Cuộc thi viết “Từ trong ký ức”: Lời dặn của thầy
Chính thầy đã thay đổi cuộc sống, suy nghĩ của tôi bằng những bài giảng không có trong giáo án.
Bài giảng ấy thầy lấy từ cái tâm của một người thầy dành cho các thế hệ học trò
Buổi họp phụ huynh cho con năm học 2021-2022 có lẽ là buổi họp hết sức đặc biệt với một người mẹ như tôi. Sáng hôm ấy tôi đã gặp lại thầy giáo chủ nhiệm cấp III của mình sau 20 năm tôi ra trường. Tôi đã nhận ra thầy ngay khi thầy bước vào cửa, người thầy của 48 đứa học trò cấp III chúng tôi ngày ấy. Buổi họp kết thúc, ra đến cửa tôi vội gọi thầy: “Thầy Sơn phải không ạ! Em là Yến, học sinh niên khóa 1998-2001, thầy đã chủ nhiệm chúng em ạ”. Mất mấy giây lục lọi trí nhớ, cuối cùng thầy cũng nhận ra tôi: ” Yến à em, có phải “Yến đầu trò” đây không?”.
Hiền từ, thương học trò
Biệt danh “Yến đầu trò” thầy Đặng Ngọc Sơn gắn cho tôi bởi tôi luôn là đứa bày ra các trò đi ngược lại nội quy của lớp. 20 năm về trước, lúc chúng tôi vào lớp 10 thì thầy tôi khi ấy khoảng gần 40 tuổi, làm chủ nhiệm lớp chúng tôi. Thầy phụ trách môn thể dục của lớp. Thời gian đầu chúng tôi đứa nào cũng ngoan nhưng khi đã quen với môi trường mới, chúng tôi bắt đầu phá phách. Ban đầu chỉ là những lỗi nhỏ như nói chuyện riêng, đi học muộn, không trực nhật… Mặc thầy nhắc nhở, phạt trực nhật, dọn nhà vệ sinh trường để không tái phạm nhưng chúng tôi chẳng nghe lời. Kết thúc năm học đầu tiên, thầy thông báo với cả lớp năm học này thầy không đạt thành tích gì, chấm dứt chuỗi thành tích lớp tiên tiến bao năm thầy vẫn đạt, có 4 học sinh ở lại lớp, dĩ nhiên nguyên nhân vì sao thì ai cũng biết.
Những tưởng năm học sau thầy sẽ xin thôi không chủ nhiệm lớp tôi, vậy mà lên lớp 11 thầy vẫn chào đón 44 “đứa con” với khuôn mặt hiền từ. Gương mặt nhiều khi khiến tôi thấy thương thầy và tự hứa với chính mình “không được làm thầy buồn” nữa. Nhưng lời tự hứa ấy như có cánh, bay đi lúc nào không hay để rồi chúng tôi gây ra tội tày đình với thầy. Hôm ấy là giờ văn, lớp tôi có 2 tiết văn của thầy giáo bộ môn, nghĩ đến chút nữa vào lớp thầy sẽ kiểm tra bài cũ như mọi lần, bọn tôi 14 đứa rủ nhau trốn tiết. Kết quả, lớp tôi nhận 2 giờ học yếu.
Sau những câu nói trách phạt của mình, thầy tôi đã kết thúc bằng một câu mà cho đến tận bây giờ tôi vẫn lấy đó làm phương châm sống cho mình. “Thầy chỉ muốn nói với các em một điều là nếu không sống cho ngày hôm nay thì đừng hy vọng ngày mai sẽ rực rỡ. Các em thử nhìn sang những bạn nhà xa ở lớp chúng ta xem, có bạn nào suy nghĩ tiêu cực như các em không. Hoàn cảnh gia đình các bạn ấy khó khăn hơn chúng ta rất nhiều, ngay cả việc đi học các bạn ấy hằng ngày đều phải cố gắng. Khi các em vẫn còn nằm trong chăn ấm ngủ thêm được cả tiếng thì các bạn ấy đã phải đạp xe đến trường bất kể nắng mưa hay gió rét, các bạn ấy thay vì trốn chạy khó khăn thì người ta chọn cách đối diện và chịu trách nhiệm. Còn các em thì sao? Ích kỷ và không dám tự chịu trách nhiệm cho những gì mình làm, đó không phải là cách nghĩ, cách sống của những chủ nhân tương lai của đất nước”…, thầy đã nói với chúng tôi những lời như vậy.
