Cuộc tình nồng cháy của Strauss-Kahn với vợ
Anne Sinclair đã chi hàng triệu đôla để bảo lãnh cho chồng tại ngoại. Dominique Straus-Kahn bày tỏ tình yêu dành cho vợ mình trong một lá thư công khai và tặng bà một nụ hôn gió ngang qua phòng tòa án New York, nơi ông bị buộc tội tấn công tình dục một nữ phục vụ phòng khách sạn.
Sự thể hiện tình cảm của cặp vợ chồng thuộc diện nổi tiếng nhất nước Pháp này không phải để phô trương, theo những người biết rõ họ. Thực tế, sức mạnh gắn kết họ với nhau lớn đến nỗi những lời buộc tội gay gắt cũng khó mà làm cho họ tách rời. Nhiều người thậm chí còn ngạc nhiên khi Sinclair vẫn bênh vực chồng trong thời điểm đen tối này.
“Đó là sự cộng sinh, một cặp vợ chồng nhất định không chia lìa”, nhà lập pháp và là cựu bộ trưởng chính phủ Pháp Jack Lang, người biết Strauss-Kahn từ những năm 1970 và biết Sinclair từ những năm 1980, nhận xét.
Sinclair là sự kết nối của chồng bà với thế giới bên ngoài khi ông bị quản thúc tại một căn hộ ở Manhattan trong lúc chờ ra hầu tòa án New York. Hôm 23/5, người ta nhìn thấy bà rời tòa nhà khoảng 4 giờ đồng hồ, lên một chiếc SUV không rõ đi đâu rồi trở về. Người đàn ông đi cùng bà mang một thứ giống như chiếc túi đựng tạp phẩm.
Sinclair và Strauss-Kahn, đều 62 tuổi, được xem là hai bộ óc cực kỳ thông minh với những tham vọng dữ dội – và tham vọng lớn nhất của họ là Strauss-Kahn được bầu làm Tổng thống Pháp vào năm tới.
Những mục tiêu chung đó, sự quan tâm tới con cái và một kiểu sức hút cộng sinh đã giữ họ bên nhau cùng vượt qua nhiều khó khăn trong quá khứ, theo Philippe Martinat, đồng tác giả cuốn tiểu sử về Straus-Kahn và Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy.
“Bà ấy thực sự yêu người đàn ông này. Ông ấy là người bạn tâm giao của cuộc đời bà ấy”, Martinat nhận xét. “Một số người cho rằng bà ấy đã nhắm mắt làm ngơ” trước những lần bội tín của chồng. Thực tế, bà ấy là một phụ nữ yêu say đắm, người chịu đựng nhiều nhất từ hoàn cảnh hiện nay, nhưng bà ấy vẫn quyết bảo vệ chồng và gìn giữ gia đình”.
Martinat kể, trong một cuộc gặp năm 2009, Sinclair đã nêu ra mối quan hệ của Strauss-Kahn với một người cấp dưới ở IMF. “Bà ấy giải thích, rất đơn giản, về chuyện xảy ra như thế nào, họ đã thảo luận vấn đề ra sao và đối với bà ấy, mọi chuyện đã được giải quyết”.
Video đang HOT
“Tôi nghĩ bà ấy sẽ ở bên chồng từ đầu đến cuối phiên xử để giúp ông ấy thoát khỏi mớ bòng bong pháp luật này”, Martinat bình luận. “Nếu câu chuyện thúc tồi tệ thì khi đó, chúng ta có thể hỏi liệu bà ấy có tiếp tục bênh vực chồng hay không… Bà ấy là một chiến binh”.
Các cáo buộc nhằm vào Strauss-Kahn cũng không khiến Sinclair dao động. Một nữ phục vụ phòng ở một khách sạn sang trọng New York báo với cảnh sát hôm 14/5 rằng Strauss-Kahn định buộc cô phải quan hệ tình dục, và khi cô từ chối, đã ép cô phải khẩu dâm. Vài giờ sau đó, cảnh sát Mỹ đã đưa Strauss-Kahn ra khỏi chiếc ghế hạng nhất của chiếc máy bay hãng Air France ngay trước khi nó cất cánh đi Paris.
Sinclair ngay lập tức ra một thông báo khẳng định bà không tin các cáo buộc đó.
Vài ngày sau, Strauss-Kahn gửi một lá thư xin từ chức lên IMF, nói với thể chế tài chính này rằng “Lúc này tôi nghĩ trước tiên đến vợ tôi – người tôi yêu hơn bất cứ điều gì – về các con tôi, về gia đình tôi, về các bạn của tôi”.
Ngày hôm sau, vợ chồng họ gặp nhau lần đầu tiên kể từ khi ông bị bắt. Và ở phòng xử án, bà nở một nụ cười cứng rắn. Khi thẩm phán chấp nhận cho Strauss-Kahn được bảo lãnh tại ngoại, ông quay lại phía vợ gửi một nụ hôn gió. “Cứ như là người nọ đang tìm ánh mắt của người kia. Sự âu yếm này trong phòng xử gây ấn tượng với tôi”, ông Lang nói.
