Cuộc tình cảm động của ông già 61 tuổi
“Tui đau ốm, em chăm sóc được, còn ngược lại thì tui có làm chi được mô. Đến với nhau, tui chỉ làm khổ em thêm”. Nghe ông Trai nói đến đây, bà Thương ngắt giọng bảo rằng: “Tui thương mẹ răng thì thương anh rứa”…
Để rồi, vượt qua trắc trở của cuộc sống, bà già cầm tay dắt người yêu về nhà kết duyên vợ chồng trước sự thán phục của mọi người.
Bất hạnh và cực khổ
“Tui được gặp em như là một câu chuyện cổ tích. Bởi chưa một lần mường tượng ra một ngày mô đó tui lấy được vợ, có một cuộc sống riêng đúng nghĩa. Như thế là tui mãn nguyện lắm rồi”, người đàn ông bất hạnh Nguyễn Trai, 61 tuổi không giấu được vẻ tự hào.
Đôi vợ chồng già dắt nhau đi khắp thành phố Huế bán vé số mưu sinh.
Nhưng khuôn mặt hứng khởi chuyển hẳn sang buồn khi ông nói về đời mình. Người đàn ông sinh ra ở vùng đồi thuộc xã Bình Thành, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế kể, từ nhỏ bị mắc bệnh khiến đôi mắt ngày càng yếu đi và mù hẳn.
“Hồi đó, ba mạ tui cũng biết bệnh nhưng vì nghèo quá không có điều kiện để đưa tui đi chữa chạy nên đành thả tay trước số phận”, nhớ lại chuyện của mấy mươi năm về trước, giọng của người đàn ông bất hạnh buồn thiu.
Công việc duy nhất để ông kiếm ra tiền hồi ấy là nhận trông con cho hàng xóm, ba bốn đứa trẻ được ông chăm bẵm với số tiền công ít ỏi phụ giúp cha mẹ già lo cái ăn.
Lo đến khi qua đời con sống lủi thủi một mình, cha mẹ ông đã nhiều lần ngỏ ý lấy vợ để có nơi nương tựa. Mỗi lần cha mẹ “xúc tiến” cưới xin, ông Trai một mực chối từ: “Không thể thuận theo lời cha mẹ để suốt cả một đời làm khổ người ta được. Bởi, số tui như một cái vung méo mó, không xứng để úp vào chiếc nồi mô cho vừa vặn cả”, ông Trai lý giải.
Rồi cha mẹ ông cũng lần lượt qua đời. Trong 3 người anh em, họ nghèo, đông con, nuôi thêm một miệng ăn chỉ thêm khổ. Ông Trai lầm lũi sống một mình cho đến năm 1992 khi Hội người mù huyện Hương Trà thành lập. Ông xin gia nhập làm chổi đót, tăm tre để tự lo lấy cuộc sống.
Ngồi cạnh bên, bà Nguyễn Thị Thương mắt ngân ngấn lệ, bà kể, cha mất sớm, mẹ làm lụng vất vả nuôi hai con. Em trai bà, ông Nguyễn Văn Sinh kém bà 10 tuổi. Từ ngày em mắc chứng bệnh dở người, lúc tỉnh lúc ngây thì cũng là lúc gia đình rơi vào cùng quẫn.
Đôi vợ chồng U 60 Nguyễn Trai – Nguyễn Thị Thương.
“Em trai học đến lớp 6 rồi vào Đắk Lắk học nghề thợ mộc. Dự tính sau vài năm thì về quê mở tiệm. Không biết vì răng mà từ khi đi vô trong nớ học nó mắc chứng điên điên khùng khùng. Bình thường thì vui vẻ thì không răng hết, nhưng lên cơn thì dữ dằn, chửi bới không sót một ai” – bà kể.
Ở nhà, những lúc cơn thèm rượu nổi lên, ông Sinh lại lục tìm gạo, hay thứ gì trong nhà còn bán được đem đi bán mua rượu uống: “Trong nhà mỗi lần mua được ít gạo là phải đem đi gởi nhờ nhà hàng xóm không là em tui hắn lấy đi đổi rượu uống hết…”.
