Cuộc ‘thử lửa’ bà C.Lagarde tại ECB
Thời gian qua có thể coi là cuộc “thử lửa” đầu tiên của bà Christine Lagarde trong vai trò Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) khi năm đầu tiên trong nhiệm kỳ của bà hoàn toàn bị đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 chi phối.
Đây cũng là thời điểm cần hành động quyết liệt để duy trì toàn bộ nền kinh tế Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) “vượt bão”.
Chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), bà Christine Lagarde tại cuộc họp báo ở Frankfurt, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Bà Lagarde tiếp nhận chức Chủ tịch ECB từ tháng 11/2019. Bà từng chia sẻ 12 tháng qua là quãng thời gian căng thẳng với nhiều đêm trắng khi các nhà hoạch định chính sách phải đối mặt với một cú sốc kinh tế chưa từng có tiền lệ. Chuyên gia phân tích Carsten Brzeski của ngân hàng ING nhận định đây là quãng thời gian khó khăn với bà Lagarde và có lẽ không giống với những mường tượng ban đầu của bà khi tiếp nhận vị trí mới. Trước đó, bà Lagarde từng đảm nhận vị trí Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).
Video đang HOT
Dù cũng có lúc bị cho là thiếu chuyên môn kỹ thuật so với những người tiền nhiệm, nhưng giới quan sát đều đánh giá cao những bản năng chính trị nhạy bén và cách xử lý khủng hoảng tài tình của bà trong thời gian qua. Khi mới bước chân tới Frankfurt (Đức) – nơi đặt trụ sở ECB, điều đầu tiên trong danh sách các việc cần làm của vị cựu Bộ trưởng Tài chính Pháp là hàn gắn những chia rẽ sâu sắc giữa các thành viên của ECB liên quan chính sách tiền tệ siêu lỏng của người tiền nhiệm Mario Draghi. Tuy nhiên, ưu tiên này nhanh chóng bị đại dịch COVID-19 phủ bóng, ECB buộc phải có hành động nhanh chóng và triển khai chương trình mua trái phiếu khẩn cấp trị giá 1.350 tỷ euro để thị trường tín dụng không bị gián đoạn và bảo vệ thị trường trước tác động của thời kỳ suy giảm kinh tế toàn cầu lớn nhất kể từ Cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Lập luận rằng ở những thời điểm bất thường thì cần phải có hành động phi thường, bà Lagarde nhấn mạnh ECB sẵn sàng làm hơn thế nữa. Chuyên gia phân tích Andrew Kenningham thuộc Capital Economics cho rằng nhờ sự lãnh đạo của bà Lagarde, ECB đã chế ngự thành công cuộc khủng hoảng nợ công dù đôi lúc bà dường như chưa thực sự chắc tay khi xử lý một số khía cạnh kinh tế kỹ thuật của công việc mình đang đảm nhận.
Trong năm đầu tiên dưới sự lãnh đạo của bà Lagarde, các thành viên của ban quản trị ECB và các thống đốc ngân hàng trung ương đã kết nối thường xuyên hơn với các kênh truyền thông nên thị trường cũng có thể hiểu hơn về những suy tính của họ giữa các kỳ họp chính sách tổ chức thường kỳ 6 tuần/lần. Những kinh nghiệm chính trị cũng giúp bà Lagarde kết nối tốt hơn với các nhà lãnh đạo châu Âu để sử dụng sức mạnh tài khóa của họ hỗ trợ những nỗ lực chung của ECB. Bà hoan nghênh việc Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí được gói cứu trợ trị giá 750 tỷ euro và kêu gọi các chính phủ tiếp tục các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, không chấm dứt quá sớm các biện pháp này. Nhà kinh tế trưởng của ngân hàng KfW (Đức) Fritzi Koehler-Geib cho rằng những kỹ năng ngoại giao của bà Lagarde đã giúp ích nhiều trong việc xử lý một tình huống khủng hoảng mà trong đó sự phối hợp tốt giữa chính sách tiền tệ và tài khóa đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết.
Ngày 29/10 tới bà Lagarde sẽ chủ trì cuộc họp chính sách lần thứ 8 của ECB với 25 thành viên hội đồng quản trị. Đây cũng là lúc châu Âu đương đầu với làn sóng dịch bệnh thứ hai buộc nhiều quốc gia phải tái áp đặt một số biện pháp phong tỏa gây nhiều tác động về kinh tế. Tuần trước, bà Lagarde cảnh báo làn sóng thứ hai và các biện pháp hạn chễ mới tiếp tục gây ra những yếu tố bất ổn và đe dọa triển vọng phục hồi kinh tế của Eurozone. Dù vậy, giới quan sát cho rằng ECB sẽ tiếp tục thận trọng quan sát tình hình trước khi đưa ra thêm một gói hỗ trợ mới lớn hơn vào tháng 12 tới.
Hội nghị Y tế thế giới lần thứ 12: Vaccine không chỉ là "chiếc phao cứu sinh"
Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh số ca mắc Covid-19 trên toàn cầu đã vượt 43 triệu người, trong đó Bắc bán cầu tiếp tục là "điểm nóng".
