang thai, chị muốn rời phòng trọ để tiện cho việc sinh nở. Chỗ ở mới khá xa, người yêu lại không có xe đi làm, nên tôi với anh quyết định không dọn cùng chị và mấy em mà ở lại phòng trọ cùng 2 người bạn ở ghép.
Video đang HOT
Lần đó tình cảm gia đình anh dành cho tôi giảm hẳn. Tôi cũng cố gắng hòa đồng, cuối tuần cũng xuống phòng chị hỏi han thăm nom để lấy lại tình cảm. Rồi chúng tôi lấy tiền đóng họ, mua 2 chỉ vàng dành làm đám cưới. Ban đầu anh đem xuống gửi mẹ, bạn bè tôi biết được thì bảo tôi nói anh lấy khéo lại, của mình mình giữ, đâu biết chắc được là hai đứa có cưới không. Lúc đó anh có mượn lại mẹ một chỉ với lý do đeo đi đám cưới, rồi anh đưa lại tôi cất. Thế là mẹ giận, bảo em gái anh đem một chỉ kia lên cho tôi giữ luôn, em của anh đưa tôi rồi ngúng nguẩy quay lưng đi. Tôi chỉ biết im lặng, sau đó thì tôi cất giữ. Lại một lần nữa gia đình anh không hài lòng về tôi.
Quen nhau cho đến ngày quyết định lấy anh, tôi mới dẫn anh về ra mắt gia đình. Lúc đó, gia đình tôi cương quyết không chấp nhận, cha mẹ anh chị đều khuyên tôi từ bỏ, không muốn sau này tôi sẽ khổ. Gia đình anh tự ái cũng định không cưới tôi, anh cũng định buông xuôi, nhưng tôi thương anh nên cố thuyết phục gia đình. Cuối cùng, vì thương con, ba mẹ tôi đành gả con mà lòng không mấy vui.
Ngày đưa dâu, mẹ tôi rớt nước mắt. Thấy mẹ lo lắng, tôi trấn an mẹ rằng con không về làm dâu đâu, mẹ an tâm. Và gia đình anh cũng hứa với ba mẹ tôi không bắt tôi về làm dâu, vì thực sự điều kiện dưới quê anh rất khó khăn, phải đi phà, sông nước xung quanh, xa chợ, xa trường học… (Quê anh ở Trà Ôn, Vĩnh Long).
Đám cưới cũng được tổ chức, bên nhà gái thì ba mẹ tôi bỏ chi phí tổ chức. Thấy vậy nên bè bạn mừng cưới, tôi đều gửi lại cho mẹ để mẹ thanh toán các khoản như tiền thuê rạp, thuê áo vest, chụp hình, thịt thà cá mắm… Riêng bên nhà trai, vì không có chi phí ban đầu, phải vay mượn, rồi khách mời quá đông mà người đi thì ít, xong đám cưới anh và gia đình anh tính toán chi phí và anh bảo lỗ. Sau đám cưới, hai vợ chồng không được gì ngoài số vàng cưới tự sắm, mà còn phải gánh số nợ 18 triệu đồng. Tôi buồn lắm, cố giấu gia đình mọi chuyện. Tôi đồng ý trả nợ cùng anh, nhưng tôi bắt anh phải hứa là không để thiếu nợ nữa, còn phải tích góp để sinh con, anh đã đồng ý.
Cưới tháng 1, đến tháng 8 là tôi với anh hoàn tất nợ nần. Nhưng chưa chờ đến dứt nợ, anh bàn tính chuyện vay tiền mua bò gửi mẹ chồng nuôi, đồng thời anh sẽ đứng tên vay tiền giùm chị gái, anh nói hàng tháng chị gái sẽ trả tiền mặt lại cho anh, và anh nói anh không muốn làm công nhân nữa, anh muốn vay tiền mua bò để sớm có vốn về quê chăn nuôi, trồng trọt. Tôi không đồng tình với ý kiến của anh, nói mãi mà anh không chịu nghe, anh cương quyết phải vay tiền mua bò, phải đứng tên giúp chị.