Cuối năm học lớp 12 tôi đã mạnh dạn hỏi ý kiến thầy về việc tôi muốn thi vào trường sư phạm. Thầy vẫn gương mặt hiền từ, sau những phân tích được và mất của nghề dạy học đã tặng tôi câu mà thầy nói là nằm lòng của thầy: “Chọn một nghề nghĩa là chọn cho mình một tương lai. Chọn nghề sai lầm là đặt cho mình một tương lai không thật sự vững chắc. Em cần phải nhớ nghề dạy học là một nghề đặc thù, sẽ đòi hỏi ở em sự đam mê chân chính cũng như sự kiên nhẫn tận cùng”.
Thầy Đặng Ngọc Sơn cùng các đồng nghiệp trong một buổi họp mặt
Video đang HOT
Một buổi học của cô và trò tại một huyện ở tỉnh Sơn La Ảnh: PHẠM YẾN – LÊ HẠNH
Sống, làm việc tốt hơn khi nghĩ về thầy
Sau 3 năm ngồi trên giảng đường sư phạm, tôi đã chính thức được làm cô giáo để thỏa với đam mê mang tri thức mình có tới những em học sinh vùng cao. Tôi đã nhận công tác ở một ngôi trường vùng khó khăn của huyện nghèo lân cận với huyện tôi sinh sống. Bức tranh của những ngày đầu làm cô giáo mà tôi sẽ kể với người thân, chúng bạn ở thị trấn là sự nghèo nàn, lạc hậu, là hình ảnh của sự thiếu thốn đủ thứ và nỗi buồn về việc học sinh của tôi nếu không thích đến trường chúng sẽ nghỉ học ngay không cần suy nghĩ, hay đơn giản là bố mẹ các em bắt nghỉ học để phụ gia đình đi nương, các bé gái thì bị bắt lấy chồng… Đã có lúc tôi nghĩ đến chuyện bỏ việc và đầu hàng trước hoàn cảnh cuộc sống. Trước tôi cũng có rất nhiều đồng nghiệp vì rất nhiều lý do mà họ đã bỏ cuộc, rời xa các em học sinh và không một lần quay lại mảnh đất còn quá nhiều khó khăn ấy.
Thế nhưng, sau một thời gian sống trên mảnh đất đó với biết bao gian khó và cả tẻ nhạt luôn bủa vây kia, chính cuộc sống của người dân và các học trò (với tôi ngày càng thêm thân thương), tôi lại càng hiểu thêm sâu sắc về cụm từ “trường đặc biệt khó khăn”. Tôi cũng được trải qua những cung bậc cảm xúc mà chỉ có nghề dạy chữ mới có. Đó là lúc tôi thấy hạnh phúc dâng tràn khi cảm nhận sự say sưa chú ý nghe giảng của các em, lúc giận dữ khi có một vài em không chịu chú ý nghe cô giáo giảng bài hay các em phạm lỗi… Những lúc như vậy tôi lại nghĩ đến thầy chủ nhiệm của mình năm xưa. Cảm nhận được nỗi buồn của thầy ngày ấy khi phải chủ nhiệm một lớp học với quá nhiều thành phần học sinh “cứng đầu”. Tôi đã dần hiểu câu nói mà thầy tôi đã nhắc về sự “đam mê chân chính” và “sự kiên nhẫn tận cùng” là như thế nào. Chính những năm tháng được bám lớp, bám trường, bám bản đã chỉ ra cho tôi thật nhiều kinh nghiệm sống. Điều quan trọng là tôi thấy yêu các em học sinh của tôi, yêu sự đơn sơ, mộc mạc và quá đỗi thật thà của chúng.