Video đang HOT
Hết em rồi đến mẹ trở bệnh nằm ốm liệt giường, đôi mắt cũng bị mù hẳn. Sức khỏe yếu, hằng ngày, bà Thương lê la ở ra chợ Bao Vinh bán hành, tỏi kiếm chút lời và có thời gian chăm mẹ, lo em. Cứ thế, tuổi xuân xanh của người đàn bà cơ cực sát đất cứ trôi mãi mà không dám nghĩ sẽ có mộ bờ vai, một người nương tựa.
“Em thì chỉ có một thôi”
Bốn năm về trước, ông Trai chuyển về xã Hương Vinh làm việc. Thời gian đó, bà Thương mỗi tháng cũng thường lui tới Chi hội Người mù xã Hương Vinh nhận gạo, quà hỗ trợ cho mẹ mình.
Những lần gặp gỡ, họ quen nhau: “Lúc đó, nói quen thì cũng như kiểu biết rứa thôi chứ ít chuyện trò, cũng không có chuyện rung động, rung điếc chi mô”, bà Thương thèn thẹn kể.
Ở tuổi xế chiều, họ đến với nhau bằng sự đồng cảm về số phận
Thấy ông Trai khỏe mạnh còn bà Thương công việc bán buôn ở chợ kiếm cũng chẳng được mấy đồng nên chi hội đặt vấn đề để hai người kết thành một cặp đi bán vé số. Thấy hợp lý nhưng bà không dám nhận lời bởi phần nữa là mẹ đanh đau ốm, em đang bệnh tật không ai chăm sóc.
Sau khi mẹ bà qua đời, Chi hội lại đề cập đến chuyện “cặp đôi”. Lần này, bà Thương đồng ý kết hợp cùng ông Trai đi bán vé số. Bà Thương sáng mắt dẫn đường, tiền lời bán vé số, chổi đót, tăm tre được bao nhiêu thì “cưa đôi” mỗi người một nữa.
Hai bóng người gầy gò, chậm rãi bước qua phố cổ Bao Vinh, các hang cùng ngõ hẻm của TP Huế mưu sinh…họ sẻ chia cùng nhau về số phận, tâm sự với nhau những chuyện mà chỉ riêng họ có.
Ông Trai thật thà kể: “Đi bán thì cũng tâm sự với nhau. Có khi nói chuyện thì em khóc. Cũng có những lần ngồi nghỉ trưa hai đứa chọc qua chọc lại rồi cười với nhau thiệt vui”, ông Trai vô tư kể.
Cách đây đúng hai năm, trong một lần lang thang đi bán vé số, bà Thương bỗng dưng đặt vấn đề dắt ông về nhà mình ở: “Nghe bà nói rứa thật sự tui quá bất ngờ và sợ. Suốt một ngày, tui nghĩ đúng một chuyện là mình mắt không nhìn thấy chi hết ri làm răng xứng với em”.
Rồi ông cũng nói thật lòng với bà rằng: “Tui đau ốm, em chăm sóc được, còn ngược lại thì tui có làm chi được mô. Đến với nhau, tui chỉ làm khổ em thêm”. Nghe ông Trai nói đến đây, bà Thương ngắt giọng bảo rằng: “Tui thương mẹ răng thì thương anh rứa”.
Nghe bà Thương nói vậy, ông lặng thinh. Bà nắm lấy bàn tay khô ráp của ông dắt về nhà mình trong sự ngỡ ngàng, thán phục của người dân thôn Địa Linh, xã Hương Vinh.
Có vợ, ông dẫn về Bình Thành làm lễ ra mắt: “Tui dẫn vợ về làm mâm cơm ra mắt họ hàng, ai cũng vui, cũng dành nhiều lời chúc mừng cho vợ chồng tui. Tui thấy hạnh phúc!”. Trong căn nhà tuềnh toàng, rách nát, hai mảnh đời già nua, bất hạnh ấy sống tựa vào nhau và cưu mang cả người em bị tâm thần.
