Cuộc tập trận rầm rộ của Nga khiến phương Tây lo ngại
Phương Tây cáo buộc Nga chuẩn bị cho cuộc xung đột với Ukraine khi tiến hành cuộc tập trận chung kéo dài 10 ngày với Belarus.
Ảnh vệ tinh cho thấy binh sĩ và các đơn vị hậu cần gần Yelsk, Belarus, sát biên giới Ukraine (Ảnh: AP).
Nga và Belarus đã tiến hành cuộc tập trận chung kéo dài 10 ngày, bắt đầu từ hôm nay 10/2. Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Nga Valery Gerasimov đã đến Belarus hôm 9/2 để giám sát cuộc tập trận.
Nga đã điều tới 30.000 quân, 2 tiểu đoàn tên lửa đất đối không S-400 và nhiều máy bay chiến đấu đến Belarus để tham gia cuộc tập trận chung với quân đội nước này. Hình ảnh vệ tinh cho thấy phần lớn khí tài quân sự đã được chuyển đến các địa điểm gần biên giới với Ukraine.
Cuộc tập trận không chỉ diễn ra ở khu vực gần biên giới Ukraine, mà còn gần biên giới Ba Lan và Lithuania, 2 nước thành viên của NATO. Trước cuộc tập trận, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng Nga và Belarus đang phải đối mặt với những mối đe dọa “nguy hiểm chưa từng có”.
Mặc dù Nga thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận chung với Belarus, nhưng ông Peskov nói rằng cuộc tập trận lần này “có thể diễn ra với quy mô lớn hơn trước đây” để đáp trả sức ép từ NATO. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói rằng khoảng 30.000 quân Nga được triển khai tới Belarus và là đợt triển khai “lực lượng quân sự lớn nhất ở đây kể từ Chiến tranh Lạnh”.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong tuần này rằng, quân đội Nga sẽ rời Belarus khi cuộc tập trận kết thúc vào ngày 20/2. Tuy vậy, cuộc tập trận này cho thấy sự ủng hộ của chính quyền Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đối với chính quyền Nga trong bối cảnh căng thẳng với phương Tây leo thang.
Bản đồ khu vực Nga-Ukraine-Belarus (Ảnh: FT).
Các cuộc tập trận diễn ra trong bối cảnh căng thẳng tại khu vực biên giới Nga – Ukraine vẫn chưa hạ nhiệt. Phương Tây cáo buộc Nga triển khai 100.000 quân tới biên giới Ukraine và nghi ngờ Moscow có động thái quân sự với nước láng giềng. Tuy nhiên, Điện Kremlin đã nhiều lần bác bỏ kế hoạch tấn công Ukraine.
Artyom Shraibman, nhà phân tích chính trị Belarus, cho rằng Tổng thống Lukashenko sẵn sàng hỗ trợ Nga “vì bất kỳ mục đích nào” mà Moscow cần, như cho phép Nga sử dụng cơ sở quân sự, căn cứ không quân, thậm chí hệ thống phòng không của Belarus.
Video đang HOT
“Chúng tôi rất cảnh giác với mọi động thái mà Nga đang thực hiện. Thực tế cho thấy, sự dịch chuyển lực lượng Nga vào Belarus rõ ràng mang lại cho người Nga một hướng tiếp cận khác nếu họ quyết định thực hiện thêm hành động quân sự chống lại Ukraine”, một quan chức Mỹ nhận định.
Phương Tây cho rằng Nga đang triển khai lực lượng áp sát Ukraine từ mọi hướng, bao gồm Belarus. Biên giới của Belarus chỉ cách thủ đô Kiev của Ukraine khoảng 210 km và phương Tây lo ngại cuộc tập trận chung sẽ tạo ra “mặt trận” mới cho cuộc xung đột tiềm tàng Nga-Ukraine. Ngoài ra, phương Tây còn lo ngại mối đe dọa từ phía nam, nơi Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014, và từ phía đông, nơi Nga bị cáo buộc hỗ trợ lực lượng ly khai chống chính quyền Ukraine và tập trung quân gần biên giới.
Thông điệp của Nga
Xe tăng Nga khai hỏa trong cuộc tập trận (Ảnh: AP).
Trong các chuyến thăm tới Moscow và Kiev trong tuần này, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đồng ý không leo thang căng thẳng với Ukraine, mặc dù Điện Kremlin từ chối xác nhận tuyên bố này. Tuy nhiên, Thủ tướng Estonia Kaja Kallas hôm 9/2 cho biết “không có dấu hiệu giảm leo thang” căng thẳng từ Nga.
Tổng thống Lukashenko, một đồng minh của Nga, từng tuyên bố cuộc tập trận chung với Nga là cần thiết trong bối cảnh NATO hiện diện quân sự tại Đông Âu và các nước Baltic, cũng như việc Ukraine triển khai quân ở biên giới với Belarus để đề phòng cuộc khủng hoảng nhập cư lan sang quốc gia này.
“Tại sao chúng tôi và Nga lại bị chỉ trích vì tổ chức các cuộc diễn tập, tập trận… trong khi các bạn còn từ rất xa đến đây?”, ông Lukashenko nói, đồng thời nhấn mạnh việc các nước phương Tây đã đóng gần 30.000 quân gần biên giới Belarus.
