Cuộc tình lạ lùng của nam gián điệp giả gái đánh lừa người yêu suốt 20 năm
Thời Bội Phác vốn dĩ là một nam nhân chính hiệu nhưng tự nhận mình là nữ để ở bên cạnh người tình trong 2 thập kỷ, thu thập tin tức cho mục đích chính trị.
Vào những năm 1980, thế giới từng xôn xao trước chuyện tình của Shi Pei Pu (Thời Bội Phác), gián điệp Trung Quốc giả gái, cặp kè với kế toán đại sứ quán Pháp Bernard Boursicot để khai thác thông tin.
Đáng nói hơn, người đàn ông này có thể che đậy giới tính thật của mình trong suốt 20 năm qua lại với người tình, thậm chí còn “sinh con”. Câu chuyện ly kỳ này khiến ai nghe qua cũng không tránh khỏi sự bất ngờ.
Thời Bội Phác xuất thân từ gia đình trí thức có bố là giáo sư đại học và mẹ cũng làm công việc “gõ đầu trẻ”. Ông lớn lên ở thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam và được học tiếng Pháp sau khi tốt nghiệp đại học Vân Nam chuyên ngành văn học.
Từ năm 17 tuổi, Thời Bội Phác đã bắt đầu theo đuổi đam mê ca hát bằng cách gia nhập đoàn hát kinh kịch Bắc Kinh đồng thời dạy tiếng Hoa cho các nhà ngoại giao.
Về phía Bernard Boursicot từ thời sinh viên đã phát triển xu hướng sắc dục khác biệt khi thường xuyên qua lại với các nam sinh. Vào tháng 12/1964, ông khi đó chỉ mới 20 tuổi đã gặp được Thời Bội Phác, 26 tuổi, trình diễn trên sân khấu trong trang phục nam giới.
Ngay từ lần chạm mặt đầu tiên, cả hai đã nhanh chóng phải lòng nhau trước khi gặp lại nhau trong một buổi hẹn hò đúng nghĩa.
Lúc này, Thời Bội Phác tiết lộ với Bernard rằng ông thực chất là giới tính nữ, bị buộc phải sống cuộc đời của một người đàn ông để thỏa mãn khao khát sinh con trai của bố.
Chẳng biết vì lý do gì mà Bernard hoàn toàn bị thuyết phục, không hề mảy may nghi ngờ. Một thời gian, họ chính thức trở thành một cặp nhưng tuyệt nhiên giấu kín mối quan hệ ấy bởi việc một nhân viên đại sứ quán Tây lại đi “cặp kè” với một người Trung Quốc không hề hay ho chút nào.
Cũng giống như những cặp đôi khác, tình yêu của Bernard và Thời Bội Phác cũng bao gồm cả sắc dục. Vậy nhưng, những lần quan hệ của họ luôn diễn ra trong tình trạng gấp gáp, lén lút và chỉ “yêu” trong bóng tối.
Chính điều này khiến Bernard không thể phát hiện ra sự khác biệt của Thời Bội Phác với những người phụ nữ đích thực.
Đáng tiếc, giấy không thể gói được lửa, mối quan hệ của Bernard và Thời Bội Phác bị chính quyền Trung Quốc phát hiện. Lúc này, chàng thư ký người Pháp phải giao nộp một số thông tin mật để được tại ngoại và rời khỏi Trung Quốc.
Sau này, Bernard thỉnh thoảng vẫn sang Trung Quốc thăm Thời Bội Phác dù trong lúc đó, ông đang qua lại với nhiều người đàn ông lẫn phụ nữ khác.
Một lần nọ khi gặp lại Bernard, Thời Bội Phác đã dẫn ra một bé trai 4 tuổi và giới thiệu đó là con của họ, trên Phác Độ Độ.
Bernard và Thời Bội Phác tại phiên tòa xét xử.
