Cuộc trạm chán nảy lửa giữa Phi công MiG-29 Liên Xô với F-16 Mỹ
Các phi công Liên Xô đã ép tiêm kích của mình tới giới hạn để trình diễn khả năng vượt trội so với đối thủ Mỹ trong cuộc triễn lãm hàng không ở Anh năm 1988.
MiG-29 và F-16 là hai dòng tiêm kích hạng nhẹ nổi tiếng do Liên Xô và Mỹ phát triển. Chúng chưa từng đối đầu với nhau trên chiến trường, nhưng đã có một cuộc trạm chán nảy lửa trong khuôn khổ triển lãm hàng không Farnborough diễn ra vào năm 1988. Bí mật về cuộc đối đầu này chỉ được tiết lộ bởi các phi công thử nghiệm Nga trong một bộ phim tài liệu.
F-16 mang số hiệu 787 và MiG-29 mang số hiệu 304 bay song song trong một cuộc giao lưu quân sự. Ảnh: FlyMig.com.
Tiêm kích MiG-29 do phòng thiết kế Mikoyan (Liên Xô) phát triển vào giữa thập niên 1970, song song với dự án tiêm kích hạng nặng Su-27 của Sukhoi. Cặp tiêm kích Su-27/MiG-29 có nhiệm vụ và tính năng tương đương với bộ đôi F-15/F-16 của Mỹ, do vậy chúng thường được đem ra so sánh với nhau.
Tuy nhiên, giới quân sự phương Tây biết rất ít về khả năng tác chiến của MiG-29 và Su-27 so với các dòng máy bay tương đương của Mỹ và NATO. Cơ hội chỉ đến khi Liên Xô bắt đầu áp dụng chính sách mở cửa về quân sự, bắt đầu bằng việc cho các tiêm kích MiG-29 và Su-27 tham gia cuộc triển lãm Farnborough 1988 diễn ra ở Anh.
Video đang HOT
MiG-29 có lợi thế về sức mạnh động cơ và lực nâng. Ảnh: Wikipedia.
Bản thân phi công Liên Xô cũng thừa nhận rằng họ không có kinh nghiệm bay biểu diễn như người Mỹ. Hai phi công thử nghiệm hàng đầu của Mikoyan là Anatoly Kvochur và Roman Taskaev đã phải bỏ rất nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu những động tác biểu diễn của phi công F-16 Mỹ. Từ đó, họ mới xây dựng nên một màn trình diễn đẹp mắt và phô diễn tối đa ưu thế của MiG-29 trước đối thủ.
Một trong những yếu tố được quan tâm nhất chính là thời gian tối thiểu để thực hiện một vòng lượn chiến đấu của máy bay. Thời gian càng ngắn thì máy bay có vòng lượn càng hẹp, giúp chiếc tiêm kích chiếm được lợi thế để tấn công tiêu diệt đối thủ.
Trong quá trình quan sát đối thủ trình diễn trong cuộc triển lãm, các phi công Liên Xô nhận thấy F-16 cần tới 20 giây cho một vòng lượn chiến đấu. Điều này không làm người Liên Xô ấn tượng, bởi họ chỉ cần 18 giây cho một vòng lượn tương tự.
F-16 mạnh về tải trọng vũ khí và hệ thống điện tử. Ảnh: Wikipedia.
Ngày hôm sau, người Mỹ đáp trả bằng việc thực hiện vòng lượn của F-16 chỉ trong 18 giây, san bằng khoảng cách với đối thủ Liên Xô. Tuy nhiên, các phi công MiG-29 lại tiếp tục ép máy bay của mình tới giới hạn và hoàn thành vòng lượn trong thời gian kỷ lục 16 giây.
Chỉ tới lúc đó, phi công trưởng của General Dynamics, hãng thiết kế chế tạo dòng F-16, mới thừa nhận thất bại của mình trước các phi công MiG-29 của Liên Xô.
Với khả năng cơ động đầy ấn tượng như vậy, MiG-29 đã có màn ra mắt thành công tại triển lãm Farnborough 1988. Giới truyền thông Anh đánh giá đây chính là ngôi sao trung tâm của toàn bộ triển lãm, mở ra giai đoạn tỏa sáng của máy bay chiến đấu Liên Xô trên bầu trời châu Âu.
