Cuộc trò chuyện trên chuyến xe ôm và lời thú nhận cuối của tài xế khiến vị khách bật khóc
Những lời tâm sự về đứa con trai của người tài xế xe ôm khiến vị khách đi từ bất ngờ này tới bất ngờ khác.
“ 9 giờ tối.. tại bến xe Xa Cảng Miền Tây.
Xách túi đồ bước xuống xe đò, nhận ngay một cái níu tay, tôi quay lại, chú xe ôm đứng cong người nài nỉ:
“- Đường giờ này mát mẻ lắm, con đi giúp chú cuốc xe nha, ai thấy chú tật nguyền như vầy cũng ngại đi nên chú chạy ế lắm. Con yên tâm đi, chú chạy được mà và chạy cẩn thận lắm đó.
- Dạ được rồi, con đi.”
Đoạn đường hơn chục cây số từ Bến xe về Tao Đàn, tôi đã được nghe một câu chuyện đời, một câu chuyện đến tái lòng.
Chú 58 tuổi, nhà ở quận 7, cứ 5 giờ chiều chú ra bến xe chạy đến 5 giờ sáng hôm sau. Trời ráo hay mưa, chú không dám nghỉ ngày nào, mỗi đêm có khi kiếm được trăm mấy hai trăm, mỗi tháng phải đóng tiền bến hết chín trăm.
Vợ chú đi nấu cơm thuê. Lương có triệu mốt, nhưng được cái họ hay bỏ bữa. Cô mang thức ăn về. Nhà khỏi đi chợ. Cô đòi đi kiếm chỗ làm thêm chú không cho. Chú nói một mình chú cực là được rồi mình là đàn ông, cỡ nào cũng phải sống để lo cho gia đình.
Tôi bắt đầu thấy ngưỡng mộ chú sau câu nói này!
Dù bạn bè đang đợi tôi ở nhà, nhưng kệ trễ hẹn cũng không sao vì tôi đã bị cuốn vào câu chuyện của chú nên nghĩ mình cũng không cần vội. Tới đường Thuận Kiều thấy vai chú run run, tôi hỏi, chú nói cái chân bị tật của chú hễ trời lạnh lại nhức.
“- Thôi chú dừng xe lại đi, để con chở cho.
- Đâu có được, ai làm vậy được con. Chú không sao đâu, ráng chạy chút nữa, về bóp dầu là hết mà.
- Chú sợ con cướp xe hả? Xe chú cà tàng lắm rồi nha. Con sẽ đưa túi xách con cho chú đeo nè, chú dừng xe lại đi!”
Tôi cũng chạy chầm chậm như chú, thanh thản như đang chở ba mình đi dạo mát!
Video đang HOT
(Ảnh minh họa)
Ngồi sau lưng tôi, chắc ấm được chút đỉnh, chú trải lòng hơn.
Chú khoe hồi trẻ vợ chú đẹp lắm. Con gái Cai Lậy mà. Cô lên Sài Gòn ở mướn cho nhà chủ mà chú đang làm bảo vệ ở đó. Ba má cô đâu có chịu chú bởi họ chê chú mồ côi mà lại còn nghèo nữa, sợ cô khổ khi về với chú. Nhưng cô hổng sợ. Cô bỏ nhà theo chú. Thế là ba má cô từ con gái.
“- Chú biết cô thương chú lắm nên chú muốn cô được sung sướng. Mà muốn vậy thôi chứ tới bây giờ cô cũng chưa được sướng ngày nào con ơi!
- Sướng chứ chú, làm lụng thì ai cũng phải làm thôi, chỉ cần có người chồng thương mình là được rồi.
- Thiệt hông con?
- Hổng tin, bữa nào chú về hỏi cô đi.
- Ừ.. mà tết nhất tới bên rồi con há. Chú phải ráng cày thêm chút đỉnh để mua cho cô cái áo đẹp đẹp mặc Tết.”
Tôi nghe chừng trong cơ cực có cả một trời yêu thương. Sự yêu thương không phải đôi vợ chồng đủ đầy nào cũng có được.
