Cuốc, xẻng, âm nhạc và chính trị
Làm đồng – đó chưa bao giờ là thứ dám mon men ở hạng mục sành điệu. Gắn với chính trị lại càng chán. Nhưng bài hát về làm đồng và chính trị do một nhóm nữ sinh viên xinh xắn trình diễn đang thực sự gây sốt trên mạng.
Hẳn không phải là một cảnh sexy! – Ảnh chụp từ màn hình YouTube
Xách xô, cầm cuốc, lái máy cày, cho bò ăn…, tất cả những công việc đồng áng, trang trại đó được đưa hết vào bài hát Norway Needs the Farmer (Tạm dịch: Na Uy cần nông dân) đang làm mưa làm gió trên mạng.
Thoạt nhìn, đó chỉ là một bài hát bình thường, với giai điệu và cách trình diễn không có gì nổi bật. Nội dung bài hát thoạt nghe cũng rất chán: ca ngợi nông dân.
Ca sĩ thì chỉ là một nhóm sinh viên đại học. Họ thuộc một ca đoàn mang tên Pikekoret IVAR. Trang phục trình diễn toàn những bộ áo liền quần kín mít, rộng thùng thình, chỉ có… nông dân mới thèm mặc.
Nhưng nghe kỹ lại, lời bài hát có phần rất lạ lùng: “Nhiều thế hệ đã chăm lo đồng áng nhưng cải cách của chính phủ lại hủy hoại chuyện thường nhật. Làm ơn cho hỏi chúng tôi có thể có một chính phủ khác ở đất nước này hay không?”
Chuyện thường ngày trong trang trại – Ảnh chụp từ màn hình YouTube
Thì ra bài hát đang đề cập đến một đề tài gây tranh cãi rất nhiều ở Na Uy: cải cách trong lĩnh vực nông nghiệp.
Video đang HOT
Theo thống kê của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), nông dân Na Uy là những người nhận được trợ giá nông sản thuộc loại cao nhất thế giới.
Với lý do nhiều điều luật tồn tại xưa nay đẩy giá nông sản lên quá cao, chính phủ muốn cải cách, chẳng hạn bỏ luật buộc phải sống trong trang trại, thay đổi luật thừa kế, thay đổi luật buôn bán đất nông nghiệp… Các thay đổi như thế này được cho là tạo điều kiện để các nông trại quy mô lớn phát triển và giúp giảm giá thành thực phẩm.
Vừa hát vừa cho bò ăn – Ảnh chụp từ màn hình YouTube
Trong clip Norway Needs the Farmer, một phụ nữ đóng giả vai Bộ trưởng Nông nghiệp Na Uy đã bị các “ca sĩ nông dân” rượt chạy khắp cánh đồng. Họ hát: “Nông dân muôn năm!”
“Chúng tôi không muốn những nông trại to lớn. Nó chẳng tốt cho gia súc, cũng chẳng hay ho gì cho môi trường”, Gina Marie Ovale nói. Đó là một phụ nữ lớn lên giữa trang trại và cũng chính là người viết lời cho bài hát kể trên.
Một thông điệp từ bài hát: làm nông thật vui! – Ảnh chụp từ màn hình YouTube
Bà bảo rằng mục đích của bài hát là để lên tinh thần cho nông dân. Hãng truyền thông BBC dẫn lời bà: “Đúng là ở đây giá thực phẩm có cao. Nhưng người ta cũng lãnh lương cao cơ mà!”
Riêng nhóm Pikekoret IVAR thì bảo họ chẳng mang động cơ chính trị gì, cũng không đại diện cho một nhóm nào vận động hành lang cho quyền lợi của nông dân. Họ bảo chỉ nhờ một người bạn quay phim, biên tập bài hát nhân một buổi hòa nhạc cuối năm học.
Mải mê hát giữa nông trại – Ảnh chụp từ màn hình YouTube
“Phản ứng rất kinh. Hầu hết mọi người bảo clip này dễ thương và vui nhộn”, cô Helen Meltzer, thành viên của Pikekoret IVAR hào hứng kể.
Dẫu thế, thiên hạ vẫn cứ bàn tán xôn xao trên mạng, không chỉ là về sự dễ thương hay vui nhộn mà về đề tài rất vĩ mô: tương lai ngành nông nghiệp ở Na Uy.
Tính ra, hơn 168.000 người đã xem các “ca sĩ nông dân” hát trên YouTube.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Ảnh về người đồng tính 'gây sốt' tại Brazil
Bức ảnh nổi tiếng mới đây gợi nhiều suy nghĩ về vấn đề kỳ thị người đồng tính tại Brazil, theo The Huffington Post ngày 9.4.
Bức ảnh gây sốt mạng xã hội tại Brazil - Ảnh chụp màn hình Facebook Nelson Felippe
Mới đây trên mạng xã hội Facebook, một người dùng tên Nelson Felippe đã chia sẻ bức ảnh về người đồng tính và nhanh chóng thu hút sự quan tâm từ khắp cộng đồng.
Bức ảnh được ông Nelson Felippe chụp và đăng lên mạng xã hội Facebook khi đang đứng trong ga tàu.
Trong tấm ảnh đó, 2 phụ nữ đứng ôm nhau trước trạm tàu điện. Ông Nelson nói rằng ông không thành kiến nhưng cũng không muốn chứng kiến cảnh "vô lý" đó. Nelson nói rằng không coi đó là điều bình thường mà là tấm gương xấu cho trẻ em.
"Tôi không thành kiến. Tôi nghĩ rằng mọi người đều có thể làm điều mình muốn trong cuộc sống nhưng tôi thấy thật vô lý khi buộc phải chứng kiến cảnh tượng thế này.
Mọi người có thể làm việc riêng của họ, nhưng nó diễn ra ở nơi công cộng, điều này liên quan đến tôi. Tôi không muốn thấy cảnh đó và cũng không xem là bình thường.
Tôi không muốn làm tổn thương ai, nhưng mọi người nên giữ ý thức một chút. Họ cứ bất chấp phép tắc xã hội, và việc đó có thể nguy hiểm. Nếu một bi kịch xảy ra, nếu có người chết, thì ai sẽ phải gánh tội? Tệ nhất là đối với những đứa trẻ.
Sẽ ra sao nếu những đứa trẻ cứ thấy cảnh này mỗi ngày? Chúng sẽ nghĩ rằng thời nay việc đứng giẫm lên vạch an toàn để đợi tàu là chuyện bình thường, vậy nên đừng có làm giống như người đàn ông ở trong góc, mà hãy làm theo những cô gái trẻ kia kìa".
Nelson kết thúc bằng lời nhắc nhở đầy khoan dung: "Hãy chờ tàu trước vạch vàng và chỉ bước qua khi tàu đã dừng và cửa mở".
Tấm ảnh đã gây sốt trên mạng Facebook khi nhận được hơn 3.000 lượt chia sẻ, hơn 8.000 lượt "like". Về phần mình, Nelson có vẻ vui khi bức ảnh được chia sẻ nhiều và nói rằng đã nhận được 100.000 lời mời kết bạn trên Facebook chỉ sau 24 giờ.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Máy bay trình diễn đâm nhau ở Malaysia Hai chiếc máy bay của đội bay biểu diễn Không quân Indonesia đã va chạm và rơi vào ngày 15.3, trong buổi bay tập tại triển lãm hàng không ở đảo Langkawi, Malaysia. Cả bốn phi công may mắn thoát chết. Một trong số hai máy KAI KT-1 Woongbi của Không quân Indonesia bốc cháy và rơi sau cú va chạm - Ảnh...