Cuộc tranh giành chiếc xô múc nước bằng gỗ khiến hơn 2.000 người thiệt mạng
Đó chỉ là một chiếc xô bình thường, đặt cạnh giếng nước công cộng trong thành phố.
Nhưng khi nó bị mất, người dân thành Bologna coi đó là nỗi ô nhục.
Chiến tranh thường nổ ra giữa các nước vì tranh giành lãnh thổ, tài nguyên, xung đột tôn giáo hay chính trị. Nhưng lịch sử thế giới cũng ghi nhận nhiều cuộc chiến tranh đẫm máu bắt nguồn từ những nguyên nhân “dở khóc dở cười”.
Thời Trung cổ, thành Modena và thành Bologna ở Italia có mối thù kéo dài hàng thế kỷ (tranh: War History Online)
Vào thời Trung cổ, Italia không phải là một quốc gia thống nhất như ngày nay, mà bị chia cắt thành nhiều thành bang, công quốc khác nhau với ngôn ngữ, văn hóa và chính trị riêng. Bởi sự khác biệt này, không có gì lạ khi các thành bang ở Italia thường xuyên xảy ra chiến tranh, đấu đá lẫn nhau, theo All That’s Interesting.
Năm 1154, Frederick Barbarossa – Hoàng đế La Mã Thần Thánh của nước Đức – tuyên bố, ông sẽ trở thành vua của toàn cõi Italia. Nắm trong tay quyền lực của một đế quốc, Barbarossa cho rằng ông là mới xứng đáng là người đại diện của Chúa, thay vì Giáo hoàng.
Tuyên bố của Barbarossa khiến đa số người Italia tức giận. Người Italia cho rằng, Giáo hoàng John XII (937 – 964) là người đã trao vương miện cho Hoàng đế La Ma Thần Thánh đầu tiên. Vì vậy, Giáo hoàng mới xứng đáng là người đại diện của Chúa.
Đáp trả những người chống đối, Barbarossa điều quân từ Đức tới Italia và chinh phục 4 thành phố Milan, Tortona, Pavia, Bologna và Tuscany.
Sau cuộc đàm phán với Giáo hoàng Alexander III thất bại, Barbarossa tiếp tục tấn công Italia cho đến khi bị liên quân Italia thân Giáo hoàng đánh bại. Năm 1176, Barbarossa rút quân về Đức.
Video đang HOT
Hậu quả của cuộc chiến này là những rạn nứt to lớn trong nội bộ Italia, theo History.
Bologna và Modena là 2 thành phố lớn ở Italia vào thời Trung cổ, nhưng có quan điểm khác biệt về chính trị.
Ở Modena, đa số người dân ủng hộ Hoàng đế Barbarossa. Ở Bologna, người dân ủng hộ Giáo hoàng. Sau khi Barbarossa rút quân, Bologna và Modena nuôi mối thù hằn và thường xuyên xảy ra đụng độ.
Quân Modena đánh cắp chiếc xô múc nước của thành Bologna (tranh: Allthatsinteresting)
Năm 1325, một nhóm lính Modena đã đột nhập vào thành Bologna và lấy trộm một chiếc xô múc nước bằng gỗ sồi. Đây chỉ là chiếc xô bình thường, được đặt cạnh giếng nước công cộng trong thành phố. Nhóm lính Modena lấy được chiếc xô và vui mừng mang nó ra khỏi thành Bologna, coi đó như chiến lợi phẩm, theo All That’s Interesting.
Khi phát hiện chiếc xô bị mất, người dân thành Bologna coi đây là nỗi ô nhục. Họ yêu cầu thành Modena trả lại chiếc xô nhưng bị từ chối.
Quá tức giận, thành Bologna tuyên chiến với thành Modena. Cuộc chiến tranh vì xô múc nước bắt đầu.
