Cuộc “tiễn đưa không kèn không trống” đội ngũ tinh hoa quốc tế, tỷ phú Jack Ma đã nói gì?
Sau khi tuyển dụng một đội ngũ nhân tài MBA những trường đại học hàng đầu, cuối cùng Jack Ma cũng phải “tiễn đưa” họ, chỉ lưu lại chưa đầy 5% tiếp tục việc ở Alibaba.
Tỷ phú Jack Ma
Ngay từ khi thành lập ra Alibaba, tỷ phú Jack Ma (Mã Vân) đã cân nhắc để biến nó trở thành một công ty internet mang tính toàn cầu. Chính vì vậy, việc tuyển dụng nhân tài luôn được vị tỷ phú này đặc biệt.
Quá trình gọi vốn thành công năm 1999 và 2000, Alibaba đã mở rộng hoạt động lập văn phòng đại diện ở Hồng Kông và Anh, thành lập trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm ở Thung lũng Silicon, thành lập những công ty liên doanh tại Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc, chuyển trụ sở chính đến Hồng Kông…
Khi đó Mã Vân cho rằng để trở thành một trong 10 trang web lớn nhất trên thế giới thì phải sử dụng những nhân tài hàng đầu thế giới. Mã Vân từng nói thẳng với các thành viên trong đội ngũ lập nghiệp của mình rằng: “Các cậu có thể làm tốt các công việc cấp trung, nhưng sẽ không thể hoàn thành được công việc quản lý cấp cao.”
Vì vậy, Mã Vân từng đưa ra quy định: “Phàm làm các nhân viên muốn được đảm nhiệm vị trí từ quản lý trở lên, thì bắt buộc phải từng tiếp nhận hệ thống giáo dục hải ngoại như Anh, Mỹ từ 3-5 năm, hoặc đã có quá trình công tác từ 5-10 năm”.
Mã Vân từng tuyển chọn số lượng lớn những nhân tài MBA từ Harvard, Stanford và những trường đại học hàng đầu khác, tổ chức ra một đội ngũ vô cùng chói sáng rực rỡ.
Trong đội ngũ ưu tú này, ngoại trừ Lý Kỳ sau này đảm nhận vị trí phó Tổng giám đốc cấp cao của Alibaba ra, những những người còn lại đều phù hợp với chính sách tuyển mộ kỳ binh từ hải ngoại của Mã Vân. Nhưng quá trình làm việc thực tế của những “nhân tài cấp cao” được hưởng mức đãi ngộ vượt trội này lại không khiến cho Mã Vân hài lòng.
Đã từng có một vị phó Tổng giám đốc phụ trách marketing đến bàn bạc dự án với Mã Vân, vị phó Tổng giám đốc này đưa cho ông xem qua bảng dự toán marketing của năm kế tiếp.
Video đang HOT
Mã Vân xem xong liền giật mình kinh ngạc, ông bèn hỏi vị phó Tổng giám đốc kia rằng: “Gì cơ? Phải cần tới 12 triệu đô la sao? Tôi chỉ có 5 triệu đô la thôi”. Nhưng vị phó Tổng giám đốc kia vẫn không ngừng bàn sách lược, vạch kế hoạch nhằm thuyết phục Mã Vân mà không hề suy xét đến các vấn đề hiện tại khác.
Một thời gian sau, Mã Vân đã nhận ra những vấn đề của đội ngũ “tinh hoa hải ngoại” này, ông nói rằng:
“Tôi hy vọng những người đang nắm bằng MBA trong tay kia có thể điều chỉnh được mức độ kỳ vọng của mình, họ tự cho rằng mình thuộc tầng lớp tinh hoa, mà bao nhiêu tinh hoa cùng ở một chỗ thì chẳng làm nên được việc gì. Khi ngồi cùng họ, tôi phát hiện ra họ có thể bỏ hẳn một năm để thảo luận xem ai sẽ làm CEO, mà không cần biết ai sẽ đi làm việc”.