Năm 1982, Bernard lúc đó đang chung sống với một người đàn ông ngoại quốc nhưng vẫn làm thủ tục bảo lãnh 2 “mẹ con” Thời Bội Phác sang Pháp đoàn tụ với ông.
Một thời gian sau, Bernard và Thời Bội Phác bị chính quyền bắt giữ. Trong lúc cho lời khai, Thời Bội Phác mới thừa nhận sự thật rằng ông là nam giả nữ và thậm chí còn tiết lộ cách để giấu đi “của quý”, lừa gạt người tình trong suốt nhiều năm trời.
Về phía Phác Độ Độ, đứa trẻ này được Thời Bội Phác mua lại từ một người đàn bà nghèo khổ. Bản thân Độ Độ cũng biết được việc này nhưng chấp nhận bởi vì 2 mẹ con đã đến đường cùng.
Không chấp nhận sự thật rằng người phụ nữ đầu ấp tay gối suốt 2 thập kỷ với mình là 1 người đàn ông, Bernard đã cố gắng tự tử bằng cách cắt cổ nhưng may mắn được cứu sống.
Vào năm 1986, Bernard và Thời Bội Phác nhận về mỗi người 6 năm tù giam vì các tội danh liên quan đến công việc làm gián điệp. 1 năm sau đó, cả 2 lần lượt được phóng thích.
Sau đó, Thời Bội Phác tiếp tục công việc ca hát nhưng hạn chế nhắc đến chuyện tình trong quá khứ với Bernard.
Trong một số dịp hiếm hoi, ông thừa nhận bản thân bị thu hút bởi nam lẫn nữ giới nhưng chuyện đó không hề quan trọng. Đáng nói hơn là Thời Bội Phác và Bernard vẫn giữ liên lạc với nhau. Thậm chí vài tháng trước khi qua đời vào năm 2009 ở tuổi 70, Thời Bội Phác còn thừa nhận rất yêu Bernard.
Đáng tiếc sau tất cả mọi sự lừa dối, Bernard đã không thể tin tưởng Thời Bội Phác thêm một lần nào nữa, đến dự đám tang của người tình cũ cũng không muốn tỏ vẻ buồn rầu.
Câu chuyện của Thời Bội Phác trở thành nguồn cảm hứng cho biên kịch David Henry Hwang viết nên vở kịch M. Butterfly (Tạm dịch: Ngài bươm bướm) và được trình diễn trên sân khấu Broadway vào năm 1988.
Năm 1993, M. Butterfly được dựng thành phim điện ảnh cùng tên.
Theo Helino
10 điều cần biết trước khi đến New York, Mỹ
Thành phố nằm bên bờ đông của nước Mỹ luôn là điểm thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới đến để hòa mình vào nhịp sống sôi động, ghé thăm những bảo tàng hay xem các vở kịch hoành tráng,...
New York như trái tim đầy nhiệt huyết của một nước Mỹ cởi mở và vài chú ý sau đây có thể giúp bạn có một hành trình hoàn hảo ở "Big Apple - Quả táo lớn".
1. Định hướng trong việc đi lại
Ảnh:Julienne Schaer/NYC & Company
Tại New York, la bàn đôi khi có thể làm bạn bị lẫn lộn dưới bóng những ngôi nhà chọc trời. Thay vì thế hãy tìm hiểu về hệ thống đường xá ở khu trung tâm đảo Manhattan. Bạn hãy quên hướng bắc - nam và đổi thành thượng (uptown) và hạ (downtown) dọc theo các đại độ chính.
Các đại lộ lớn thường được đánh số lẻ (ví dụ 5th Avenue) và trải dài dọc theo đảo Manhattan.
Các đường bắc ngang sẽ chạy từ đông sang tây (crosstown) và nối giữa sông Đông (East river) và sông Hudson (Hudson river). Đại lộ Broadway lớn, nối vùng hạ Manhattan đến Inwood và Harlem River. Đại lộ số 5 (5th Avenue) chia đôi đông và tây đảo.