Thành Bologna tập hợp đội quân khổng lồ, gồm khoảng 30.000 bộ binh và 2.000 kỵ binh. Phía Modena chỉ huy động được khoảng 5.000 bộ binh và 2.000 kỵ binh. Thị trấn Zappolino (nay thuộc thành phố Bologna, Italia) được chọn làm chiến địa.
Dù quân số ít hơn hẳn Bologna, nhưng đội quân thành phố Modena vẫn giành chiến thắng. Họ chiến đấu có kỷ luật hơn so với quân đội Bologna được trang bị kém và vô tổ chức, theo War History Online.
Trên đường truy đuổi, quân Modena tiến sâu vào thành Bologna, phá hủy nhiều ngôi nhà và đập vỡ cửa cống trên sông Reno khiến Bologna bị mất nước. 26 quý tộc ở Bologna cũng bị quân Modena bắt sống.
Quân Modena tổ chức một cuộc đua ngựa ngay bên ngoài cổng thành Bologna nhằm kỷ niệm chiến thắng và “trêu ngươi” những kẻ chiến bại. Trước khi rút lui, họ còn “tiện tay” lấy thêm một chiếc xô khác từ cổng thành Bologna, theo History.
Ước tính, có hơn 2.000 người tử trận trong cuộc chiến này, ở cả phe Modena và Bologna. Lịch sử Italia gọi sự kiện này là “Chiến tranh xô múc nước”.
Về 26 quý tộc Bologna, họ được thả ra sau khi bị cầm tù khoảng 3 tháng. Phía Modena cũng trả lại cho Bologna nhiều tài sản đã bị đánh cắp trong trận chiến, nhưng họ không bao giờ trả lại chiếc xô múc nước.
Quân Modena thắng trận, bảo vệ được chiếc xô múc nước (tranh: History)
Chiếc xô múc nước được trưng bày trong tòa thị chính Palazzo, thành phố Modena (ảnh: War History Online)
Tháng 1/1326, thành Modena và Bologna ký hiệp định đình chiến. Tuy nhiên, những vụ đụng độ nhỏ lẻ giữa 2 thành này vẫn diễn ra trong khoảng 200 năm sau đó.
Năm 1529, vua Charles I của Tây Ban Nha tấn công Italia. Thành Modena và Bologna hóa giải thù hận và “bắt tay” cùng chống ngoại xâm.
Ngày nay, chiếc xô bằng gỗ sồi được xem là biểu tượng chiến thắng của thành phố Modena (miền Bắc Italia) và được trưng bày ở tòa thị chính Palazzo (thuộc thành phố Modena). Ở nhà thờ Torre della Ghirlandina (thuộc Modena), người ta cũng trưng bày một chiếc xô gỗ sồi bản sao.
Nắng nóng kỷ lục đe dọa Italy
Theo phóng viên TTXVN tại Rome, các nhà dự báo thời tiết cho biết một cơn bão nhiệt đang hoành hành tại Italy từ ngày 20/8 và kéo dài trong 5 ngày, đặc biệt là ở miền Trung và miền Bắc nước này, với nhiệt độ cao kỷ lục ngay cả ở vùng núi.
Bảng điện tử hiển thị nhiệt độ ngoài trời lên mức cao kỷ lục tại Rome, Italy ngày 18/7/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Cảnh báo đỏ về nắng nóng có hiệu lực tại 8 thành phố là Rome, Florence, Bologna, Perugia, Brescia, Bolzano, Latina và Rieti.
Chỉ riêng 7 tháng đầu năm 2023 (năm nóng thứ ba trong lịch sử Italy kể từ năm 1800) đã ghi nhận trung bình 11 hiện tượng thời tiết khắc nghiệt mỗi ngày, từ lũ lụt, hạn hán đến cháy rừng tàn khốc.
