Cuộc tình kỳ lạ của triệu phú Mỹ và cô gái Việt
Xa xa nơi đầu núi, cứ chiều về là người dân địa phương lại bắt gặp đôi vợ chồng một già một trẻ khác quốc tịch, khác màu da quấn quýt bên nhau như đôi chim câu.
Người chồng đến từ phía bên kia đại dương, người vợ là một phụ nữ đã trải qua kiếp đời bất hạnh, bảy nổi ba chìm. Vậy mà, họ vẫn tìm thấy nhau, dành tặng nhau tình yêu không bút mực nào tả xiết. Với họ, hạnh phúc gia đình là một điều gì đó hết sức quý giá nhưng giản dị được minh chứng qua thời gian và một món quà cưới vô cùng đặc biệt là… một ngôi mộ được xây chờ sẵn.
Lênh đênh khắp nơi cho đến ngày xế bóng cuộc đời, Robert Podunavac không ngờ Việt Nam lại trở thành bến neo đậu hạnh phúc, bù đắp lại những vết thương lòng “rỉ máu” từ hai cuộc hôn nhân tan vỡ của mình. Thiên tình sử ly kỳ ấy, thật khó tin, lại bắt đầu từ một lớp học, nơi hai con người bất hạnh vì tình duyên lận đận gặp gỡ nhau. Chính ở đó, họ đã tìm thấy sự đồng cảm để cho nhau sức mạnh cùng vượt lên những định kiến xã hội nghiệt ngã nhất, khi chàng vừa là người ngoại quốc lại hơn nàng đến 3 giáp.
“Thượng đế đã bù đắp cho tôi” Đã ở cái tuổi xưa nay hiếm vậy mà Robert cứ bẽn lẽn, ngượng ngùng khi nhắc đến chuyện tình yêu và hạnh phúc của mình như chàng trai tuổi trẻ mới biết đến tình yêu. Robert bảo rằng, cuộc đời ông đã trải qua nhiều bất hạnh, nhất là trong chuyện tình yêu và hạnh phúc gia đình. “Thượng đế đã bù đắp cho tôi. Nếu không có sự run rủi của định mệnh, thì chắc tôi không thể gặp được Thy Nhơn để tìm được hạnh phúc trong những ngày cuối cùng của cuộc đời”, ông chia sẻ.
Va phải nhau giữa 6 tỷ người!
Đã từng nghe mọi người nói nhiều, nhưng chúng tôi vẫn bất ngờ khi tìm đến gặp đôi vợ chồng chị Lữ Hà Thy Nhơn (SN 1972) và người chồng hiện nay của chị, ông Robert Podunavac (SN 1936) ở xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. Càng đặc biệt hơn, khi vừa bước qua cổng ngôi nhà nhỏ, đập vào mắt chúng tôi là hình ảnh ông già người Mỹ tuổi xế chiều vận quần thụng, áo cánh như một lão nông tri điền thực thụ đang chăm đàn gà. Phía trong sân, mùi cơm mới nấu bay ngào ngạt cả không gian lặng lẽ. Nhìn ông tỉ mẩn với lon thóc nhỏ trên tay, mấy ai dám nói chàng rể Tây này không hạnh phúc, không biết “nhập gia tùy tục”. Chợt có tiếng gọi nhỏ trong nhà cất lên: “Mình ơi! Vào ăn cơm!”. Ông ngước lên trả lời rồi bước vội vào hiên, ở đó người vợ đã chờ sẵn với chiếc khăn mặt lau những giọt mồ hôi trên trán chồng. Mãi đến lúc này, hai người mới để ý thấy khách lạ đang chăm chú đứng nhìn.
Biết chúng tôi là phóng viên (nhờ đống đồ nghề máy ảnh lỉnh kỉnh – PV), Robert cười, chỉ tay mời vào nhà và cất tiếng chào bằng giọng lơ lớ đặc trưng của người nước ngoài nói tiếng Việt. Bữa cơm đạm bạc dọn ra cũng với những món ăn rất dân dã của đồng quê Việt Nam, rau muống và nước chấm, đậu phụ. Đã lên ông lên bà, vậy mà hai người vẫn gọi nhau bằng một cách rất tình cảm bằng “anh”, “em”. “Hồi đầu về đây, ông ấy không ăn cơm được rồi sau thì cũng phải cố. Thời gian đúng là có sức mạnh làm thay đổi mọi thứ. Bây giờ, ông ấy lại thích ăn cơm, ăn nước mắm và nhiều món Việt Nam khác, mà đặc biệt là những món ăn vợ nấu”, chị Thy Nhơn cười tủm tỉm. Đỡ lời vợ, Robert cứ tấm tắc gật đầu: “Nhờ em mà tôi mới có được hạnh phúc này”.