Tôi bảo hai đứa còn nghèo khó lắm, lương thấp, vay tiền nữa thì hàng tháng sẽ rất khó khăn trong việc chi tiêu. Tôi khuyên anh từ từ ổn định rồi tính chuyện làm ăn. Còn đứng tên vay tiền giùm chị gái, anh bảo thời gian vào làm của chị chưa đủ điều kiện để vay, em út thì chưa đủ tuổi, em kế thì vừa vay năm ngoái rồi, giờ chỉ có mình anh là giúp chị được. Chỗ chị em, chuyện tiền bạc dễ mất lòng, nên tôi nói anh từ chối khéo, nhưng anh vẫn khăng khăng làm theo ý mình. Vợ chồng vì đó mà lục đục, cơm không lành, canh không ngọt, chiến tranh lạnh diễn ra càng nhiều.
Lúc cãi vã, anh gọi tôi bằng “mày” và quăng bật lửa vào tôi, làm nó nổ tung. Anh nói bậy và bảo: “Không cho thì thôi, mày nói nhiều quá”. Tôi giận lắm, tôi nói anh dọn xuống chị ở đi, rồi anh dọn đi thật. Tôi buồn lắm, nhưng tôi cố gắng cứng rắn, không gọi điện, không nhắn tin cho anh, anh đi 3 ngày rồi tự dọn đồ về.
Tưởng anh về và không yêu cầu những điều kiện đó nữa, nhưng anh càng quyết liệt hơn. Tôi chán nản vô cùng, tôi bảo anh là cứ làm theo những gì anh muốn, tôi và anh sẽ như hai người bạn ở ghép thôi, anh chỉ phụ tôi tiền nhà, anh cũng không đồng ý. Mấy ngày anh dọn xuống chị gái ở, anh kể hết với gia đình anh, vốn dĩ tôi không được lòng gia đình chồng từ trước đám cưới, giờ thêm chuyện này, mâu thuẫn càng quyết liệt hơn.
Anh cũng điện cho gia đình tôi hay, chúng tôi cũng về thưa chuyện với ba mẹ. Ba tôi nói đứng tên vay tiền giùm thì không được, phải chi có dăm ba triệu thì giúp đỡ anh chị. Còn tính chuyện làm ăn trong lúc hai đứa khó khăn thì nên suy nghĩ lại, ba cũng không cản chồng tôi làm ăn, nhưng phải tính thiệt hơn rồi quyết định. Mẹ và anh chị tôi thì bảo tôi nên chia tay chồng, dù gì cũng chưa đăng ký kết hôn, chưa ràng buộc con cái, mẹ sợ tôi sẽ về quê cực khổ, con cái nheo nhóc, trong khi tôi đang có việc làm tương đối ổn trên thành phố.
Nói chuyện với ba mẹ tôi rồi, anh vẫn nhất nhất sẽ làm theo ý mình. Tôi buồn quá, tôi đòi chia tay thì anh níu giữ. Tôi phải làm gì để vẹn cả đôi đường đây?
Theo VNE
Đàn bà ngủ với đàn ông, thiệt gì?
Nói về đàn ông, họ luôn luôn nghĩ, chuyện họ chơi bời là đương nhiên nhưng lại cấm phụ nữ chuyện chăn gối trước khi lấy chồng.
Tôi không cổ cũ cho chuyện sống thử, cũng không phải cổ xúy cho con gái sống dễ dãi hơn, chỉ là tôi có chút suy nghĩ thoáng. Quan điểm của tôi, yêu là cho hết mình, nhưng phải biết chịu trách nhiệm với những gì bản thân mình làm, đừng làm rồi ân hận, đừng làm rồi khóc lóc than đời. Và cũng đừng đổ tội cho bất kì ai, dù là đàn ông hay đàn bà.