Cuối cùng hãy làm quen với những địa chỉ như "25E. 39th St.stands across Fifth Avene from 25W.39th St". Nhưng đừng để những con số và chữ làm bạn mệt mỏi, trong trường hợp cần thiết, hãy cứ mạnh dạn hỏi mọi người xung quanh bạn nhé.
2. Tàu điện muôn năm
Ảnh: Tagger Yancey IV/NYC & Company
Cũng như các con đường, hệ thống tàu điện và bus nối vùng thượng, hạ và đông tây Manhattan. Thông thường, đi tàu điện ngầm sẽ giúp bạn dễ định hướng và chọn điểm đến hơn cũng như giá cả phải chăng.
3. Chú ý thời gian đi và đến sân bay
Quanh trung tâm New York có 3 sân bay là JFK (John F. Kennedy International Airport), Newark và LaGuardia. Giá taxi dao động từ 50 - 70usd từ JFK đến trung tâm Mahattan và nếu đi tàu sẽ có giá 7,75usd với 90 phút di chuyển. Từ sân bay Newark, du khách có thể bỏ qua taxi với giá cao để sử dụng AirTrain từ sân bay đến ga Newark Penn rồi đổi tàu về trung tâm Manhattan. Còn sân bay LaGuardia thì taxi là phương án tối ưu nhất do chỉ có xe bus về trung tâm và di chuyển khá chậm.
Bạn có thể sử dụng các app gọi xe như Lyft, Via hay Uber. Xe bus chuyên tuyến sân bay (airport shuttle bus) như NYC Airporter hay Newark Airport Express (khoảng 30usd/chiều) cũng là phương án có thể lựa chọn nhưng hãy nhớ khi bạn bay từ New York trở về nhà, luôn dành ít nhất 1 tiếng cho việc di chuyển từ trung tâm đến phi trường.
4. Học cách đi trên vỉa hè
New York sôi động, mới lạ, nhiều điều thú vị nhưng hãy nhớ đừng bao giờ dừng lại giữa vỉa hè để chụp ảnh "tự sướng" hay cắm mặt vào điện thoại. Vỉa hè ở New York đông đúc và bận rộn, mọi người di chuyển như một con sông không ngừng nghỉ và những nơi như lối đi bộ trên cầu Brooklyn hay các đại lộ sẽ làm bạn đau điếng bởi những cú va của dòng người nếu bất chợt dừng chân lại.
5. An toàn
Ảnh: Christopher Postlewaite / NYC & Company
Trong năm 2018, thêm 1 lần nữa tỉ lệ các vụ phạm tội ở New York lại giảm. Thị trưởng Bill de Blasio đã nỗ lực mạnh mẽ trọng việc tăng cường an ninh cho trung tâm và cả các quận xung quanh. Người New York cũng có thói quen quan sát, hỗ trợ người khác và nhưng quy luật khi đi đến 1 nơi lạ vẫn là "biết được mình đang ở đâu và ai đang ở quanh mình". Vài điểm bạn cần chú ý là khi đi qua cầu Williamsburg, picnic tại công viên trung tâm Central Park vào các quán bar ở những con đường tối tăm nhỏ hẹp.
6. Hiểu về nơi mình đến
Ảnh: Brittany Petronella/NYC & Company
New York tập trung vào khu thượng và hạ Manhattan, từ phố Wall đến Chinatown, Quảng trường Thời Đại và Lincoln Center, mỗi nơi đều mạng lại những không khí đặc biệt. Bạn cũng đừng bỏ quan Greenwich Village nơi chứa đầy hơi thở Bohemian và cộng đồng LGBTQ, Tribeca và Soho là nơi tìm thấy những gallery nghệ thuật và cửa hàng boutique hay Willamsburg là thế giới của những nhà hàng hảo hạng. Còn nếu khát nước vào một đêm hè, hãy ghé qua East Village hay khu hạ đông Manhattan và tất nhiên trung tâm Manhattan là điểm đến dành cho những ai yêu kịch nghệ.