Robert và công việc đời thường rất đỗi giản dị
Ngược thời gian về trước nhiều năm, ở mảnh đất núi rừng Tam Lãnh này, cuộc sống vốn còn nhiều khốn khó. Chị Thy Nhơn lớn lên trên những mảnh rừng và một gia đình đông con luôn thiếu ăn. Chị đi học và sau này trở thành cô giáo dạy ngoại ngữ của một trường tiểu học tại địa phương. Vài năm sau, Thy Nhơn lập gia đình với một người đàn ông. Trong những ngày hạnh phúc ngắn ngủi, lần lượt hai đứa con nối tiếp nhau ra đời. Nhưng rồi, cuộc mưu sinh khốn khó bủa vây, kinh tế gia đình chỉ dựa vào đồng lương giáo viên ít ỏi của chị không đủ trang trải. Trước cảnh túng bấn, người chồng đã bội bạc ra đi, bỏ lại chị cùng hai đứa con thơ và người mẹ già phải chăm lo.
Đau đớn trong nỗi bất hạnh, chị Nhơn đành phải gửi các con thơ dại cho người mẹ già, một mình vào TP. HCM tìm việc làm. Nơi đất khách quê người, một thân một mình, nhưng với sự chân chất của một cô gái thôn quê, chị không từ nan bất cứ công việc gì để kiếm được đồng tiền lương thiện. Vừa làm, chị vừa luyện thêm vốn tiếng Anh đã sẵn có của mình. Mãi cho tới năm 2000, khi vốn liếng tiếng Anh kha khá, chị bắt đầu nghĩ tới chuyện kiếm thêm thu nhập bằng cách dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Cũng từ công việc mới mẻ này, chị gặp Robert Podunavac. Từ những giây phút đầu gặp gỡ họ đã dành tình cảm cho nhau, duyên phận run rủi để cho họ tìm thấy nhau giữa hơn 6 tỉ người trên trái đất.
Còn về phần Robert Podunavac, cuộc đời ông cũng đầy những thăng trầm và thua thiệt trong tình yêu. Người đàn ông đến từ bên kia bờ đại dương kể, mình vốn là một lập trình viên máy tính tài năng và cũng là một người yêu thiên nhiên tha thiết. Cả thời trai trẻ, ông đã làm được nhiều điều cống hiến cho môi trường. Trước khi sang Việt Nam vào năm 2001, ông đã từng qua nhiều nước như: Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Trung Quốc, Philippines để thực hiện nhiều đề án, đồng thời tìm cách lãng quên những đớn đau của cuộc đời. Robert tâm sự: “Tôi thành đạt trong công việc song chuyện gia đình lại là một nỗi đau nhói tận tâm can. Người vợ đầu tiên của tôi sớm ly hôn vì không dung hòa được quan điểm sống. Đến Hàn Quốc sống gần 11 năm, tôi lại lập gia đình cùng một người phụ nữ bản địa. Nhưng cũng chẳng được bao lâu, cô ta lại sa chân vào con đường nghiện ngập, rượu chè, khiến hôn nhân đổ vỡ”.
Tình yêu từ tiền kiếp
Lúc bấy giờ, Robert đến TP. HCM để tìm hiểu thổ nhưỡng, văn hóa, nếp sống, phong tục của người Việt. Trước đây, Robert cũng từng sang Việt Nam trong chuyến công tác năm 1957. Từ lần ấy, ông đã thấy ở đất nước phải oằn mình vì bom đạn này mang nét đẹp hồn hậu của những con người chân chất, thật thà. Vốn yêu chuộng hòa bình, ông ngưỡng mộ con người Việt Nam kiên cường trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ. Ông thường xuyên lên mạng tìm hiểu những đặc trưng văn hóa, tín ngưỡng kể cả ngôn ngữ Việt. Hình như từ lúc ấy, Robert đã cảm nhận mảnh đất này chính là nơi ông sẽ tìm được hạnh phúc của cuộc đời mình.