Tại Hội nghị Thượng đỉnh Y tế thế giới lần thứ 12 đang diễn ra ở thủ đô Berlin, Đức, Liên Hợp Quốc và Tổ chức Y tế thế giới hôm qua (25/10) kêu gọi đoàn kết toàn cầu trong việc phân phối vaccine ngừa Covid-19 trong tương lai.
Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh số ca mắc Covid-19 trên toàn cầu đã vượt 43 triệu người, trong đó Bắc bán cầu tiếp tục là "điểm nóng". Nhiều nước châu Âu đã buộc phải tăng cường các biện pháp kiểm soát dịch bệnh, thậm chí là thiết lập tình trạng khẩn cấp y tế hay lệnh giới nghiêm.
Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm và thậm chí là gia tăng nhanh chóng tại nhiều khu vực trên thế giới, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hôm qua kêu gọi đoàn kết toàn cầu trong việc phân phối vaccine ngừa Covid-19 trong tương lai khi có vaccine này.
"Nếu và khi chúng ta có một loại vaccine hiệu quả, thì chúng ta cũng phải sử dụng vaccine một cách hiệu quả. Cách tốt nhất để làm điều đó là tất cả các quốc gia đều được tiếp cận với vaccine thay vì chỉ cho người dân ở một số quốc gia", ông Ghebreyesus nói.
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres nhấn mạnh, đại dịch Covid-19 là "cuộc khủng hoảng lớn nhất" của lịch sử hiện đại. Đoàn kết và chia sẻ vaccine là cách duy nhất để thế giới phục hồi từ đại dịch.
"Vaccine, xét nghiệm và các phương pháp điều trị không chỉ là chiếc phao cứu sinh, mà còn là lá chắn bảo vệ nền kinh tế và bảo vệ xã hội. Không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc cứu mạng người và cứu việc làm. Bảo vệ mọi người khỏi virus là cách tốt nhất để giữ cho trường học mở cửa và duy trì hoạt động kinh doanh. Điều này cũng sẽ ngăn không cho virus lây lan rộng hơn nữa và tái bùng phát hết đợt này đến đợt khác".
Theo Tổ chức Y tế thế giới, hôm qua cũng là ngày thứ 4 liên tiếp ghi nhận số ca mắc mới toàn cầu tăng cao kỷ lục, từ 437.247 hôm 22/10 lên 51.480 ca. Bắc bán cầu tiếp tục là "điểm nóng" của làn sóng lây nhiễm Covid-19 mới này. Tây Ban Nha hôm qua lần thứ hai phải ban bố tình trạng khẩn cấp và áp lệnh giới nghiêm vào buổi tối để khống chế dịch bệnh.
Thủ tướng Pedro Sanchez thừa nhận, Tây Ban Nha và châu Âu đã chìm trong làn sóng thứ hai của đại dịch: "Chúng ta đang sống trong một hoàn cảnh cực kỳ khắc nghiệt. Trên thực tế, đây là trường hợp khẩn cấp về sức khỏe nghiêm trọng nhất mà Tây Ban Nha phải trải qua kể từ khi hiến pháp của chúng ta được thông qua năm 1978, cũng như trong nửa thế kỷ qua".
Tuần trước, Tây Ban Nha cũng trở thành quốc gia đầu tiên tại châu Âu vượt cột mốc 1 triệu người mắc Covid-19 và tình hình đang có dấu hiệu vượt tầm kiểm soát. Không chỉ tại Tây Ban Nha, lệnh giới nghiêm cũng được triển khai ở nhiều nước châu Âu, trong đó có một phần nước Pháp, nơi số ca mắc mới trong ngày vừa thiết lập kỷ lục mới, với hơn 52.000 ca. Tại Italy, 3 khu vực đã thông qua lệnh này là Rome, Lombardia và Campania. Tại Bỉ, chính quyền Brussels đã quyết định đẩy sớm thời gian áp dụng lênh giới nghiêm trong cả nước lên 22h. Bắt đầu từ hôm nay (26/10), các nhà hàng sẽ phải đóng cửa từ 20h và mọi hoạt động văn hóa, thể thao cũng bị cấm.
Các nhà khoa học trên thế giới đang chạy đua để phát triển vaccine ngừa Covid-19. Một số "ứng cử viên" vaccine đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng, trong đó 10 loại đang thử nghiệm ở giai đoạn 3 với sự tham gia của hàng chục nghìn tình nguyện viên.
Liên minh châu Âu, Mỹ, Anh, Nhật Bản và một số nước khác đã đặt mua lượng lớn vaccine ngừa Covid-19 của các hãng dược phẩm phát triển các vaccine tiềm năng nhất. Tuy nhiên, giới chuyên gia quan ngại rằng, trong bối cảnh dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp như hiện nay, những quốc gia với khả năng tài chính hạn chế có nguy cở bị thụt lùi phía sau trong việc mua vaccine ngừa Covid-19./.
Châu Âu 'bất an' dưới thời Thủ tướng Merkel? Tờ Die Zeit của Đức nhận định, các nước châu Âu vẫn "bất an" do thiếu sự thống nhất. Cụ thể, nhà báo Theo Sommer viết trên Die Zeit cho rằng, các quốc gia thành viên của liên minh không đạt được thỏa thuận về nhiều vấn đề quan trọng trong lĩnh vực chính sách đối ngoại và an ninh. Để thay đổi...