Thế là, Mã Vân bèn lần lượt “tiễn đưa” những nhân tài MBA tuyển vào lúc đầu, chỉ lưu lại chưa đầy 5% tiếp tục việc ở Alibaba. Nguyên nhân đuổi việc những nhân viên tinh hoa này theo lời Mã Vân giải thích, đó là:
“Trình độ quản lý công việc của các nhà quản lý kia thực sự rất cao, giống như hệ thống dẫn đường của máy bay vậy, nhưng hệ thống dẫn đường với tính năng cao như vậy liệu có phù hợp với một chiếc máy cày không?
Lời của những cao thủ này đâu đâu cũng là đạo lý, khi nói thì tất cả đều đúng, nhưng khi làm lại sai toàn bộ! Vì sự phát triển của công ty, tôi không thể dung nạp được những người này”.
* Nội dung trích từ cuốn sách “Mã Vân giày vải” của tác giả Vương Lợi Phân – Lý Tường
(Theo Soha News)
Hình ảnh tuyệt vời về phụ nữ Việt Nam thời chiến của phóng viên quốc tế
Phụ nữ Việt Nam thời chiến toát lên vẻ "Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảm đang" nhưng vẫn giữ được nét duyên dáng có từ ngàn đời của mình.
Những người phụ nữ Việt Nam làm ruộng với cây súng trên vai tại một ngôi làng ở Hòa Lộc, Thanh Hóa, tháng 10/1967. Ảnh: Bettman - GettyImages.
Nữ du kích 14 tuổi hưởng dẫn em gái cách sử dụng súng tại một ngôi làng thuộc vùng Giải phóng ở Thừa Thiên - Huế năm 1968.Ảnh: Sovfoto - GettyImages.
Một đơn vị tiếp vận nữ đưa hàng tiếp tế vào Nam trong một buổi đêm ở đường Trường Sơn,1968. Ảnh: Sovfoto - GettyImages.
Người nữ chiến sĩ của đội tự vệ nhà máy đóng tàu Bạch Đằng (Hải Phòng) sát cách cùng các đồng đội nam trên mâm pháo bảo vệ nhà máy, năm 1969. Ảnh: Sovfoto - GettyImages.
Hai nữ dân quân trực chiến bảo vệ nhà máy của mình trước các cuộc đánh phá của không quân Mỹ, miền Bắc năm 1969. Ảnh: Paul Popper/Popperfoto - GettyImages.
Quảng Bình năm 1970, một nhóm nữ dân quân bước qua "nấm mộ" làm bằng mảnh xác máy bay của một "giặc lái" Mỹ tên Dickson bị bắn rơi tại đây ngày 7/2/1965. Ảnh: Paul Popper/Popperfoto - GettyImages.
Nụ cười của phụ nữ Hà Nội thời chiến, năm 1970. Ảnh: Paul Popper/Popperfoto - GettyImages.
Chuyên gia Tiệp Khắc hưỡng dẫn kỹ thuật cho nữ công nhân Việt Nam tại một trường cơ khí ở Hải Phòng năm 1971. 54 nam nữ thanh niên được chuyên gia Đông Âu đào tạo ở đây trong khóa học 3 năm. Ảnh: Bettman - GettyImages.
Nữ dân quân ở thành phố Vinh giúp tiếp đạn cho đồng đội, năm 1972. Ảnh: Sovfoto - GettyImages.
Người nữ nhân viên bán kem cho khách tại hàng kem Bốn Mùa nổi tiếng bên bờ hồ Gươm, Hà Nội tháng 11/1973. Ảnh: Bettman - GettyImages.
(Theo Kiến Thức)
Biểu tình ngày ông Trump nhậm chức: Đã xảy ra nổ súng Một vụ nố súng xảy ra đánh dấu cuộc biểu tình đã biến thành bạo loạn tại Đại học Washington ở Seattle gàny 20-1. Giới chức cứu hỏa địa phương cho biết nạn nhân là một nam giới, bị thương nguy kịch đã được đưa tới bệnh viện. Vụ xả súng nổ ra trong một cuộc biểu tình của Milo Yiannopoulos, một người...