Robert Podunavac và chị Thy Nhơn đứng trước ngôi mộ – món quà cưới của chị Thy Nhơn dành cho Robert
Đầu năm 2004, Robert Podunavac lần thứ hai đặt chân trở lại Việt Nam sau khi kết thúc công việc ở một số nước châu Á khác. Trong thời gian ở đây, để hiểu thêm về đất nước và con người bản xứ, ông đã tìm đến lớp học của chị Thy Nhơn một cách tình cờ. Giờ nhớ lại, chị tâm sự vẫn còn giữ nguyên ký ức về lần gặp gỡ đầu tiên ấy, khi một ông già người Mỹ bước vào, cất giọng hỏi bằng tiếng Anh. Giữa một lớp học toàn người nước ngoài đến từ nhiều quốc gia khác nhau, chị Thy Nhơn chẳng thể ngờ mình đã “hớp hồn” Robert.
Chị kể, lúc đầu chị đối xử với Robert Podunavac bình thường như bao học viên người nước ngoài khác. Mỗi lần đứng trên lớp, chợt lại thấy Robert nhìn mình và cười, chị cũng chột dạ nhưng không để tâm. Về sau mỗi lần lên lớp, ông lại nhìn chị nhiều hơn. Mỗi lần như thế, chị kiểm tra bài, Robert Podunavac vẫn không tiến bộ được nhiều, ông luôn than thở “ngữ pháp Việt Nam khó quá”. Tuy vậy, ông vẫn cố gắng học. Và mỗi lần trả tiền học phí, bao giờ ông cũng cẩn thận để tiền trong một chiếc phong bì thật đẹp, và số tiền bao giờ cũng nhiều hơn so với các học viên khác. Những lần đầu, chị Thy Nhơn bất ngờ liền đem trả, nhưng ông từ tốn bảo: “Cô giáo dạy vất vả quá mà”, rồi cười bắt chị phải nhận.
Video đang HOT
Từ đó, mối quan hệ giữa hai người gần gũi hơn. Chị đã kể cho Robert Podunavac về cuộc đời éo le, bất hạnh của mình, về quê hương núi rừng Tam Lãnh còn nhiều nghèo khó. Nắm cơ hội, Robert Podunavac cũng trải lòng cho chị biết về cuộc đời của ông. Sau đó ít lâu, chị bất ngờ nhận được lời cầu hôn của Robert, lúc đó ông đã xấp xỉ 68 và hơn chị đến 36 tuổi. Giữa những ồn ào chốn thị thành, cả hai cùng bật khóc. Như hai vì sao lạc tìm lại được nhau vào buổi bình minh, sợ mất nhau lần nữa nên họ nhẹ nhàng ôm lấy nhau, siết chặt vòng tay như đã nồng nàn từ bao kiếp trước. “Tôi biết lòng mình đã mến ông lắm, nhưng cũng bảo, người Việt Nam lấy vợ, lấy chồng phải về hỏi ý cha mẹ. Nghe vậy, Robert liền chạy đi mua cặp vé máy bay để tôi với ông cùng về quê ngay chiều hôm ấy”, chị Thy Nhơn bùi ngùi nhớ lại.
Tại nhà chị Thy Nhơn, trước đông đủ họ hàng, Robert Podunavac đứng lên thưa chuyện với mọi người, xin cưới chị làm vợ. Người mẹ có tuổi ngang bằng Robert Podunavac không phản đối, cũng chẳng đồng ý. Bà chỉ nhẹ nhàng nói với con gái rằng đã gánh chịu bất hạnh rồi thì hãy tỉnh táo, đừng để phải tiếp tục gánh chịu bất hạnh lần thứ hai. Nghĩ suốt cả đêm rồi cuối cùng, chị vẫn quyết định đến với Robert Podunavac…
Theo Tiêu Dao (Đời sống & Hôn nhân)
4 'độc chiêu' giúp TVB mê hoặc khán giả Việt
Các bộ phim của TVB được đầu tư kỹ về nội dung, đi tường tận vào từng ngành nghề, con phố. Đội ngũ lồng tiếng xuất sắc của Sài Gòn film cũng góp phần khiến phim TVB khó phai trong lòng khán giả.