Nay được gặp thầy, được khoe với thầy về việc mình đã trở thành đồng nghiệp của thầy, trong tôi cảm xúc dâng trào. Thầy tôi, giờ mái tóc cũng đã điểm nhiều sợi bạc, dáng đi không còn nhanh nhẹn như ngày xưa nhưng sự hiền từ, phúc hậu vẫn luôn hiện hữu. Để có cuộc sống và dám sống cho ước mơ, hoài bão của mình ngày hôm nay, tôi biết ơn thầy nhiều lắm. Chính thầy đã thay đổi cuộc sống, suy nghĩ của tôi bằng những bài giảng không có trong những trang giáo án. Bài giảng ấy thầy lấy từ cái tâm của một người thầy, từ tình yêu của một người cha và lớn hơn cả là từ tình thương vô bờ của người mẹ dành cho lớp lớp thế hệ học trò của thầy, trong đó có tôi.
Đổi thay tâm tính
Thầy của tôi ngày hôm đó không phải chỉ là một thầy giáo chủ nhiệm dạy môn thể dục đơn thuần, mà trong mắt tôi ngày hôm đó thầy như một nhà tâm lý với những bài học về đạo đức thật sâu xa. Tôi đã khóc khi nghe những lời thầy dạy. Những lời nói được thốt ra từ tâm can của một người thầy, một người cha cũng có con đi học như chúng tôi. Cũng từ đó, tôi dần bớt thể hiện cái tôi quá lớn của mình, luôn muốn mình được nhận nhiều hơn là cho đi.
Có lẽ đứa “đầu trò” là tôi bắt đầu chùn bước nên chúng bạn hay quậy phá cũng bắt đầu thuần tính hơn. Lần đầu tiên sau gần 2 năm thầy làm chủ nhiệm, lớp tôi được xếp chung thứ hạng đứng đầu trong tuần cùng với 4 lớp khác của trường. Sự kinh ngạc của các anh chị khối trên và đặc biệt của 11 lớp cùng khối tỏ vẻ đầy bất ngờ về sự thay đổi có một không hai này cứ như là chuyện cổ tích. Chúng tôi, mặt đứa nào cũng tỉnh bơ tỏ vẻ không bận tâm nhưng thực chất trong lòng đứa nào cũng xốn xang, chúng tôi biết mình đã đổi thay tâm tính, bắt đầu biết làm người lớn, nghĩ suy và hành động chín chắn, nghiêm túc hơn rồi.
Trường Tiểu học Trường Thọ (Hải Phòng): Thu nhiều, thông tin ít
Ngoài những khoản thu theo thỏa thuận, Trường Tiểu học Trường Thọ (An Lão) tổ chức vận động tiền xã hội hóa, tiền gửi con ngoài giờ, tiền học liên kết và thay đổi mẫu đồng phục trong lúc còn nhiều khó khăn.
Trường Tiểu học Trường Thọ.
"Dồn" nhiều khoản thu
Một phụ huynh có con học lớp 3A, Trường Tiểu học Trường Thọ phản ánh, họp phụ huynh đầu năm, cô giáo thông báo tổng các khoản thu là 5,5 triệu đồng. Ngay hôm đó, rất nhiều phụ huynh đã đóng tiền cho cô. Bản thân chị chưa chuẩn bị đủ tiền nên mới đóng một nửa.
Ngoài các khoản thu hộ, mua hộ như: Quỹ lớp, quỹ trường, SGK, đồng phục, bảo hiểm y tế, nhà trường còn vận động đóng góp làm nhà xe, mái vòm mỗi cháu từ 200 đến 400 nghìn đồng tùy từng khối lớp.
Bên cạnh đó, mới đầu năm học trường đã triển khai dạy học các môn liên kết như: Tiếng Anh, Kỹ năng sống, Tin học, mỗi tháng phụ huynh phải đóng các khoản liên kết là 200 nghìn đồng. Ngoài ra, phụ huynh gửi con mỗi tiết cuối buổi chiều là 7.000 đồng/tiết.
Một phụ huynh lớp 2A, Trường Tiểu học Trường Thọ cho hay, khi đi họp phụ huynh, chị được cô giáo thông báo đóng khoản tiền là 3,95 triệu đồng, chị đã nộp trước 2 triệu đồng.
Phụ huynh này cũng cho hay, năm nay Trường Tiểu học Trường Thọ thay đổi mẫu đồng phục. Bộ thể thao năm ngoái có áo màu xanh, chất thun mềm mát, không có cổ. Năm nay, trường thay mẫu mới, áo có cổ, viền tay và chất không thấm hút mồ hôi. Việc nhà trường thay đổi mẫu đồng phục phụ huynh không được biết.
