Cuộc thử nghiệm của Mỹ đang khiến Ukraine trả giá đắt
Chuyên gia Patrick Smith thuộc tạp chí Salon Media Group đã đưa ra những nhận định thẳng thắn về cuộc thử nghiệm của Mỹ ở Ukraine
Theo vị chuyên gia này, cuộc thử nghiệm của Mỹ ở Ukraine đã khiến cho quốc gia Đông Âu trả một cái giá đắt.
Cụ thể, theo ông, cuộc đảo chính ở Kiev trở thành một trong những “cuộc phiêu lưu mạo hiểm” không thành công nhất của Mỹ. Mỹ không thể tưởng tượng được những mức độ tổn thất về kinh tế và chính trị mà Ukraine phải gánh chịu từ cuộc phiêu lưu của mình.
Theo Patrick Smith, Ukraine đang bước trên con đường từ khủng hoảng chính trị đến thảm họa nhân đạo và có khả năng không thể phục hồi được sau khi tiến hành lật đổ chính quyền theo kịch bản Mỹ vạch ra vào năm 2014.
Một trong những tổn thất lớn nhất khi Mỹ ép Ukraine phải thực hiện các chính sách của mình là việc rất nhiều người Ukraine đã thiệt mạng, dân tộc Ukraine bị chia rẽ và kinh tế bị tàn phá.
Ukraine ngày càng bất ổn.
Những gì đang diễn ra tại Ukraine hiện nay cho thấy rằng những thảm họa hiện nay ở Ukraine sẽ “còn lâu mới đến hồi kết”. Mâu thuẫn, đấu đá nội bộ tiếp tục căng thẳng, tham nhũng “nở rộ” và tràn lan các nhóm cực hữu… đang là thực tế đáng buồn ở Ukraine.
Sự bất ổn, hỗn loạn về chính trị ở Ukraine ngày càng gia tăng sau khi các thành phần theo chủ nghĩa dân tộc mới ra sức ép Tổng thống Poroshenko khôi phục lại các hành động quân sự ở miền Đông Ukraine (khu vực Donbass), tăng cường các hành động cô lập khu vực này.
Video đang HOT
Hậu quả hiện nay ở Ukraine xuất phát từ chính cuộc thử nghiệm biến Ukraine thành mặt trận chống Nga của Mỹ. Có đến một nửa dân số Ukraine nói tiếng Nga buộc phải sinh sống, tồn tại ở một quốc gia mà chính phủ lại ban hành lệnh cấm sử dụng tiếng Nga vào bất cứ lúc nào mà họ muốn.
Patrick Smith cho rằng, cuộc khủng hoảng này càng kéo dài thì hy vọng về việc nó sẽ kết thúc “một cách văn minh” ngày càng thấp.
“Mỹ sẽ ngày càng không thể che giấu các thất bại trong những nỗ lực đầy phiêu lưu nhằm mở rộng ảnh hưởng của mình sau thời kỳ chiến tranh lạnh… Chỉ đáng tiếc là sự thất bại của Mỹ lại khiến các nước khác phải trả cái giá quá đắt vì mù quáng và quá hy vọng vào sự vượt trội về chính trị của Mỹ”- Patrick Smith kết luận.
Cuộc đảo chính (Maidan) ở Ukraine nổ ra hồi tháng 2/2014 khiến Tổng thống Ukriane khi đó là Viktor Yanukovich bị lật đổ và phải chạy sang sống lưu vong ở Nga.
Chính quyền mới ở Ukraine do Mỹ dựng lên liên tục thực hiện các động thái chống Nga, tranh giành quyền lực với nhau và tham nhũng tràn lan… đang khiến Ukriane chìm sâu vào khủng hoảng chưa có hồi kết.
Theo Infonet
Lý do của Mỹ khi mua động cơ tên lửa Nga
Theo Jpost ngày 23/2, một đại diện của Lầu Năm Góc tuyên bố Lầu Năm Góc tuyên bố lệnh cấm vận của Mỹ với Nga không có động cơ tên lửa RD180.
Lý do của Mỹ
Lầu Năm Góc đang xem xét vấn đề này cùng Bộ Tài Chính để đáp ứng yêu cầu Thượng nghị sĩ John McCain sau khi Nga cải cách phương pháp quản lý các công ty không gian của họ, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Frank Kendall cho biết.
Trước đó ngày 10/2, Chủ tịch Uỷ ban Quân lực Thượng viện Mỹ, Thượng nghị sĩ John Maccain trong một lá thư đã đề nghị Không quân và Lầu Năm Góc làm rõ vấn đề tại sao Mỹ tiếp tục giao dịch với NPO Energomash, công ty Nga chế tạo động cơ tên lửa RD-180.
Ông Kendall cho biết trong cuộc làm việc với Bộ Tài Chính Mỹ, kết quả sơ bộ cho thấy lệnh trừng phạt không áp dụng với nếu Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin và những người chịu lệnh trừng phạt không sở hữu quá 50% và kiếm soát Energomash.