Tính đến nay, phim TVB đã đồng hành cùng khán giả Việt Nam được hơn 2 thập kỷ. Với một hãng phim truyền hình, đây là một quãng đường dài. Vì sao hãng phim này lại được khán giả Việt Nam yêu mến và dành nhiều tình cảm đến thế?
Thời điểm thích hợp
46 năm trưởng thành, TVB đã đem đến cho khán giả hàng nghìn bộ phim và trở thành một món ăn tinh thần quen thuộc của người Việt Nam
Phim TVB vào thị trường Việt Nam qua kênh chính thống (FFVN) vào khoảng đầu những năm 90 của thế kỷ trước. Đây là thời điểm vô cùng lý tưởng, khi mà làng truyền hình các quốc gia khác chưa có cơ hội tiếp xúc với khán giả trong nước, và các hoạt động văn hóa - giải trí của Việt Nam chưa phát triển.
TVB đến với khán giả qua hệ thống phân phối băng phim của FFVN, sau đó được phát hành qua VCD, DVD và phát sóng rộng rãi trên các đài truyền hình trung ương và địa phương.
Phim truyền hình TVB với nội dung hấp dẫn trở thành sự lựa chọn hàng đầu. Hàng chục đầu phim được phát hành mỗi năm thông qua các kênh phân phối, chủ yếu là các cửa hàng cho thuê băng đĩa, đã trở thành món ăn tinh thần quan trọng trong mỗi gia đình Việt Nam, đặc biệt là khán giả phía Nam.
Có thể nói, phim TVB đã đồng hành với nhiều thế hệ khán giả, từ các bà, các mẹ 5X, đến lớp thanh niên 7X, 8X. Có những thời điểm nhà nhà xem phim TVB, người người mong chờ từng ngày đợi FFVN phát hành phim.
Thời gian hoàng kim của TVB tại Việt Nam có thể tính từ năm 1995 đến năm 2005. Đây cũng là quãng thời gian phát triển mạnh của phim truyền hình TVB, với những tác phẩm lớn và xuất sắc. Sau khoảng thời gian này, TVB dần mất đi vị thế của mình tại nhiều thị trường, trong đó có Việt Nam. Một phần do nội dung đi xuống, mất đi dàn diễn viên chủ lực và gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ, áp đảo từ phía phim truyền hình Hàn Quốc và Trung Quốc đại lục.
Lồng tiếng xuất sắc
Kỹ thuật lồng tiếng thô sơ nhưng vẫn rất chuyên nghiệp.
Các tác phẩm của TVB khó mà đạt được nhiều thành công tại Việt Nam nếu thiếu đi một đội ngũ dịch thuật và lồng tiếng tài năng và chuyên nghiệp. Vào những năm 90, Việt Nam có một số nhóm lồng tiếng các bộ phim nước ngoài, nhưng nổi bật có nhóm Sài Gòn Film, chuyên lồng tiếng cho phim TVB.
Câu nói mở đầu trong các cuốn băng phim TVB "Sài Gòn phim dịch và lồng tiếng, FaFilm Việt Nam phát hành, bộ phim... Người dịch Trung Hào Hoa, Đỗ Thanh Thiện. Diễn viên lồng tiếng Thế Thanh, Bích Ngọc, Thanh Phúc, Huỳnh Hoa, Thế Phương, Nguyễn Vinh, Bá Nghị, Thu Hương. Kĩ thuật lồng tiếng Thanh Vân, Phương Quỳnh"... đã trở nên vô cùng quen thuộc với khán giả.
Sài Gòn film - nhóm lồng tiếng huyền thoại trong lòng khán giả.
Đội dịch thuật nhanh chóng, chuyên nghiệp, chuẩn xác, diễn viên lồng tiếng phối hợp đồng bộ, tự nhiên... đã góp phần tăng thêm độ hấp dẫn của phim TVB khi đến với khán giả Việt Nam. Điều đặc biệt, các diễn viên lồng tiếng được phân công lồng cố định cho một diễn viên từ phim này sang phim khác, góp phần định hình "giọng Việt Nam" cho diễn viên Hong Kong, khiến khán giả cảm thấy giọng của những Bích Ngọc, Thế Thanh... chính là giọng của các diễn viên như Tuyên Huyên, Đặng Tụy Văn, Lâm Phong, La Gia Lương, Trịnh Gia Dĩnh... Đây là một trong những yếu tố khiến phim TVB trở nên gần gũi, quen thuộc với khán giả Việt Nam hơn.