Căn nhà chính sách của bà Thương giờ đã tuềnh toàng, ủ dột khiến bếp nấu ăn phải che tạm tấm bạt
Mỗi ngày kiếm được 30 -40 ngàn ít ỏi nhưng ông Trai nói rằng vợ chồng còn ấp ủ nhiều kế hoạch lớn. Trước tiên trả hết số nợ vé số bị cướp giữa đường. Số là năm rồi, khi đi bán ở phố cổ Bao Vinh, một phụ nữ đi xe tay ga mua một tờ vé số và đưa tờ 50 ngàn đồng. Trong khi bà Thương đi đổi tiền để thối, người phụ nữ này tráo đổi vé số cũ lấy đi 300 tờ vé số chưa mở thưởng rồi bỏ đi.
Có lần, bà Thương bỏ quên vé số giữa đường, bị mất hơn 350 tờ. Hai lần đó, ông bà phải đền cho đại lý hơn 3 triệu đồng. “Mỗi ngày đại lý cho trả nợ 10 ngàn đồng. Chắc cũng phải đến cuối năm ni mới có thể trả hết nợ”, ông Trai thở dài.
Ông còn dự định kiếm tiền để sửa lại căn nhà tạm bợ của bà Thương được chính quyền địa phương hỗ trợ xây cất đã gần 10 năm, hư hỏng, dột tứ tung, căn bếp phải che tạm chiếc bạt để lấy chỗ nấu ăn.
Hôm nào bán vé kha khá, ông Trai đánh liều giữ lại một tấm vé để cầu may mắn sẽ đến với mình. Vậy mà, cả hai năm nay chưa một lần được toại nguyện. Nghe chuyện, những người hàng xóm của ông chọc vui: “Sợ ông Trai có tiền làm nhà, có tiền sẽ đi “ưng mấy em trẻ đẹp” nên không trúng đó”.
Ông cười kha khả, đáp rằng: “Nhà thì mấy cái mình cũng mơ chứ em thì chỉ có một thôi”!
Theo VietNamNet
Câu chuyện cổ tích về các võ sĩ quyền Anh
Hành trình chông gai đi vinh quang, trở thành huyền thoại quyền anh của Micky Ward như một câu chuyện cổ tích ngoài đời thực. Đoàn làm phim "The Fighter" đã mất tới 3 năm để đưa câu chuyện này lên màn ảnh rộng.
Thứ lôi cuốn nhà sản xuất Todd Lieberman và David Hoberman trong cuộc hành trình của Micky Ward là sợi dây liên kết không thể cắt đứt giữa hai người anh em trong một gia đình. "Chúng tôi biết đến The Fighter khi nhà biên kịch Paul Tamasy và Eric Johnson mang tới một đoạn băng dài 15 phút, quay lại trực tiếp trận đấu giữa Dicky Eklund và Micky Ward", David nhớ lại.
"Tôi và Todd đã bật khóc khi xem đoạn băng. Đó là câu chuyện về hành trình hóa giải mối bất hòa, vượt lên trên nghịch cảnh. Đó là câu chuyện mà chúng tôi luôn muốn có cơ hội thực hiện. Chúng tôi đề nghị hợp tác với họ ngay, và họ đã gật đầu đồng ý". Todd Lieberman tiếp lời: "Tôi đã xem đi xem lại đoạn băng ghi hình đó phải tới 500 lần. Đó thực sự là câu chuyện cảm động về tình anh em, và những gì họ đã phải trải qua theo năm tháng".
Hai võ sĩ Dicky Eklund (trái) và Micky Ward (phải) ở ngoài đời thật.
Đoàn làm phim trải qua bao nỗ lực để chuyển thể thành công lên màn ảnh rộng. Mark Wahlberg đã từ lâu ấp ủ ý định làm một bộ phim về Micky Ward và Dicky Eklund. Todd, David đã hợp tác cùng Mark và đạo diễn David O. Russell thực hiện dự án này. Họ cùng nhau đẩy lịch sản xuất lên một tiến độ gấp gáp hơn, tiến thẳng vào thế giới boxing của tầng lớp lao động Mỹ.
