Cuộc thử lửa cho Nga, Trung Quốc ở Syria
Một chiến dịch quân sự của Mỹ nhằm vào Syria sẽ là phép thử lớn cho hệ thống radar Trung Quốc và khả năng can thiệp của Nga.
Theo Reuters hôm qua, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã thông qua nghị quyết cho phép tiến hành một chiến dịch quân sự không quá 90 ngày nhằm vào chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad liên quan đến cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học. Nhiều khả năng Mỹ sẽ ra tay sau cuộc biểu quyết tại quốc hội vào ngày 9.9.
Tên lửa Mỹ đấu radar Trung Quốc
Lược đồ trận địa của Mỹ quanh Syria và Iran – Ảnh: Global Security/Đồ họa: Du Sơn
Chuyên trang Defense News dẫn lời giới quan sát nhận định nếu Mỹ phát động tấn công Syria, Trung Quốc sẽ có cơ hội đánh giá hiệu quả của hệ thống radar cũng như công nghệ tác chiến điện tử của mình đang được trang bị ở quốc gia Trung Đông. Trung Quốc và Mỹ được cho là đang tranh giành ảnh hưởng tại nhiều khu vực khác nhau, nên Bắc Kinh chắc chắn sẽ góp nhặt dữ liệu liên quan đến hiệu quả hoạt động của hệ thống radar và cảnh báo sớm. Ngược lại, Mỹ cũng sẽ đánh giá liệu radar Trung Quốc có đủ khả năng phát hiện tên lửa của mình hay không. Tất cả, theo Trưởng ban châu Á của Defense News là Wendell Minnick, đều nhằm phục vụ cho viễn cảnh xảy ra xung đột trong tương lai, bắt nguồn từ vấn đề Đài Loan, quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tại Hoa Đông hoặc thậm chí vấn đề biển Đông.
Hiện Syria có 50 trạm radar với các hệ thống do Nga và Trung Quốc sản xuất. Ông Sean O’Connor, chủ biên chuyên trang quân sự IMINT & Analysis, nhận định rằng trong số những hệ thống Trung Quốc được quân đội Syria triển khai thì đáng kể nhất có radar giám sát tầm xa JYL-1 3-D và JY-27 cũng như radar nhận tín hiệu tầm thấp Type 120 (LLQ120) 2D. Hệ thống radar tác chiến điện tử hiện đại của Trung Quốc được cho là có thể phát hiện tên lửa và máy bay đời mới, kể cả máy bay tàng hình. Đặc biệt hiệu quả là 2 hệ thống JY-27 có khả năng phát hiện mục tiêu ở cách 500 km được chuyển giao cho Damascus năm 2006 và đang có mặt tại thành phố Palmyra ở miền trung Syria. Ngoài ra, còn phải kể đến Type 120 có khả năng giám sát 72 mục tiêu cách xa 200 km. Hiện Syria đang triển khai Type 120 tại 4 cơ sở là Dar Izzahe, Baniyas, Tartus và Kafr Buhume. Riêng cơ sở Kafr Buhume còn triển khai thêm hệ thống radar JYL-1 3-D với tầm hoạt động 320 km. Tuy nhiên, ông O’Connor tỏ ra nghi ngờ về việc liệu các thiết bị cảm biến, báo động của Trung Quốc có thể phối hợp mượt mà với các khí tài mua của Nga, có loại mua từ thời Liên Xô, của Syria hay không.
Video đang HOT
Sự hiện diện của chúng tôi ở phía đông Địa Trung Hải đủ để giải quyết mọi tình huống. Chúng tôi sẵn sàng thực thi các nhiệm vụ bất ngờ
Quan chức thuộc Bộ Tổng tham mưu quân đội Nga
Ngoài 50 trạm radar, Syria còn có 120 cơ sở tên lửa đất đối không được trang bị các loại tên lửa do Nga và Liên Xô sản xuất như SA-2, SA-3, SA-5 và SA-6, xen lẫn những hệ thống mới hơn bao gồm S-200, Buk-M1-2, Buk-M2E, Pantsir-S1E, S-125 Neva và S-125M Pechyora, theo Interfax.