Yếu tố lồng tiếng của hãng Sài Gòn Film đã giúp TVB thành công và mở rộng thị trường tại Việt Nam, càng trở nên rõ ràng hơn khi sau này, nhiều hãng khác đảm nhận lồng tiếng TVB, như Đạt Phi, Sang Yang... nhưng không đạt được độ thuần thục và hấp dẫn như thời của Sài Gòn phim.
Sau này, một thời gian dài, một số kênh của VTV có phát sóng những bộ phim TVB được thuyết minh giọng Nam hoặc giọng Bắc. Nhưng với nhiều khán giả, điều này khiến bộ phim không còn được hấp dẫn như Sài Gòn phim lồng tiếng, không còn đậm chất TVB, mà bị nhạt nhòa giữa rất nhiều các bộ phim truyền hình của nhiều hãng, nhiều quốc gia khác.
Yếu tố thực tế của các bộ phim "trí - nghiệp"
Nam nữ chọn nhà - bộ phim nói về con đường mà người Hong Kong phấn đấu để sở hữu một ngôn nhà tại mảnh đất nhỏ này.
Với kinh nghiệm 40 năm làm phim, TVB đã đem đến cho khán giả những bộ phim hấp dẫn, đáp ứng đủ 2 yếu tố nghệ thuật và giải trí.
Phim TVB hút khán giả bởi yếu tố thực tế của phim khá cao. Đại đa số các vấn đề được đề cập đến trong phim phản ánh đến 90% hiện thực cuộc sống của người dân nơi đây. Qua đó, khán giả khắp nơi có thể hiểu được văn hóa, truyền thống, phong tục và những điều rất riêng về Hong Kong, mà không cần phải đến tận nơi hay phải ở lại đây một thời gian dài để quan sát và trải nghiệm.
Phim TVB có thể có những đề tài hào nhoáng, với biệt thự, xe hơi và hàng hiệu (Lấy chồng giàu sang), nhưng cũng có những tác phẩm miêu tả chân thực về hành trình từ mơ ước đến việc được thực sự sở hữu một ngôi nhà nhỏ của người dân nơi đây (Quyết trạch nam nữ).
Đề tài bác sĩ, y tá được phản ánh trung thực qua phim TVB như Bàn tay nhân ái, Ngọn lửa trắng, On call 36 hours.
Đề tài pháp y không chỉ được khai thác trong các bộ phim thời hiện đại, mà còn được thể hiện qua các bộ phim cổ trang.
Tình yêu, các mối quan hệ trong TVB được miêu tả một cách chân thực. Không mấy khi gặp được những cô gái Lọ lem, ngốc nghếch yêu một chàng bạch mã hoàng tử vô cùng đẹp trai, suốt ngày bận rộn chuyện tình cảm mà không cần làm việc. Trong phim TVB, các nhân vật luôn được gắn với một công việc cụ thể, và các mối quan hệ, từ gia đình, đến ngoài xã hội, đều ít nhiều liên quan đến công việc này, chứ không đơn giản chỉ là một nghề "làm cho có" như vẫn thường thấy trong các bộ phim Hàn Quốc, Trung Quốc.
Các bộ phim TVB vẫn được gọi là phim "trí - nghiệp", bởi các ngành nghề trong phim được miêu tả rất chân thực và qua đó, khán giả có thể hiểu biết thêm nhiều kiến thức xã hội. Dường như mọi nghề nghiệp đều được xuất hiện trên phim TVB và được tái hiện với những điều thực tế.
Các ngành nghề được TVB miêu tả một cách phong phú và cụ thể.
