Cuộc “thánh chiến tình dục” ở Syria
Nhà chức trách Tunisia đang đau đầu với làn sóng những cô gái trẻ đến Syria để “hiến thân” cho các chiến binh nổi dậy rồi vác bụng bầu về nước.
Ngày 19/9, Bộ trưởng Nội vụ Tunisia Lotfi ben Jeddou cho biết rất nhiều phụ nữ nước này đã tới Syria để phát động cuộc “thánh chiến tình dục” và quan hệ với hàng chục chiến binh nổi dậy Hồi giáo, để rồi sau đó vác bụng bầu về nước.
Trong một bài phát biểu trước Quốc hội Tunisia, Bộ trưởng Jeddou cho biết các cô gái Tunisia “quan hệ tình dục với 20-100 chiến binh nổi dậy và khi trở về họ mang theo bụng bầu, thành quả của cái mà họ gọi là thánh chiến tình dục, còn chúng tôi chỉ biết khoanh tay đứng nhìn mà không thể làm gì.”
Nhiều phụ nữ trẻ người Tunisia sang Syria để “hiến thân” cho các chiến binh nổi dậy
Tuy nhiên ông Jeddo không nêu ra con số cụ thể có bao nhiêu phụ nữ Tunisia mang mầm mống của các chiến binh thánh chiến trở về nước.
Hồi tháng Tư, cựu giáo sĩ người Tunisia Othman Battikh cho biết 13 cô gái Tunisia đã “bị lừa” đến Syria để hiến thân cho các chiến binh nổi dậy ở đây. Vị giáo sĩ này đã mô tả cái gọi là “thánh chiến tình dục” kia chỉ làm một hình thức “mại dâm” và tuyên bố đây là sự xuống cấp về đạo đức trong thế giới Hồi giáo.
Video đang HOT
Tuy nhiên một số tín đồ Hồi giáo dòng Sunni lại cho rằng việc các cô gái hiến thân cho các chiến binh Hồi giáo là một hình thức hợp pháp của thánh chiến.
Hồi tháng 8, hãng tin Fars cho hay luật thánh chiến tình dục mới chỉ xuất hiện ở Syria vài tháng trước đây. Luật này cho phép các chiến binh nổi dậy quan hệ tình dục với một người phụ nữ sau khi đạt được một thỏa thuận tạm thời, và thỏa thuận này hết hiệu lực sau một vài giờ.
Tính chất tạm thời của thỏa thuận này cho phép người phụ nữ có thể quan hệ với nhiều người trong một ngày.
Hồi tháng 8, Bộ trưởng An ninh Tunisia Mostafa Bin Omar cho biết họ vừa phá được một “tổ chức thánh chiến tình dục” ở miền tây nước này, nơi tập trung rất nhiều chiến binh al-Qaeda.
Ông Bin Omar cho biết tổ chức Ansar Shariah có liên hệ với al-Qaeda đã cung cấp những cô gái trẻ bịt mặt như những “món quà tình dục” cho các chiến binh Hồi giáo.
Trong khi đó, Bộ trưởng Bin Jeddo tuyên bố Bộ Nội vụ đã cấm 6000 người Tunisia đi tới Syria kể từ tháng 3/2013. Họ cũng đã bắt giữ 86 đối tượng khác vì bị nghi ngờ tổ chức các mạng lưới đưa những cô gái trẻ Tunisia tới “hiến thân” cho các chiến binh Hồi giáo ở Syria.
Theo khampha
Tấn công Syria đồng nghĩa với tự sát
Nếu Mỹ rời bỏ Syria sau một cuộc tấn công giới hạn thì đồng nghĩa với việc đẩy Damascus vào tay các chiến binh Hồi giáo cực đoan, những người có liên hệ mật thiết với tổ chức tiến hành vụ tấn công khủng bố 11/9 nhằm vào nước Mỹ gần 12 năm trước.
Người biểu tình ở London kêu gọi phương Tây từ bỏ kế hoạch can thiệp quân sự vào Syria. Ảnh: AFP
Mặc dù từng nhiều lần lặp lại tuyên bố sẽ không "thay đổi chế độ" ở Syria, nhưng theo ông Kapil Komireddi, một nhà báo Ấn Độ, đồng thời là chuyên gia về Trung Đông - Bắc Phi, thì kế hoạch can thiệp quân sự ở mức "giới hạn" của chính quyền Barack Obama chỉ đơn thuần là một sự ảo tưởng, bởi trực tiếp dính líu vào quốc gia này đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ không thể rời khỏi Syria trong một sớm một chiều.