7. Ăn tối bên ngoài
Ẩm thực chắc chắn là điểm nhấn khi bạn dừng bước ở Manhattan, cả thế giới các món ăn và văn hóa được quy tụ tại hòn đảo nhỏ trung tâm New York này. Các bàn đẹp thường được đặt trước và bạn có thể đặt trước bằng cách gọi điện hay thử app OpenTable để tìm xem mình có cơ hội giành được những chỗ ngồi trong mơ không.
Đối với những nhà hàng nổi tiếng hay đông khách, bạn có thể chọn đến vào giờ thấp điểm (12h30 trưa hay sau 8h tối), nếu đủ kiên nhẫn, đôi khi bạn sẽ có may mắn được ngồi vào những bàn trống do khách đặt trước hủy.
Một điều quan trọng nữa là ở giữa đô thị hiện đại và sống động này vẫn có những nhà hàng chỉ dùng tiền mặt có nghĩa là tấm thẻ tín dụng của bạn sẽ trở nên vô ích. Kiểm tra trước trên mạng hoặc hỏi nhân viên nhà hàng trước sắp chỗ về cách thanh toán sẽ giúp bạn tránh được nhiều rắc rối.
8. Không phải món ăn đường phố nào cũng có chất lượng như nhau
New York thật ra không hẳn là thiên đường của ẩm thực đường phố nhưng các món ăn nhanh từ các xe bán hàng lưu động như hotdog, taco hay waffle cũng có vị chấp nhận được. Liếc mắt qua quầy hàng nào có đông người xếp hàng và thử chọn cho mình một món và tự cảm nhận bằng khẩu vị của bản thân, bạn được khuyên chọn khu downtown để làm việc này.
9. Lên kế hoạch trước
Ảnh: Julienne Schaer/NYC & Company
Bất cứ chuyến đi nào cũng được khuyên phải có kế hoạch từ trước để tránh rơi vào các tình huống bị động nhất là với New York và đặc biệt là tại các điểm đến như sân khấu Broadway, vương miện của tượng nữ thần tự do, điểm ngắm thành phố từ trên cao Top of the Rock hay khu tưởng niệm 9/11. Thậm chí với sân khấu kịch Broadway, mọi người còn khuyên rằng bạn mua vé xem kịch trước, sau đó hãy mua vé máy bay đến New York và xây dựng kế hoạch quanh ngày biểu diễn.
Nếu đã quá trễ để đặt vé cho các show diễn, vé giờ chót (last-minute ticket) có thể được "săn" tại các quầy vé sát giờ khai màn hoặc tấm vé NYC cityPASS có thể giúp bạn bỏ qua việc xếp hàng dài tại 1 vài điểm đến. Hoặc không, vẫn còn nhiều hoạt động khác như nghe nhạc Jazz hay xem hài kịch để bạn lựa chọn.
10. Không phải cái gì ở New York cũng có giá trên trời
Tại New York có rất nhiều các điểm đến và trải nghiệm hấp dẫn khác mà bạn không phải tốn quá nhiều chi phí hoặc thậm chí miễn phí. Hãy bắt đầu với chuyến đi ngang đảo Tự Do và ngắm tượng nữ thần tự do bằng cách lên chuyến phà đi ra đảo Staten. Muốn phóng tầm mắt bao quát thành phố bạn có thể chọn Brooklyn Heights Promenade hay đi ngang qua một trong những cây cầu ở sông Đông (East River). Các công viên ở New York hoàn toàn miễn phí, dọc bờ sông thường xuyên có các triển lãm và mùa hè là dịp mọi người thưởng thức hoà nhạc ngoài trời, festival, chợ, chiếu phim...
An Nam
Theo motthegioi.vn