Cuộc xâm lược kinh hoàng của Phát xít Đức thời CTTG 2
Vào đầu năm 1940, quân đội phát xít Đức đã thực hiện cuộc xâm lược và chiếm đóng 6 nước chỉ trong vòng dưới 100 ngày.
Quân đội Phát xít Đức qua sông Aisne, Pháp ngày 21/6/1940.
Một nhóm binh sĩ Gebirgsjgers Đức (quân đội ở trên núi) tham gia chiến dịch tại Narvik, Na Uy năm 1940.
Lính Đức đi qua một ngôi làng ở Na Uy bị thiêu rụi trong cuộc xâm lược của Hitler tháng 4/1940.
Lính trinh sát đứng trên nóc một tòa nhà ở London, Anh quan sát tình hình.
Quân đội phát xít Đức dội bom oanh tạc các mục tiêu trên biển trong cuộc không kích tại Dover, Anh hồi tháng 7/1940.
Binh sĩ thuộc lực lượng Black Watch xung trận ở khu vực bờ biển phía Nam, Anh năm 1940.
Máy bay Ju 87 Stuka của Đức quần thảo trên bầu trời tại một địa điểm không xác định. Ảnh chụp ngày 29/5/1940.
Loạt vũ khí hùng hậu được quân đội Đức sử dụng khi tiến vào lãnh thổ Đan Mạch ngày 9/4/1940.
Video đang HOT
Quân đội Đức tiến vào Luxembourg ngày 10/5/1940.
Lính Đức quốc xã nhảy dù xuống khu vực pháo đài Eben – Emael ở Bỉ ngày 30/5/1940. Đây là một phần trong cuộc tấn công bất ngờ của phát xít Đức.
Theo_Kiến Thức
Tại sao Nga quyết can thiệp vào Crưm?
Nga đã thông qua việc sử dụng sức mạnh quân sự ở Ukraina bất chấp cảnh báo của phương Tây về hậu quả và Kiev phản ứng bằng tuyên bố bất kỳ một cuộc xâm lược nào vào lãnh thổ nước này đều là trái phép.
Quyền Thủ tướng Ukraina nói rằng một cuộc xâm lược của Nga tức là chiến tranh và cũng có nghĩa là dấu chấm hết cho mối quan hệ Kiev Moscow. Tuy nhiên, có nhiều câu hỏi được đặt ra vào thời điểm này: Tại sao Nga lại quan tâm đến tình hình ở Ukraina? Tại sao phương Tây muốn ngăn Nga hành động?...
Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định nước ông có quyền bảo vệ các lợi ích và người dân Nga ở Crưm.
Miền đông Ukraina và Crưm có các mối quan hệ thân thiết với Nga, trong khi miền Tây Ukraina ngả về phía châu Âu. Nhiều người Ukraina ở miền đông vẫn nói tiếng Nga và cuộc bầu cử Tổng thống năm 2010 đã phân chia đất nước này, với miền đông ủng hộ chính trị gia thân Nga Viktor Yanukovych.
Hôm 1/3, Kremlin đã ra thông báo cho biết Tổng thống Vladimir Putin nói với nhà lãnh đạo Mỹ Barack Obama rằng Nga thông qua hành động quân sự ở Ukraina bởi vì nước này "có quyền bảo vệ lợi ích của mình và người dân Nga sống ở đó".
Các quan chức cấp cao của Ukraina hiện nay, bao gồm quyền Tổng thống và Thủ tướng, tuyên bố sẵn sàng bảo vệ đất nước. Họ cũng khẳng định bất kỳ một cuộc xâm lược nào đều sẽ là trái phép. Mỹ ủng hộ họ và yêu cầu Nga tôn trọng chủ quyền của Ukraina.
Quốc tế sẽ phản ứng nếu Nga dùng vũ lực?
Tổng thống Mỹ cảnh báo sẽ có những hậu quả nếu Nga hành động quân sự.
Liên Hợp Quốc cũng khuyến cáo Moscow, trong khi Tổng thư ký Ban Ki-moon nói với ông Putin rằng "đối thoại phải là công cụ duy nhất để chấm dứt khủng hoảng".
Hậu quả nào nếu có?
Tổng thống Obama cũng vẫn phản ứng chung chung như những người khác, khi tuyên bố Nga có thể đối mặt với "sự cô lập kinh tế và chính trị lớn hơn", và rằng Mỹ sẽ "không tham gia chuẩn bị hội nghị trù bị nhóm G8" sắp tới ở Sochi.
Một số lãnh đạo phe Cộng hòa ở Quốc hội Mỹ kêu gọi Tổng thống có quan điểm cứng rắn hơn.
Lựa chọn cho Obama?
Tất nhiên cấm vận là hành động ưu tiên trong danh sách các lựa chọn nhưng Mỹ sẽ cần phải chuẩn bị cho phản ứng này. Cựu cố vấn tổng thống David Gergen nói rằng Putin sẽ coi cấm vận chỉ là chuyện nhỏ so với việc kiểm soát Crưm.
Christopher Hill, cựu đại sứ Mỹ ở Hàn Quốc, Macedonia, Iraq và Ba Lan, nhận định rằng áp đặt cấm vận sẽ dấy lên nguy cơ đẩy ra xa một siêu cường. "Điều đó có nghĩa là 20 năm cố gắng hợp tác với Nga sẽ tiêu tan".
Động cơ của Putin?
Trước hết, chính sách đối ngoại của Nga lâu nay được tạo thành từ ba yếu tố: nước Nga như một siêu cường hạt nhân, nước Nga như một cường quốc thế giới và nước Nga là sức mạnh trung tâm của không gian địa chính trị thời hậu Liên Xô. Và một sức mạnh về chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao và tất nhiên cả quân sự.
So với những người tiền nhiệm, Tổng thống Putin quyết đoán hơn và mạo hiểm hơn nhiều.
Việc Ukraina ngả về phía Tây là một vấn đề cực kỳ quan trọng đối với Nga, bởi đó là một cú giáng rất mạnh vào không chỉ một mà 2 yếu tố trong bộ ba điểm địa chiến lược của Nga mà ông Putin đã xác định: Trụ cột "Cường quốc lớn" và sự bá chủ của Nga trong không gian hậu Liên Xô.
Theo Moscow, sự dịch chuyển kép này phải cần phải được giảm bớt - hoặc tốt nhất là phải đảo ngược - trước khi các hậu quả trở nên không thể thay đổi và bản đồ địa chính trị Âu Á được vẽ lại vĩnh viễn.
Kết quả là việc ngăn Ukraina không hướng tới châu Âu sẽ là mục tiêu quan trọng nhất trong chính sách đối ngoại của Nga.
Thanh Hảo(Tổng hợp từ CNN)
Theo_VietNamNet