Như lời Tổng thống Obama từng khẳng định, kế hoạch không kích mà Washington đang chuẩn bị chỉ đơn thuần là để ngăn chính quyền Bashar al-Assad ngừng sử dụng vũ khí hóa học và giảm thiểu tình trạng bất ổn ở khu vực. Nhưng tham vọng này liệu có thể được hiện thực hóa, hay sẽ vô tình biến Syria thành một Iraq hay Afghanistan phiên bản 2013, như nhiều người từng dự đoán.
Syria, với tư cách là một quốc gia thống nhất, chỉ còn tồn tại trên bản đồ. Còn thực tế, đất nước này từ lâu đã bị chia cắt bởi cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa chính quyền của Tổng thống Assad và những người thuộc phe đối lập. Không ai trong số họ đủ mạnh để có thể đại diện cho đại đa số người dân Syria, cũng như nắm quyền kiểm soát phần lớn lãnh thổ đất nước.
Cuộc chiến dai dẳng khiến phe đối lập gần như kiệt quệ và bất lực nếu không có sự hỗ trợ từ bên ngoài. Trong hơn hai năm qua, họ vẫn không ngừng tìm kiếm sự hỗ trợ ấy, bằng cách cung cấp các bằng chứng chống lại chế độ al-Assad cho phương Tây, đỉnh điểm là những gì từng xảy ra hôm 21/8.
Chán nản những cuộc điều tra kéo dài và gần như vô tác dụng của Liên Hợp Quốc, Washington đã đơn phương đưa ra các bằng chứng cho thấy chỉ có chính quyền của ông Al-Assad là đủ khả năng thực hiện một vụ thảm sát hóa học ở tầm cỡ như vậy.
Lý lẽ này tuy nhiên lại gây ra một sự cám dỗ chết người. Như tiểu thuyết gia Ấn Độ Amitav Ghosh, người đã dành gần như cả cuộc đời để nghiên cứu về tình hình bất ổn ở châu Á, từng nói: "viễn cảnh về một hành động can thiệp" trong các cuộc xung đột nội bộ thường trở thành tác nhân kích thích "sự leo thang bạo lực" cho bên yếu hơn.
Một hành động can thiệp quân sự, mà theo Washington là để đáp trả vụ tấn công bằng vũ khí hóa học của chính quyền Assad, nhiều khả năng sẽ bị các lực lượng đối lập ở Syria, đặc biệt là những chiến binh Hồi giáo cực đoan, một chân rết của tổ chức khủng bố al-Qaeda, lợi dụng trong tương lai. Nó gần giống như một dạng phản ứng có điều kiện, khi mà sự xuất hiện của thứ chất độc chết người đồng nghĩa với sự can thiệp "có giới hạn" của Mỹ, thì phe đối lập sẽ tái sử dụng chúng để lật ngược tình thế và một lần nữa gieo nỗi kinh hoàng lên người dân.
Vậy Mỹ sẽ làm gì sau khi can thiệp quân sự vào Syria?
Nội chiến và bất ổn đang dần biến Syria trở thành miền đất hứa cho các chiến binh Hồi giáo từ hơn 60 quốc gia. Tham vọng của họ không chỉ dừng lại ở việc đánh bại Syria. Thay vào đó, họ muốn thiết lập một nhà nước thần quyền ở một trong các quốc gia thế tục nhất thế giới Arab. Hành động này sẽ vô tình biến những người thế tục cuối cùng, từ chỗ ủng hộ phe đối lập, chuyển sang hỗ trợ chế độ của Assad.
Vậy là, để đưa Syria thoát khỏi chế độ của al-Assad và ngăn nó rơi vào tay các chiến binh Hồi giáo, nhóm người có chung lý tưởng với những kẻ từng gây ra sự kiện 11/9, Mỹ sẽ phải đảm bảo sự hiện diện quân sự của họ ở Syria trong hơn một thập kỷ, lật đổ Assad, ngăn cản phe thánh chiến, bảo vệ Israel và gìn giữ nền hòa bình mong manh ở Lebanon. Sau Afghanistan và Iraq, liệu Washington đã đủ sẵn sàng để lao vào một cơn ác mộng mới?
Theo VNE
Nhật Bản kêu gọi "hiến thân" bảo vệ Tổ quốc Ngày 17/3, Thủ tướngNhật BảnShinzo Abe đã kêu gọi các học viên vừa tốt nghiệp Học viện Quốc phòng "hiến thân" bảo vệ đất nước chống lại "những hành động khiêu khích" khi tình hình căng thẳng quanh quần đảo tranh chấpSenkaku/Điếu Ngưvẫn tiếp tục gia tăng, tin tức từ AFP. Trong một bài phát biểu đầy ấn tượng nhân lễ tốt nghiệp...