Ngoài ra, một số phụ huynh lớp 1 khu Xuân Đài, Trường Tiểu học Trường Thọ còn cho hay, để phục vụ cho việc dạy và học chương trình mới cô giáo vận động phụ huynh tài trợ mua máy soi bài giảng.
Làm đúng theo chủ trương?
Trao đổi xung quanh những thông tin trên, ông Chu Thế Hùng - Hiệu trưởng nhà trường cho hay, mới tiếp quản công tác tại trường, mọi chủ trương vận động đã được làm tờ trình trước đó. Theo ông Hùng, việc liên kết là trường ký hợp đồng với những trung tâm đã được phòng GD&ĐT duyệt.
Nhà trường dự định làm sân khấu khu hiệu bộ với tổng giá trị là 35 triệu đồng; nhà xe học sinh khu Xuân Đài là 145 triệu đồng; mái vòm sâu khấu 35 triệu đồng. Mức vận động phụ huynh không cào bằng, không quy định tối thiểu mà trên tinh thần tự nguyện, ông Hùng khẳng định.
Ông Hùng cho rằng, không có việc nhà trường thay mẫu đồng phục như phụ huynh phản ánh. Nhưng khi phóng viên cung cấp ảnh học sinh tại cổng trường với 2 mẫu đồng phục khác nhau thì ông Hùng không nói gì thêm.
Trả lời về những phản ánh trên, ông Vũ Trọng Dũng - Trưởng phòng GD&ĐT huyện An Lão cho rằng, việc vận động tài trợ của Trường Tiểu học Trường Thọ đã được phòng Giáo dục thẩm định và đồng ý về chủ trương.
Với những khoản đóng góp, phòng chỉ đạo nhà trường không thu dồn vào đầu năm, đặc biệt không cào bằng các khoản vận động. Không có việc phụ huynh phải đóng góp đến 5,5 triệu đồng đầu năm học. Về việc thay đổi đồng phục, ông Dũng yêu cầu nhà trường kiểm tra lại.
Ông Dũng giải thích thêm, các môn liên kết được phòng duyệt theo danh sách các trung tâm được Sở GD&ĐT duyệt. Các trường có học sinh đăng ký học sẽ bố trí học các môn như kỹ năng sống, Tiếng Anh, Tin học.
"Với Trường Tiểu học Trường Thọ, môn Tiếng Anh lớp 3, 4, 5 do thiếu giáo viên nên nhà trường liên kết với trung tâm để dạy tăng cường cho học sinh. Môn học này nhà trường thu 100 nghìn/học sinh/tháng.
Trường Tiểu học Trường Thọ là trường chuẩn Quốc gia nên có phòng Tin học. Vì thế tránh lãng phí, trường liên kết với trung tâm để dạy học sinh vì chưa có biên chế giáo viên cho môn học này. Môn Tin học, trường thu 50 nghìn đồng/học sinh/tháng. Ngoài ra, những học sinh đăng ký học kỹ năng sống sẽ đóng 50 nghìn đồng/học sinh/tháng.
Các khoản thu của trung tâm được Phòng GD&ĐT thẩm định. Các trung tâm có cắt lại phần trăm quản lý, cơ sở vật chất cho nhà trường", ông Dũng bày tỏ.
Các khoản vận động xã hội hóa tại Trường Tiểu học Trường Thọ được xây dựng và báo cáo Phòng GD&ĐT từ tháng 6/2021. Đến ngày 20/7, Phòng đã thẩm định và ngày 18/8, đồng ý để nhà trường triển khai. Tuy nhiên, khi các lớp triển khai thu, phụ huynh học sinh không được thông tin về việc tự nguyện đóng góp mà áp dụng mức thu cho từng khối lớp.
Dịch Covid-19 trong cộng đồng: Có được tổ chức họp phụ huynh? Sở GD- ĐT TP.HCM đã có những chỉ đạo cụ thể về việc tổng kết năm học và họp phụ huynh học sinh trong điều kiện dịch Covid-19. TP.HCM đề nghị họp phụ huynh theo hình thức trực tuyến - BẢO CHÂU Theo đó Sở GD-ĐT TP.HCM hướng dẫn các trường học có thể tổ chức lễ bế giảng năm học theo hình...