Sinclair, cháu nội một nhà buôn nghệ thuật lừng danh Paul Rosenberg, đã chi 1 triệu USD tiền bảo lãnh, bảo đảm cho cam kết 5 triệu USD về việc không bỏ trốn về Pháp của chồng và khoản phí an ninh ước tính 200.000 USD/tháng trong lúc Strauss-Kahn bị quản thúc tại căn hộ ở Manhattan, theo Martinat.
Điều này cũng chưa là gì so với thời đỉnh điểm của mối tình lãng mạn của họ. Năm 1989, Strauss-Kahn, khi đó còn là một nhà lập pháp ít người biết đến, là một vị khách trên một chương trình truyền hình có tên “Questions at Home” do Sinclair dẫn. “Đó chính là lúc lửa tình yêu bùng cháy”.
Năm 1991, họ cưới nhau. Strauss-Kahn đã có 4 con gái với 2 vợ cũ, còn Sinclair đã có 2 con trai với một chồng cũ. Năm 1997, khi Strauss-Kahn được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Tài chính, Sinclair đã từ bỏ chương trình phỏng vấn truyền hình của mình để tránh xung đột lợi ích.
“Cô ấy đã là một thần tượng. Cô ấy vẫn còn là một thần tượng. Cô ấy là người phụ nữ nổi tiếng lâu nhất trên truyền hình Pháp”, Lang nhận xét.
Khi Strauss-Kahn dính đến một vụ bê bối tham nhũng năm 1999 và buộc phải rời khỏi chính phủ, Sinclair đã đứng bên chồng. Sau đó, ông được minh oan. Năm 2006, Sinclair tài trợ cho chiến dịch không thành công của chồng trong cuộc chạy đua giành chức ứng viên Tổng thống của Đảng Xã hội, theo Martinat.
Martinat cho biết, Sinclair bảo với ông rằng thứ giá trị nhất đối với bà là sự thành công của đại gia đình bà. Sáu người con của họ hòa hợp, với một trong số các con trai của bà sắp có con đầu lòng, theo báo chí Pháp. Người chồng đầu của Sinclair, Ivan Levai, gọi Strauss-Kahn là “một người cha dượng tốt” và khẳng định ông không phải là người bạo lực.
Khi được hỏi trong một cuộc phỏng vấn năm 2006 trên tạp chí Pháp L”Express về tai tiếng chồng bà là một kẻ quyến rũ Sinclair đáp: “Tôi rất tự hào. Điều quan trọng là phải quyến rũ, đối với một chính trị gia. Khi tôi quyến rũ ông ấy và ông ấy quyến rũ tôi thì với tôi thế là đủ”.
Theo VietNamNet
Bộ trưởng Pháp muốn trở thành tổng giám đốc IMF
Tối nay, Bộ trưởng Tài chính Pháp Christine Lagarde sẽ công bố quyết định tham gia cuộc đua vào chức tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Báo The Wall Street Journal dẫn nhiều nguồn tin từ bộ Tài chính Pháp cho biết, bà Lagarde sẽ tổ chức một cuộc họp báo tối nay. Trong cuộc họp báo bà sẽ thông báo quyết định chạy đua vào chức tổng giám đốc IMF.
Không nước lớn nào phản đối việc bà Lagarde chạy đua, bởi Đức, Anh và Pháp đều "tán thành hoàn toàn" quyết định của bà.
Bà Christine Lagarde. Ảnh: blogspot.com.
Paris thông báo Trung Quốc ủng hộ nỗ lực chạy đua của bà Lagarde. Sự ủng hộ của Trung Quốc là một lợi thế đối với bà Lagarde từ bên ngoài châu Âu.
Ông Franois Baroin, Bộ trưởng Ngân sách kiêm người phát ngôn của chính phủ Pháp, phát biểu trên đài phát thanh Europe 1, rằng các nước châu Âu đã đạt được một sự đồng thuận.
"Chúng tôi phải đưa một người châu Âu lên chức tổng giám đốc IMF. Chính phủ Trung Quốc ủng hộ một ứng cử viên châu Âu", ông nói.
Bộ trưởng Baroin nhấn mạnh rằng giới chức Pháp không hề muốn tạo ra bất kỳ động thái nào khiến dư luận nghĩ rằng Paris "coi thường" hay "phớt lờ" những nền kinh tế mới nổi.
Bà Lagarde cần phải chứng minh rằng bà nhận được sự hậu thuẫn to lớn bên ngoài châu Âu để có thể kế nhiệm Dominique Strauss-Kahn, vị cựu tổng giám đốc IMF đang vướng vào vòng lao lý tại Mỹ do bị tình nghi âm mưu hiếp dâm một nữ nhân viên khách sạn tại thành phố New York. Trước khi Strauss-Kahn bị bắt, ông được coi là ứng cử viên sáng giá trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp vào năm sau.
Theo VNExress
Mỹ chưa xác nhận bằng chứng chống Strauss-Kahn Cảnh sát New York và các công tố viên Mỹ hôm qua phủ nhận thông tin bị rò rỉ cho rằng đã có bằng chứng ADN buộc tội cựu giám đốc IMF cưỡng bức cô hầu phòng. Dominique Strauss-Kahn trong phiên điều trần tại tòa án tối cao New York hôm 19/5. Ảnh: AFP Nhóm cảnh sát điều tra vụ bê bối của...