Rồi chú khoe có hai thằng con. Thằng lớn 20 tuổi, thằng nhỏ 13 tuổi. Đứa nào cũng rất ngoan.
“- Em lớn đang còn đi học hay đi làm rồi chú?
- Nó học giỏi lắm con. Học năm 3 Đại học Sư Phạm. Mà nó đẹp trai lắm à nha. Nó có hiếu lắm, không bao giờ dám xài tiền.
- Nhìn chú con cũng nghĩ hồi trẻ chú cũng đẹp trai mà.
- Ừ.. thì……”.
Tự nhiên chú ấp úng trong lời nói như nghèn nghẹn…
Câu chuyện còn đang dang dở thì đã tới nơi, xuống xe. Chú nói bớt 20 ngàn cho cái công tui đã chở chú.
“- Chú bớt phân nửa luôn đi.. hehe.
- Sao cũng được mà con.”
Trả tiền cho chú, tui dấm dúi một ít vô tay chú, dặn dò :
- Chú về mua cho cô cái áo mới đi. Áo màu tím nghen chú. Con tin là cô sẽ thích, mà cũng phải mua thêm cho chú một cái nữa. Cô mặc áo đẹp mà áo chú thì cũ quá hông có xứng đâu nha. Mà quên nữa, hai thằng nhỏ mỗi thằng một cái nữa nhe chú.
Cúi sát nhìn vào số tiền tui vừa đưa. Tay chú run lên. Chú níu tay tui. Tui ghẹo thêm:
“- Tính cám ơn con nữa hay gì đây, thôi khỏi. Mai mốt có gặp lại con chú chở rẻ cho con là được rồi ha.
- Hổng có, hồi nãy chú hỏng dám kể hết. Thằng con lớn của chú đó, tại chú nhớ nó quá nên chú tưởng tượng ra vậy thôi chứ sau khi thi đậu Đại học, nó bị tai nạn, nó mất rồi con ơi. Tới giờ mà chú còn chưa tin là nó đã chết. Con yên tâm, chú sẽ lấy tiền này mua cái áo mới để lên bàn thờ cho nó.
Trời ơi, sao tự nhiên tui muốn quỳ xuống đường vì người đàn ông tội nghiệp này”.
(Ảnh minh họa).
Đây là câu chuyện do một dân mạng kể lại đang gây sự xúc động lớn trong cộng đồng mạng. Những tưởng chỉ là cuốc xe bình thường, lái xe kể về điều khiến chú tự hào cùng cuộc đời nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, cái kết của nó lại thật tàn khốc. Hóa ra, một người con của chú đã mất nhưng chú vẫn chưa dám tin, vẫn muốn tin rằng con đang học đại học năm thứ 3.
Sự thú nhận cuối cùng khiến hành khách phải thốt lên “trời ơi” và muốn quỳ xuống. Đó là một cái kết chẳng ai ngờ và cũng không ai mong muốn cả.
Câu chuyện đã nhận về nhiều sự đồng cảm cùng sự xót xa từ dân mạng.
Theo Thế giới trẻ
Góc bất ngờ: Xe ôm Hà Nội được báo nước ngoài trả 1 triệu/ngày để săn tin Hội nghị thượng đỉnh
Hội nghị Thượng đỉnh lần 2 diễn ra khiến cả Hà Nội tất bật. Trong những ngày trọng đại ấy, một lực lượng "phóng viên" săn tin mới đã được ra đời: xe ôm Hà Nội.
Những ngày tiếp đón Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-Un, Hà Nội vốn đã náo nhiệt lại càng thêm tưng bừng. Không chỉ có sự góp mặt của 3500 phóng viên đến từ nhiều quốc gia, mà Hà Nội còn xuất hiện một lực lượng phóng viên săn tin linh hoạt mới.
Chúng ta vẫn biết, có một câu nói tựa như chân lý rằng "Hà Nội không vội được đâu". Bởi vì Hà Nội ngoài hồ Gươm, Lăng Bác... thì "đặc sản" nổi tiếng và quen thuộc hơn cả cơm bữa chính là "tắc đường". Đây cũng chính là lý do mà thay vì sử dụng ô tô, thì suốt những ngày diễn ra hội nghị, lực lượng xe ôm Hà Nội được sử dụng nhiều hơn cả.