Tiêm kích hai động cơ Mikoyan MiG-29 (định danh NATO: Fulcrum) được đánh giá là một trong những dòng chiến đấu cơ linh hoạt và có khả năng không chiến tầm gần tốt nhất thế giới. MiG-29 có tốc độ tối đa lên tới 2.400 km/h (gấp 2,25 lần tốc độ âm thanh), trần bay 18.000 m, tầm bay 1.430 km. Mẫu MiG-29 cơ bản được trang bị một pháo GSh-30-1 30 mm, 7 giá treo vũ khí và thùng nhiên liệu, mang được tối đa 3,5 tấn vũ khí bao gồm các tên lửa đối không R-27 và R-73 cũng như nhiều loại bom và rocket. Tiêm kích hạng nhẹ một động cơ F-16 Fighting Falcon cũng có khả năng cơ động rất tốt, phù hợp với các trận không chiến tầm gần. Hệ thống điện tử tiên tiến giúp F-16 chiến đấu ngang ngửa với các đối thủ ở tầm trung. F-16 có tốc độ tối đa là 2.120 km/h ở độ cao lớn và không mang vũ khí, trần bay trên 15.240 m, tầm chiến đấu 550 km. Máy bay được trang bị một pháo M61 Vulcan 20 mm, 7 giá treo vũ khí tới tải trọng tối đa là 7,7 tấn.
Theo Tử Quỳnh (Vnexpress)
Máy bay chiến đấu Triều Tiên đập đuôi xuống đất trong trình diễn
Máy bay chiến đấu Mig-21 của Không quân Triều Tiên đã có màn tiếp đất vụng về trước đám đông khán giả khi để phần đuôi đập thẳng xuống đường băng trong cuộc triển lãm hàng không đầu tiên của nước này.
Màn tiếp đất vụng về của máy bay Mig-21 tại triển lãm hàng không Triều Tiên hồi tháng 9 (Ảnh: Sputnik)
Theo Sputnik, màn hạ cánh đặc biệt của Mig-21 xảy ra trong ngày thứ hai của Triển lãm hàng không hữu nghị quốc tế Wonsan diễn ra trong hai ngày 24-25/9 tại sân bay quốc tế Kalma ở Wonsan, phía đông Triều Tiên.
Đoạn video quay lại cảnh tiếp đất trên cho thấy máy bay siêu thanh do Liên Xô thiết kế Mig-21 đã đập đuôi xuống đường băng khi đang hạ cánh sau màn bay trình diễn tại triển lãm hàng không Wonsan. Chiến đấu cơ này sau đó hơi mất thăng bằng và đi chệch một chút ra khỏi đường băng.
Một lượng lớn khán giả có mặt tại sân bay Kalma đã theo dõi màn tiếp đất bị lỗi của Mig-21, trong đó có nhiều người nước ngoài đam mê hàng không lần đầu tiên được mời tới Triều Tiên xem triển lãm.
Đây là cuộc triển lãm hàng không đầu tiên trong lịch sử Triều Tiên. Chính quyền Bình Nhưỡng hy vọng việc tổ chức sự kiện đặc biệt này sẽ giúp thu hút thêm khách du lịch nước ngoài đến với Triều Tiên. Cuộc triển lãm có sự tham gia của các máy bay dân dụng như IL-18, IL-62m, IL-76TD và máy bay quân sự như Mig-29, Mig 21, Su-25 và Mil-17.
Thành Đạt
Theo Sputnik
Triều Tiên lần đầu tổ chức triển lãm hàng không Các máy bay quân sự, dân sự và trực thăng hôm nay trình diễn tại Wonsan, cảng phía đông Triều Tiên. Người dân Triều Tiên háo hức xem trình diễn máy bay. Ảnh: AP Với các chiến đấu cơ chủ yếu mua từ Nga như Mig, Su và các máy bay dân sự gồm Ilyushin, Antonov và Tupolev, các phi công Triều Tiên...