Tàu chiến Nga dồn về khu vực
Vào lúc này, Nga đang củng cố sự hiện diện tại Địa Trung Hải trong bối cảnh một chiến dịch quân sự chống Syria ngày càng trở nên khó tránh khỏi. Interfax dẫn lời một quan chức thuộc Bộ Tổng tham mưu quân đội Nga cho biết khẳng định các tàu hải quân tại Địa Trung Hải hiện có thể ứng phó với bất kỳ sự leo thang nào trong cuộc xung đột tại Syria. “Sự hiện diện của chúng tôi ở phía đông Địa Trung Hải đủ để giải quyết mọi tình huống. Chúng tôi sẵn sàng thực thi các nhiệm vụ bất ngờ”, ông này nói.
Theo Interfax ngày 5.9, Nga đã điều thêm số lượng lớn tàu chiến tới khu vực. Trong đó, tuần dương hạm tên lửa Moskva thuộc Hạm đội Biển Đen đã hoàn thành nhiệm vụ ở bắc Đại Tây Dương và đang trên đường đến đông Địa Trung Hải. Khi đến nơi, nó sẽ đảm trách vai trò kỳ hạm cho đội tàu tác chiến ở đây. Nằm trong số tàu mới triển khai còn có tàu khu trục Smetlivy, tàu khu trục Nastoichivy, tàu chống ngầm Đô đốc Panteleyev, tàu do thám Priazovye cùng 2 tàu đổ bộ cỡ lớn là Novocherkassk và Minsk. Trước đó, quân đội Nga đã có tàu hộ tống Neustrashshimy cùng các tàu đổ bộ Alexander Shabalin, Đô đốc Nevelsky và Peresvet.
Trong khi đó, Mỹ đang duy trì sự hiện diện tại Địa Trung Hải của 4 tàu khu trục USS Stout, USS Ramage, USS Barry và USS Graveley, tàu ngầm tấn công USS Virginia và tàu đổ bộ USS San Antonio. Ngoài ra, còn có các tàu sân bay USS Harry S Truman và USS Nimitz túc trực tại khu vực vịnh Ba Tư. Theo các chuyên gia, tên lửa hành trình Tomahawk sẽ là hỏa khí chủ lực của Mỹ trong chiến dịch lần này, đối đầu với hệ thống phòng không Syria chủ yếu gồm các hệ thống của Nga và Trung Quốc như đã đề cập.
Bên cạnh đó, đồng minh của Syria là Iran ngày 5.9 khẳng định sẽ chống lưng cho Damascus “đến cùng”. Thế nên, theo giới quan sát, việc 2 tàu sân bay của Mỹ “tạm trú” tại vịnh Ba Tư và gần Iran hơn Syria có thể được hiểu là để dằn mặt, thậm chí ngăn Iran cứu đồng minh then chốt.
Theo TNO
Mỹ đặt thêm chốt gác quanh Trung Quốc
Theo một nhịp độ nhất định, Washington liên tục đưa ra các cảnh báo tới Bắc Kinh song song với việc đẩy mạnh do thám gần Trung Quốc, như một câu trả lời rõ nhất cho việc tăng cường sự hiện diện tại châu Á, mà cụ thể là tại Biển Đông. Động thái đó ngay lập tức làm mếch lòng Trung Quốc khi một quan chức cấp cao của nước này cho rằng "cú huých"đã làm rạn nứt mối quan hệ đôi bên.
Ảnh minh họa: China.org
Theo thông tin đăng tải trên tạp chí Foreign Policy số tháng 8, Mỹ đã cho xây dựng đường băng loại nhỏ trên đảo Saipan ở Thái Bình Dương nhằm đề phòng trường hợp căn cứ quân sự trên đảo Guam hoặc sân bay ở phía Tây Thái Bình Dương bị phong tỏa hay bị các tên lửa Trung Quốc tấn công. Ngoài ra, Không quân Hoa Kỳ còn tỏa ra các hướng tới Australia, Singapore, Thái Lan, Ấn Độ, Philippines... để "tăng cường lực lượng".