Nghiên cứu mới của Hiệp hội nông dân quốc gia Italy (Coldiretti) cho thấy nước này đã trải qua đợt nắng nóng kỷ lục trong năm nay, với nhiệt độ cao hơn 0,67 độ C so với mức trung bình trong lịch sử, kể từ khi các nhà nghiên cứu bắt đầu thu thập dữ liệu hơn 200 năm trước. Còn tại 4 vùng miền Bắc Italy, nhiệt độ cao hơn 0,86 độ C so với mức trung bình trong lịch sử, khiến năm 2023 trở thành năm nóng thứ hai kể từ năm 1800 tại khu vực này.
Những năm nóng nhất tại Italy đều trong thập kỷ qua và bao gồm các năm 2014, 2015, 2018, 2019, 2020 và 2022. Không chỉ các nhà khoa học nhận thấy nhiệt độ đang tăng lên do tác động của nhiên liệu hóa thạch đối với bầu khí quyển, mà kết quả nghiên cứu mới của Coldiretti cũng xác nhận thực tế nhiệt độ gia tăng có thể liên quan đến biến đổi khí hậu. Nghiên cứu của Coldiretti chỉ ra rằng Italy đang phải đối mặt với quá trình nhiệt đới hóa, với các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt thường xuyên hơn, lượng mưa rơi trong thời gian ngắn, nhưng dữ dội và sự chuyển đổi nhanh chóng từ thời tiết nóng sang thời tiết xấu.
Năm nay, Italy đã phải hứng chịu một đợt hạn hán nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến sản lượng nông nghiệp trên cả nước, sau đó là lũ lụt tàn phá ở vùng Emilia Romagna. Lượng mưa lớn trong thời gian ngắn đã không giúp giải quyết vấn đề hạn hán và đã góp phần gây ra lũ lụt trên khắp nước này. Ông Lorenzo Bazzana, Giám đốc kinh tế của Coldiretti, cho biết sản lượng các loại cây ăn quả ở Italy đã chịu ảnh hưởng nặng nề. Theo ông Bazzana, vụ thu hoạch quả anh đào, mơ ở Italy đã ghi nhận sản lượng sụt giảm lần lượt khoảng 60% và 20%.
Thời tiết nắng nóng vào tháng 7 đã khiến nhiệt độ cao hơn 1,96 độ C so với mức trung bình trong tháng và đã góp phần dẫn đến các vụ cháy rừng, tàn phá các khu vực phía Nam Italy, bao gồm cả Sicily và Sardinia.
Coldiretti ước tính những thiệt hại mà Italy phải gánh chịu trong năm nay sẽ cao hơn khoản thiệt hại 6 tỷ euro (6,5 tỷ USD) của năm 2022. Chỉ riêng trận lũ lụt ở vùng Emilia Romagna hồi tháng 5-6 vừa qua đã khiến Italy thiệt hại hơn 1 tỷ euro (1,09 tỷ USD). Do nắng nóng, sản lượng mật ong của Italy đã giảm 70% và sản lượng nho giảm 14%. Các sản phẩm nông nghiệp khác cũng chịu ảnh hưởng. Các nhà khoa học nhận định cuộc khủng hoảng khí hậu đang khiến các hiện tượng thời tiết cực đoan, như sóng nhiệt, hạn hán, siêu bão và lũ lụt diễn ra thường xuyên và dữ dội hơn và trở thành điều bình thường mới tại khu vực Địa Trung Hải, đòi hỏi Italy phải thích nghi và xem xét lại các biện pháp phòng chống thiên tai trên toàn quốc.
Italy ghi nhận tình trạng nắng nóng kỷ lục bất thường Ngày 18/7, đợt nắng nóng bất thường đã khiến nhiều thành phố ở Italy ghi nhận nhiệt độ đạt mức kỷ lục, trong đó, nhiệt độ tại thủ đô Rome lên tới mức cao mới là 42C. Người dân di chuyển trên đường phố dưới trời nắng nóng tại Rome, Italy, ngày 17/7/2023. Ảnh: AFP/TTXVN Phóng viên TTXVN tại Rome dẫn số liệu...