Điểm qua những đề tài "trí - nghiệp" thường thấy ở phim TVB, như các đề tài bác sĩ (Bàn tay nhân ái), cảnh sát (Phi hổ, Truy tìm bắng chứng) lính cứu hỏa (Cuộc chiến với lửa...), phi công (Bao la vùng trời); từ những lĩnh vực lớn như địa ốc, tài chính, chứng khoán (Thử thách nghiệt ngã, Phú quý môn), đến những ngành nghề như tiểu thương ở các khu chợ nhỏ (Hy vọng, Đồng thoại phố chợ), các làng chài nuôi hải sản (Khung trời xa lạ); từ lĩnh vực thiết kế thời trang (Sắc màu) đến những người may áo cưới truyền thống (Tình yêu muôn màu). Trí tuệ và miêu tả tốt các nghiệp vụ, chuyên môn, nhiều yếu tố kịch tính... khiến phim của TVB luôn thu hút khán giả.
Xem phim TVB - một cách du lịch văn hóa
Không chỉ tăng thêm hiểu biết xã hội qua các bộ phim có đề tài y học, có tính chuyên môn cao... khán giả còn có thể du lịch qua màn ảnh nhỏ khi xem phim TVB, từ tham quan, ngắm cảnh, đến tìm hiểu về ẩm thực hay văn hóa của mảnh đất này.
Phim Kim ngọc mãn đường nói về ẩm thực cung đình và giới thiệu với khán giả bữa tiệc nổi tiếng Mãn Hán 100 món có thực trong lịch sử.
Phim Hương sắc tình yêu nói về ẩm thực nhưng chuyên về hải sản.
Những khán giả yêu thức ẩm thực hoàn toàn có thể biết được những món đặc sản của Hong Kong, những quán ăn ngon hay những công thức nấu ăn đặc trưng. Chỉ riêng với đề tài ẩm thực, có thể kể đến các bộ phim về đề tài ẩm thực cung đình (Kim ngọc mãn đường), hải sản (Hương vị tình yêu, Hương sắc tình yêu), bánh ngọt (Tiệm bánh Gato), sushi, ẩm thực Nhật Bản (Ván bài gia nghiệp, cái giá của danh vọng). Trong phim, có đề cập đến các món ẩm thực lề đường như tàu hũ thối, cá viên chiên tại Vượng Giác (Mong Kok), và phim sao đời vậy, khán giả hoàn toàn có thể tìm thấy những đặc sản này ở khu Vượng Giác.
Những khung cảnh này đã trở nên quen thuộc với khán giả Việt Nam từ trong phim ra ngoài đời.
Phim sử dụng những bối cảnh quen thuộc, cụ thể với tên thật với tần suất cao, nên khán giả nhanh chóng làm quen với những cái tên như Trung Hoàn, Vượng Giác, Cửu Long, với bãi biển Vịnh Nước Cạn, đảo Nam Á, đến chùa Huỳnh Đại Tiên, miếu Sa Công, khu phố Lan Quế Phường... Với những bộ phim TVB, khán giả có thể đi "du lịch qua màn ảnh nhỏ" một cách rất riêng, và dần dần, sẽ trở nên thân thuộc với những điểm du lịch/ tham quan nổi tiếng tại Hong Kong, một điểm đến thú vị cho các du khách.
Bộ phim Chuyện tình biển đảo nói về cuộc sống, nét văn hóa của người dân đảo Trường Châu với lễ hội bánh bao nổi tiếng.
Ngoài ra, những nét văn hóa, sinh hoạt trong đời sống của người dân, như những bữa trà chiều, các buổi ăn Dim Sum, những ngày lễ, tết, hội hè... như tết Nguyên Đán, tết Trung Thu, lễ hội bánh bao ở đảo Triều Châu... đều được phản ánh sinh động, thậm chí, lấy làm chủ đề chính cho các bộ phim.
Do đó, khán giả, trong đó có khán giả Việt Nam sau khi xem phim TVB thường cảm thấy rất gắn bó và quen thuộc với mảnh đất này, và điều này khiến các bộ phim của hãng trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của nhiều gia đình Việt Nam, đặc biệt là trong thập niên 90.
Q.N
Theo Tri Thức
Minh Quân: 'Không muốn nổi theo kiểu Long Nhật" Ca sĩ "Tình yêu muôn màu" không muốn nổi tiếng bằng cách "quăng bom", mà chỉ mong được tập trung vào âm nhạc. - Quyết định ra MV single "Những cô nàng vật chất" với diễn xuất của nhiều diễn viên hài. Anh muốn người ta nghe anh hát hay cười vì sao hài diễn? - Tôi muốn cả hai vì bài hát...