Nói về đàn ông, họ luôn luôn nghĩ chuyện, họ chơi bời là đương nhiên nhưng lại cấm phụ nữ chuyện chăn gối trước khi lấy chồng. Có nhiều anh chàng miệt thị, khinh bỉ, coi thường người vợ của mình khi biết cô ấy không còn trong trắng. Và thậm chí có là vợ thì cũng ra rìa luôn, không được coi trọng nữa vì tội đã trót ăn nằm với ai đó trước anh ta. Nhưng anh ta lại không tự kiểm điểm lại bản thân mình xem mình đã thực sự trong sạch, xứng với người con gái đó hay chưa.
Nhiều cô gái cũng vì chuyện không còn trinh tiết mà dại dột, lo lắng, sợ hãi không dám nghĩ tới chuyện lấy chồng. Có người vì căm hận bị người yêu phản bội khi đã trao thân mà không dám yêu ai, ngậm đắng nuốt cay chấp nhận quá khứ. Bởi vì sao, vì đàn ông luôn khiến họ lo sợ, đàn ông luôn khiến họ nghĩ, họ đã mất đi &'cái ngàn vàng' rồi thì không xứng là vợ anh ta?
Nhiều cô gái cũng vì chuyện không còn trinh tiết mà dại dột, lo lắng, sợ hãi không dám nghĩ tới chuyện lấy chồng. (Ảnh minh họa)
Có quy định nào về việc, con gái mất đi cái trong trắng của mình thì không được làm vợ hay không? Hay có ai quy định, đàn ông được chơi bời, buông thả, còn phụ nữ thì không? Xin thưa, chẳng ai quy định cả, chỉ là người ta tự tạo ra rào cản ấy, tự quy kết hết trách nhiệm cho người phụ nữ, nhất là cánh đàn ông. Trong khi họ không hề nghĩ rằng, phụ nữ buông thả với ai, đàn bà ngủ với ai để phải chịu tiếng xấu?
Cái thiệt của chuyện quan hệ trước hôn nhân chính là việc, bị người đàn ông coi thường và khinh rẻ đó. Nhưng, với những người phụ nữ, khi yêu là luôn trao hết mình. Vậy, khi họ cho đi bản thân mình cho người mình yêu thương, trong giây phút hạnh phúc ấy, họ thực sự không nghĩ được nhiều. Họ chỉ biết sống thực với tình cảm của mình, còn đâu thời gian để cân đong đo đếm tương lai.
Có thiệt gì không chỉ có tự bản thân họ hiểu? Nếu như thực sự nghĩ tương lai sẽ khó khăn nếu như không đến được với người mình đã trao thân, thì phụ nữ nên sống kín kẽ, nên có lập trường hơn nữa. Còn nếu chỉ nghĩ sống theo cảm xúc, làm chuyện đó theo cảm xúc thì hãy chịu trách nhiệm về hành động của mình.
Điều quan trọng hơn cả là đàn ông hay có suy nghĩ rộng lượng hơn về chuyện trinh tiết, sự trong sáng của phụ nữ. Có không còn trong trắng thì có sao, đó là người dám yêu, dám sống. Có không còn nguyên vẹn thì cũng có sao, chỉ cần họ không phải là hạng, với gã đàn ông nào cũng có thể &'lên giường'. Cánh cửa cuộc đời rất rộng, hãy cho họ một lối thoát, vì khi yêu, ai cũng khó lòng mà kìm chế được bản thân. Và trách nhiệm họ chịu cũng chỉ phụ thuộc vào cánh đàn ông mà thôi!
Trinh tiết, hay trong trắng, tất cả cần phải được suy nghĩ thoáng hơn, cần được người trong cuộc hiểu và thông cảm. Đừng bao giờ đòi hỏi quá cao ở một người đã từng yêu nếu như bản thân mình cũng từng giống như vậy, đàn ông ạ!
Theo VNE
"Nếu sợ yêu tốn kém, một chút tình cũng đừng hòng mong có" Đàn ông chỉ được chọn một trong hai. Nếu cứ sợ yêu tốn kém, sợ bị người khác tham tiền của mình khi yêu thì một chút tình cũng đừng hòng có được. Thân gửi Đàn ông chớ dại gái - tác giả bài viết "Đấy, mình cao giá nên cũng được nhận món quà đắt giá". Tôi viết những dòng này khi...