Tuy Lầu Năm Góc luôn khẳng định chiến lược này không nhắm tới một quốc gia cụ thể nào, song, chuyên gia của Trung tâm chiến lược và nghiên cứu quốc tế Anthony Cordesman nhận định rằng những căn cứ quân sự nói trên nhằm đề phòng tham vọng của Trung Quốc tại Thái Bình Dương trong tương lai.
Trên Hoa Đông, Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain ngày 21/8 phát biểu tại Tokyo đã khẳng định quan điểm đứng về phía Nhật Bản trong các tranh chấp. "Đây không phải vấn đề đem ra thảo luận bởi Trung Quốc đang xâm phạm những quyền lợi cơ bản của Nhật Bản trong vấn đề quần đảo Senkaku", ông John khẳng định.
Trước đó, trước cách hành xử hăm dọa của Trung Quốc trên Biển Đông và biển Hoa Đông, lần lượt các quan chức cấp cao của Hoa Kỳ, từ các Nghị sỹ, tới Bộ trưởng Quốc phòng, hay tới cả Tổng thống Obama đều đã đưa ra các lời cảnh báo và yêu cầu Bắc Kinh không sử dụng cũng như đe dọa sử dụng vũ lực trên vùng biển này.
Ngay lập tức, Giám đốc Văn phòng Đối ngoại thuộc Bộ Quốc phòng Trung Quốc Quan Hữu Phi đã vội vàng lên tiếng ám chỉ các hoạt động trính thám của Mỹ là "động thái nguy hiểm" và "ảnh hưởng nghiêm trọng tới mối quan hệ hai nước". Riêng về vấn đề Đài Loan, ông này còn lớn tiếng đề nghị Mỹ cần có cái nhìn sáng suốt khi bán F-16 cho đảo này.
Sự hậm hực như được nhân lên khi Phó giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược thuộc Đại học Quốc phòng quốc gia Trung Quốc Mạnh Tường Thanh "trách" Washington không có những bước thay đổi bền vững trong nhiều năm qua để "nâng mối quan hệ song phương lên một tầm cao mới".
Song, có thể thấy một mặt Bắc Kinh đang lôi kéo các nước đang tham gia vào vấn đề Biển Đông nhằm tạo vây cánh, mặt khác Trung Quốc vẫn tiếp tục củng cố sức mạnh của các "lực lượng chấp pháp" để sẵn sàng đối phó với cái gọi là "ảnh hưởng tới lợi ích hàng hải" của họ. Sự hợp nhất Hải giám, Ngư chính, Hải quan, Cảnh sát biển với hơn 16 ngàn nhân viên và 11 đội tàu, máy bay hoạt động trải dài từ Biển Hoa Đông xuống Biển Đông để có được Hải cảnh càng cho thấy khả năng hoạt động trái phép của Trung Quốc trên Biển Đông hay Hoa Đông ngày càng được nâng cao, gây quan ngại cho các quốc gia láng giềng. Nhà phân tích Alex Pape thuộc IHS Jane mô tả số tàu Hải cảnh của Trung Quốc được trang bị rất nhiều các trang thiết bị khác nhau. "Va chạm với các nước láng giềng trong thời gian tới là điều khó tránh khỏi", ông Arthur Ding thuộc Đại học Chính trị ở Đài Loan nhận định.
Ngày 20/8, 3 tàu Trung Quốc đã rời cảng Thanh Đảo để tham gia tập trận chung với quân đội Mỹ ở ngoài khơi Hawaii, ngay sau khi Bộ trưởng Quốc phòng hai nước khẳng định sẽ tăng cường hợp tác quân sự, trong bối cảnh căng thẳng trong tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông vẫn không ngừng leo thang.
Theo Song moi
Nhật, Philippines khiến Trung Quốc "toát mồ hôi" Nhật Bản và Philippines vừa đồng loạt có những bước đi khiến Trung Quốc phải "toát mồ hôi" vì lo ngại. Nếu như Tokyo tìm cách tăng ngân sách quốc phòng lên cao nhất trong hai thập kỷ và thiết lập một lực lượng kiểu thủy quân lục chiến thì Philippines đang tiến sát gần hơn đến việc mở cửa đưa thêm quân...