Kết quả này được Mỹ đưa ra sau khi Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin cùng các cá nhân khác đã nắm quyền kiểm soát công ty NPO Energomash sau khi Nga cải tổ ngành công nghiệp không gian của mình, mà các cá nhân này lại đang chịu lệnh trừng phạt của Mỹ.
Tên lửa Atlas V sử dụng động cơ RD-180 của Nga.
"Thiếu Nga sẽ là thảm họa với Mỹ"
Việc xác định động cơ tên lửa RD-180 không nằm trong danh mục Mỹ cấm vận Nga cho thấy sự dù bất đồng với Nga trong nhiều vấn đề nhưng việc Mỹ phụ thuộc vào động cơ tên lửa do Nga sản xuất là đã được chính người Mỹ thừa nhận.
Trang DefenseTech.org dẫn nguồn tin quân sự Mỹ thừa nhận, sẽ mất rất nhiều thời gian nữa để người Mỹ mới có thể giảm lệ thuộc vào động cơ tên lửa đẩy có giá thành rẻ và cực hiệu quả do Nga sản xuất.
Theo nguồn tin này, hiện nay Không quân Mỹ đã có hợp đồng với một công ty tên United Launch Alliance (ULA), một liên doanh giữa tập đoàn Lockheed Martin và Boeing nhằm phóng vệ tinh quân sự. ULA sử dụng hai dòng tên lửa chính là Delta và Atlas V, trong đó Atlas V sử dụng động cơ dầu hỏa RD-180 của Nga.
Tuy nhiên, sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea và khiến quan hệ giữa Moscow và NATO trở nên căng thẳng, chính phủ Mỹ đã gấp rút tìm mọi cách giảm dần sự phụ thuộc vào động cơ tên lửa đẩy của Nga.
Nghị sĩ Mike Rogers, chủ tịch của Ủy ban Lực lượng Vũ trang Chiến lược thuộc Hạ viện Mỹ đã lên tiếng: "Chúng ta không cần loại tên lửa mới, mà cần một động cơ mới".
Hồi tháng 12/2014, Quốc hội Mỹ đã thông qua quyết định chi 220 triệu USD nhằm phát triển một loại động cơ thay thế RD-180. Trong tương lai, chính phủ có thể tiếp tục cung cấp ngân sách cho dự án này. Tuy nhiên, thời điểm một động cơ sản xuất tại Mỹ cho tên lửa Atlas V sớm nhất phải mất trên 10 năm nữa.
Ngoài ra, công ty SpaseX cũng đang phat triên tên lưa Falcon 9R với mục đích thay thế RD-80, tuy nhiên trong cuộc thử nghiệm hồi cuối năm 2014, sản phẩm của công ty này đã nổ tung ngay khi rời bệ phóng khiến chương trình bị đình trệ.
Được biết, NASA cũng tham gia vào chương trình phát triển động cơ tên lửa đẩy của Mỹ với sản phẩm Space Launch System (SLS) - động cơ tên lửa đẩy nhiên liệu rắn cực mạnh và đã được thử nghiệm thành công trên mặt đất hồi đầu năm 2015.
Theo những thông tin được NASA tiết lộ, SLS có chiều dài 54m, tải trọng lên tới 130 tấn. Việc phóng SLS tạo ra lực đẩy 1.630 tấn và sản sinh nhiệt độ cao lên tới 2.500 độ C.
Cuộc thử nghiệm được thực hiện trong 126 giây, vụ thử lần này được tiến hành trong điều kiện nhiệt độ cao (90 độ F/32 độ C). Dự kiến, cuộc thử nghiệm SLS tiếp theo sẽ được NASA thực hiện trong điều kiện nhiệt độ thấp (40 độ F/4,4 độ C).
Tuy nhiên, từ thử nghiệm thành công trên mặt đất đến ứng dụng thực tế là một khoảng cách rất xa, theo John Logsdon, nhà sáng lập kiêm giám đốc Viện chính sách vũ trụ tại Đại học George Washington cho biết.
Vì vậy, động cơ RD-180 vẫn là lựa chọn số 1 của Mỹ hiện nay: "Không có RD-180, sẽ là thảm họa cho an ninh quốc gia của Mỹ. Tên lửa đẩy Atlas V là phương tiện thiết yếu để vận chuyển các mặt hàng dân sự và quân sự vào không gian", John Logsdon nhấn mạnh.
Chúc Sơn
Theo_Báo Đất Việt
Lực lượng nào của Mỹ thực hiện phóng tên lửa Minuteman III? Theo Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Work, ngày 26/2, nước này lần 2 phóng tên lửa Minuteman III trong một tuần động thái chưa từng có của Mỹ. Theo đó, tên lửa Minuteman III được phóng từ Căn cứ Không quân Vandenberg ở tiểu bang California vào rạng sáng 26/2 theo giờ địa phương. Tên lửa không mang theo đầu đạn này...