Bất chấp sức ép và sự cô lập của Mỹ và phương Tây, Tổng thống Lukashenko vẫn tăng cường quan hệ với Nga. Ông cũng công khai ủng hộ Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price hồi tháng trước cảnh báo nếu “Belarus cho phép lãnh thổ của mình được sử dụng cho một cuộc động binh vào Ukraine, nước này sẽ phải đối mặt với phản ứng nhanh chóng và dứt khoát từ Mỹ cũng như các đồng minh và đối tác của Washington”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cũng gọi quyết định của Tổng thống Belarus khi cho phép số lượng lớn quân đội Nga hiện diện trên lãnh thổ của mình là hành động “xâm phạm chủ quyền của Belarus”. Đáp lại, một quan chức cấp cao của Belarus nói rằng ông thấy phản ứng của Mỹ là “hài hước”.
Mikhail Barabanov, chuyên gia quốc phòng tại Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ có trụ sở tại Moscow, cho biết Nga hiện chưa tập trung đủ lực lượng gần Ukraine để tiến hành một chiến dịch quân sự quy mô lớn, mặc dù các cuộc tập trận có thể cho phép Moscow thiết lập sự hiện diện quân sự thường xuyên ở Belarus.
“Cuộc tập trận là phản ứng từ phía Nga đối với việc tập hợp lực lượng của NATO ở Ba Lan và Lithuania”, ông Barabanov nói.
Nga và Belarus khẳng định các cuộc tập trận giữa 2 nước mang tính phòng thủ nhằm bảo vệ biên giới chung khỏi sự can thiệp từ bên ngoài. Người phát ngôn Điện Kremlin cho biết các lực lượng Nga sẽ quay trở lại căn cứ sau khi tập trận tại Belarus kết thúc. Tuy nhiên, Tổng thống Lukashenko đã nói với Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu vào tuần trước rằng Belarus muốn thành lập các trung tâm huấn luyện chung mới cho các hệ thống phòng không tiên tiến như một phần của việc tăng cường an ninh dọc biên giới với Ukraine.
Yahor Lebiadok, nhà phân tích quân sự độc lập tại Minsk, cho biết Nga có thể để lại thiết bị quân sự ở Belarus gần biên giới Ukraine và cuộc tập trận có thể nhằm gây áp lực buộc phương Tây phải nhượng bộ hơn là mở đầu cho một cuộc tấn công vào Ukraine.
Vũ khí Nga "khạc lửa" trong tập trận sát biên giới Ukraine
Các khí tài và binh sĩ Nga đã tham gia tập trận gần biên giới Ukraine, giữa lúc phương Tây chỉ trích Moscow gia tăng sức ép quân sự với nước láng giềng.
Trong tuần này, Nga đã tăng cường các cuộc tập trận ở khu vực gần biên giới Ukraine nhằm đánh giá khả năng sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng quân sự (Ảnh: Reuters).
Pháo binh Nga khai hỏa trong cuộc tập trận ở Kuzminsky thuộc vùng Rostov, Nga - nơi giáp biên giới Ukraine hôm 26/1 (Ảnh: Reuters).
Các cuộc tập trận diễn ra trong bối cảnh phương Tây cáo buộc Nga đưa hơn 100.000 binh sĩ và khí tài đến sát biên giới Ukraine và có thể đang chuẩn bị cho hành động quân sự đối với nước láng giềng (Ảnh: Reuters).
Nga nhiều lần khẳng định không có kế hoạch tấn công Ukraine như cáo buộc của phương Tây và việc luân chuyển lực lượng trong lãnh thổ là hoàn toàn bình thường (Ảnh: Reuters).
Các xe bọc thép lội nước MT-LB và xe tăng tham gia cuộc tập trận ở Rostov hôm 26/1 (Ảnh: Reuters).
Binh sĩ Nga trong xe bọc thép BTR-82 trong cuộc tập trận ở gần biên giới Ukraine hôm 26/1 (Ảnh: Reuters).
Theo chương trình huấn luyện của lực lượng vũ trang Nga trong năm 2022, một chuỗi các cuộc tập trận sẽ được tổ chức vào tháng 1-2 (Ảnh: Reuters).
Trọng tâm chính của cuộc tập trận là diễn tập các hoạt động của lực lượng hải quân và không quân nhằm bảo vệ lợi ích của Nga tại các đại dương trên thế giới, cũng như chống lại các mối đe dọa quân sự đối với Moscow trên biển (Ảnh: Reuters).
Nga và đồng minh Belarus mới đây đã thông báo sẽ tiến hành tập trận chung vào tháng 2. Nga đã đưa các hệ thống phòng không S-400, máy bay chiến đấu Su-35 và binh sĩ tới Belarus để tham gia tập trận, bất chấp cảnh báo của Mỹ (Ảnh: Reuters).
Bộ Ngoại giao Mỹ cảnh báo các cuộc tập trận có thể là dấu hiệu cho thấy Nga đang lên kế hoạch động binh với Ukraine. Các cuộc tập trận của Nga diễn ra trong bối cảnh cuộc đàm phán về tình hình Ukraine đang diễn ra tại Pháp (Ảnh: Reuters).
'Xích mích' Nga-NATO: Lời muốn nói từ Gió Biển 2021 Cuộc tập trận Gió Biển 2021 do Mỹ và Ukraine tổ chức, đang diễn ra tại Biển Đen (28/6-10/7) mang thông điệp rõ ràng NATO muốn gửi đến Nga, một lần nữa cho thấy những quan điểm đối lập của Moscow và phương Tây. Máy bay chiến đấu của NATO tập trận trên Biển Đen ngày 2/7. (Nguồn: Theaviationist) Cuộc tập trận Gió...