Mark Wahlberg cũng là người đưa hình ảnh của Micky Ward lên màn ảnh rộng. Todd Lieberman nói: "Ngay từ khi bắt đầu tìm hiểu về câu chuyện, chúng tôi biết rằng Mark luôn muốn có cơ hội thể hiện vai Micky trên màn ảnh. Micky là hiện thân của biểu tượng anh hùng trong lòng anh. Anh hiểu rõ câu chuyện này".
Đạo diễn David O. Russell cũng đánh giá The Fighter là một bộ phim về tình yêu thương. Ông tiếp cận không chỉ câu chuyện của hai anh em Micky và Dicky, mà còn cả hành trình hóa giải mâu thuẫn giữa gia đình và người anh yêu. Ông đặt quá trình dẫn tới va chạm giữa Charlene và gia đình nhà Micky làm trọng tâm câu chuyện: "Tôi muốn kể lại câu chuyện về những con người này cùng thế giới của họ - có nỗi đau, có tiếng cười, và rất thật".
Micky Ward "so găng" với Mark Wahlberg.
Để hoàn thành kịch bản bước đầu cho phim, nhà biên kịch kiêm sản xuất Paul Tamasy, cùng chủ nhiệm phim Eric Johnson đã dành rất nhiều thời gian ở Lowell (Mỹ), phỏng vấn những người có liên quan đến câu chuyện. Lowell ở những năm 1920 là trung tâm công nghiệp lớn của miền Đông nước Mỹ, nơi sinh sống của những cộng đồng nhập cư lao động, đang trải qua thời kỳ suy thoái khi hàng loạt xưởng và nhà máy bị đóng cửa.
Quyền anh trở thành lối thoát cho hầu hết giới thanh thiếu niên trong khu vực và sàn đấu trở thành nơi duy nhất đem đến cho họ những giấc mơ. Eric cho biết, có khoảng 30 phòng tập đấm bốc được mở ra cùng lúc tại Lowell thời điểm đó. Đó được coi như cách duy nhất để đổi đời và thoát khỏi cái nghèo. Sau khi hàng loạt nhà xưởng bị đóng cửa, tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt, và đấm bốc nhanh chóng trở thành hy vọng của cả thị trấn.
Sau khi có được bản phác thảo kịch bản của Eric Johnson và Paul Tamasy, David O. Russell bắt tay vào làm việc cùng nhà biên kịch Scott Silver, khi đó vừa hoàn thành bộ phim 8 Mile do Eminem thể hiện vai chính, để bổ sung những chi tiết cần thiết tạo thành một câu chuyện hoàn chỉnh. Micky Ward khẳng định David đã giữ đúng lời hứa khi miêu tả về gia đình anh với lòng trắc ẩn và sự chân thành, cộng thêm tài kể chuyện thiên phú.
"Ngay từ đầu ông ấy đã khẳng định rằng muốn câu chuyện mang tính thực tế cao nhất có thể, và ông ấy đã làm được. Ông ấy lắng nghe tôi và Dicky nói, ông ấy chưa bao giờ ngần ngại trải nghiệm bất cứ điều gì", huyền thoại làng quyền Anh kể lại.
Dicky Eklund (trái) và người thể hiện hình ảnh của anh trong "The Fighter" - Christian Bale.
Những cảnh quay trên sàn đấu đóng vai trò chủ đạo trong The Fighter. David O. Russell đã làm mọi cách để nắm bắt được sự đau đớn, cũng như động lực phi thường tạo nên chiến thắng đi vào lịch sử của Micky, sao cho nó mang tính bản năng nhất có thể. Ông không muốn lý tưởng hóa bộ môn đấm bốc, hay dựa dẫm quá nhiều vào kỹ năng dàn dựng. Ông muốn lột tả theo cách chân thực nhất, mãnh liệt nhất, trần trụi nhất như trong một cuốn phim tài liệu.