Hà Nội vốn dĩ vẫn luôn là không vội được đâu
Và để theo chân các nhân vật quan trọng có mặt trong Hội nghị Thượng đỉnh một cách "sát sườn" nhất, những người lái xe ôm Hà Nội đã được báo nước ngoài thuê riêng để làm "phóng viên". Từng bước đi của hai "ông lớn" đều được đội xe ôm này dõi theo.
Mới đây, đài truyền hình BBC đã thực hiện đoạn phỏng vấn những "phóng viên" đặc biệt này. Ngay sau khi đăng tải, đoạn clip đã khiến không ít người ngạc nhiên vì cách làm việc đầy chuyên nghiệp của các báo lớn nước ngoài.
Trả lời trong đoạn phóng sự, anh Tuấn - một trong những "phóng viên cơ động" được thuê để túc trực phía trước nhà khách, nơi có phái đoàn Triều Tiên tạm trú cho biết: "Mình đang làm kết hợp với báo Hàn Quốc. Người ta thuê mình đi theo ông đeo kính. Nay có dịp này thì nhà báo cần một người bản địa biết đường đi để xem người ta đi tới đâu thì thông báo về..."
Với đường phố loằng ngoằng và dễ tắc ở Hà Nội, việc sử sụng "phóng viên cơ động" quả thực rất thông minh
Công việc của anh Tuấn là hàng ngày đợi trước nhà khách, quan sát và theo dõi "mục tiêu" được chỉ định. Chỉ cần có một chiếc xe rời khỏi nhà khách chính phủ, cả một tiểu đội khoảng chục chiếc xe máy sẽ bám theo. Với đặc thù giao thông thủ đô, thì việc sử dụng oto để "theo dấu" một ai đó là bất khả thi.
Mỗi một bước chân của một nhân vật quan trọng trong hội nghị đều được tiểu đội "săn tin cơ động" này báo về. Cái khó khăn nhất của công việc này là phải theo dõi sát sao, đến cả việc ăn uống cũng không thể tùy ý. Anh Tuấn chia sẻ: "Ăn uống thì nói thật là không dám ăn. Toàn phải mua bánh mì, đồ từ các cô hàng rong đi qua, tranh thủ thôi". Nhưng bù lại, "mức lương" cho công việc thời vụ này khá cao, khoảng 1 triệu/ ngày cho khung giờ làm việc từ 6h sáng đến 7-8h tối.
Anh Tuấn chia sẻ rất nhiệt tình về công việc thời vụ của mình.
Thỉnh thoảng thì anh cũng để mất dấu "mục tiêu" của mình. "Tôi gọi cho các đồng nghiệp để kiểm tra. Quan trọng là nhanh, chính xác, chúng tôi không cần độc quyền chuyện này. Chúng tôi có thể tương trợ nhau", anh Tuấn nói. "Có cả một group của các xe ôm để báo tin cho nhau".
Sau khi đoạn video này của BBC News được đăng tải, cộng đồng mạng tỏ ra khá hào hứng và quan tâm. Hà Nội đã được nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm trong suốt những ngày diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh, và cũng chính những ngày ngắn ngủi nhưng nóng hổi này mà không ít người lao động thủ đô đã có dịp tăng thêm thu nhập cho mình.
Theo yan.thethaovanhoa.vn
Anh chàng Grab đáng yêu nhất hệ mặt trời: Có hẳn tuyên ngôn sứ mệnh chạy xe, wifi sạc pin miễn phí cho khách Nếu ngày nào đó tình cờ bạn trở thành hành khách của anh chàng này thì có lẽ đó sẽ là một sự may mắn bởi lòng yêu nghề và tâm huyết của anh ta. Mỗi nghề nghiệp trong cuộc sống này đều có giá trị riêng của nó. Dù bạn là giáo viên, bác sĩ, kĩ sư... hay là thợ xây, xe...