Đây không phải chuyện dễ dàng, bởi cả bộ phim được quay trong thời gian vỏn vẹn 33 ngày. Tuy nhiên, theo David O. Russell, điều đó đã giúp đoàn làm phim có được sự tập trung cao độ và hiệu suất làm việc cực kỳ lớn. Cuối cùng, tất cả cảnh quay trên sàn đấu đã được hoàn thành chỉ trong vài ngày đầu của quá trình sản xuất.
Vì ba trận đấu quan trọng nhất từng được truyền hình trực tiếp trên HBO nên nhả sản xuất đã quyết định mời một đội quay phim của chính đài truyền hình này để thực hiện cảnh quay, theo phong cách đặc trưng của HBO. Bằng cách ấy, những thước phim ghi lại cuộc so găng của các võ sĩ trở nên chân thực hơn so với sử dụng bất cứ hình thức kỹ xảo nào.
Mark Wahlberg tiết lộ, một trong những nguyên nhân đem đến thành công của các thước phim là vào thời điểm khởi quay, anh đang dồi dào sức khỏe. Sau này, Mark phải tự tăng thể trọng để quay phân đoạn về cuộc đời Micky khi lên tới hạng cân cao hơn. Tuy nhiên, yếu tố quyết định đối với những cảnh quay trên sàn đấu, theo anh, là làm sao khiến người xem thấy được nỗ lực phi thường của Micky Ward, và cú đấm móc trái hiểm hóc luôn luôn xuất hiện đúng vào thời điểm tưởng như anh đã hoàn toàn gục ngã.
Một cảnh trong "The Fighter". Ảnh: Weinstein.
Mark cho hay anh đã xem đi xem lại hàng trăm lần tài liệu về mọi trận đấu của Micky Ward. "Chúng tôi muốn mô phỏng theo trận đấu trong thực tế, bởi vậy một vài chi tiết vẫn cần được dàn dựng. Nhưng để tăng thêm tính thuyết phục, chúng tôi chấp nhận chịu những cú đấm thật. Có những lúc chúng tôi không chủ ý nhắm vào nhau, nhưng một khi đã lên sàn đấu, bạn cảm thấy sẵn sàng làm tất cả theo bản năng của mình".
Huyền thoại của làng quyền Anh, Sugar Ray Leonard, đã đích thân thể hiện vai diễn của mình trong phim. Mark Wahlberg và Sugar Ray là đôi bạn đánh golf tâm đầu ý hợp nên việc đoàn làm phim mời được Sugar Ray không quá khó khăn. "Tôi chỉ việc gọi cho Ray và nói "Ray này, tôi cần anh". Ai cũng bảo rằng không nên để Sugar Ray thể hiện vai diễn này trong phim, và chúng tôi cần ai đó trẻ hơn ông. Nhưng tôi nói rằng trông ông ấy đâu có khác gì hồi 25 tuổi", Mark nói.
Những màn đấu quan trọng được quay liên tiếp trong thời gian ngắn không khỏi khiến Mark Wahlberg kiệt sức. Tuy nhiên, đó chính là yếu tố khiến bộ phim có được sự chân thực rõ nét đến tuyệt vời. "Chúng tôi muốn người xem cảm nhận được cả mùi mồ hôi toát ra từ cơ thể các đấu sĩ. Chúng tôi không đặt mục tiêu cách điệu hóa chúng. Cái chúng tôi cần là hiện thực".
Theo VNExpress
'Tả người xấu dễ hơn', cô bé lớp 5 gây xôn xao Khi được hỏi tại sao lại chọn nhân vật người anh tham lam trong "Cây khế" mà không chọn người em hiền lành dễ mến. Vân hồn nhiên: "Vì miêu tả người xấu dễ hơn người tốt cô ạ". "Triết lý về quy luật của xã hội tham lam sẽ bị trả giá" được thể hiện bằng những từ ngữ vừa ngây thơ...