Cuộc tập trận đổ bộ chiếm đảo rầm rộ sắp tới của Trung Quốc thể hiện điều gì?
Tàu sân bay Trung Quốc sẽ tham gia vào cuộc tập trận chiếm đảo trong thời gian tới ở phía nam đảo Hải Nam, động thái mà giới quan sát cho rằng nhắm đến Đài Loan.
Tàu sân bay Sơn Đông có thể tham gia cuộc tập trận đổ bộ chiếm đảo sắp tới của Trung Quốc.
Theo SCMP, thông tin quân đội Trung Quốc có kế hoạch tập trận đổ bộ chiếm đảo được báo Nhật Bản Kyodo News đăng tải hồi đầu tháng này.
Cuộc tập trận dự kiến diễn ra vào tháng 8, mô phỏng chiến dịch đổ bộ chiếm đảo Đông Sa. Hòn đảo nằm cách Hong Kong 340km và cách Đài Bắc 850km.
Theo thông tin mới nhất, nhóm tác chiến tàu sân bay Trung Quốc sẽ đi vòng qua quần đảo Đông Sa để đến địa điểm tập trận, một người am hiểu vấn đề nói với SCMP.
Không rõ chỉ có tàu sân bay Liêu Ninh tham gia tập trận chiếm đảo hay có cả Sơn Đông – tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc.
Video đang HOT
Nguồn tin nói cuộc tập trận nhằm thể hiện sự sẵn sàng chiến đấu của quân đội, đảm bảo chiến thuật đổ bộ chiếm đảo, chứ không trực tiếp nhắm đến quần đảo Đông Sa hiện do Đài Loan kiểm soát.
“Chỉ có 200 binh sĩ Đài Loan canh gác ở Đông Sa. Quân đội Trung Quốc không cần huy động đến tàu sân bay cho chiến dịch chiếm hòn đảo này”, nguồn tin nói thêm, nhấn mạnh rằng tập trận đổ bộ chiếm đảo luôn là ưu tiên hàng đầu trong các chương trình huấn luyện quân sự của quân đội Trung Quốc.
“Quân đội Trung Quốc muốn thử nghiệm vũ khí, máy bay tàu chiến để đảm bảo năng lực sẵn sàng chiến đấu ở vùng biển nhiệt đới”, nguồn tin cho biết thêm.
Lu Li-Shih, chuyên gia từng công tác tại Học viện Hàng hải Đài Loan, nói các đảo do Đài Loan kiểm soát thực tế không có ý nghĩa chiến lược với Bắc Kinh.
“Trung Quốc đã đơn phương cải tạo trái phép các đảo nhân tạo ở Biển Đông nên không còn coi đảo Đông Sa là khu vực địa chiến lược”, ông Lu nói, nhấn mạnh rằng Đài Loan còn không có chiến đấu cơ hiện diện ở Đông Sa.
Chi Le-yi, nhà quan sát quân sự ở Đài Bắc, nói cuộc tập trận đổ bộ chiếm đảo sắp tới của Trung Quốc thể hiện ý đồ kiểm soát toàn bộ khu vực của Trung Quốc, không chỉ nhằm cảnh báo Đài Loan.
Chuyên gia quân sự Song Zhongping ở Hong Kong nói rằng hai cuộc tập trận quy mô lớn diễn ra liên tiếp cho thấy thông điệp cảnh báo Đài Loan và Mỹ, liên quan đến các vấn đề căng thẳng ở Đài Loan và Biển Đông.
Trung Quốc hiện đang tập trận rầm rộ ở vịnh Bột Hải, bắt đầu từ ngày 15.5 đến hết tháng 7.
Mỹ cảnh báo Trung Quốc đừng ép Đài Loan
Bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi Bắc Kinh từ bỏ các hành động gây nguy hiểm cho an ninh Đài Loan sau khi tàu sân bay Sơn Đông đi qua eo biển Đài Loan.
Ngày 26/12, Bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi Trung Quốc từ bỏ việc gây sức ép, vì điều đó gây nguy hiểm cho an ninh hoặc hệ thống an sinh xã hội của người dân đảo Đài Loan, South China Morning Post cho biết.
"Mỹ có mối quan tâm sâu sắc và lâu dài đối với hòa bình và ổn định xuyên eo biển Đài Loan. Chúng tôi khuyến khích các nhà chức trách Bắc Kinh và Đài Bắc tham gia vào các cuộc đối thoại mang tính xây dựng, nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình về sự khác biệt được người dân hai bên chấp nhận" trích thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ.
Bộ Quốc phòng Đài Loan hôm 26/12 xác nhận tàu sân bay Sơn Đông mới được đưa vào sử dụng trong hải quân Trung Quốc, cùng các tàu hộ tống đã đi qua eo biển Đài Loan. Trong quá trình thử nghiệm, tàu sân bay Sơn Đông cũng đã đi qua vùng biển nhạy cảm để tiến vào Biển Đông.
Tàu sân bay Sơn Đông đã đi qua eo biển Đài Loan ngay sau khi được đưa vào sử dụng. Ảnh: China Mil.
Người phụ trách đối ngoại Đài Loan Joseph Wu hôm 26/12 đã viết trên twitter rằng cơ quan quốc phòng Đài Loan đã theo dõi kỹ hoạt động của tàu sân bay Sơn Đông trong quá trình đi qua eo biển. "Những mối đe dọa như thế này chỉ củng cố quyết tâm của Đài Loan trong việc bảo vệ chính mình và giữ gìn hòa bình và ổn định trong khu vực", ông Wu nói.
Quan hệ giữa eo biển Đài Loan trở nên xấu đi khi bà Thái Văn Anh lên nắm quyền ở hòn đảo này từ năm 2016. Bắc Kinh đã tăng áp lực chống Đài Loan bằng cô lập hòn đảo này trên trường quốc tế. Điều đó đã khiến Mỹ tăng cường quan hệ với hòn đảo.
Bên cạnh đó, sự cạnh tranh chiến lược giữa Bắc Kinh và Washington cũng dẫn đến việc Mỹ tăng cường quan hệ với Đài Loan, bao gồm cả việc thông qua luật pháp cho phép trao đổi cấp cao hơn.
Mỹ không có quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan, nhưng đã tiến hành các hoạt động tự do hàng hải trên eo biển và đẩy mạnh bán vũ khí cho Đài Bắc. Đầu tháng này, David Stilwell, trợ lý thư ký phụ trách vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương đã cảnh báo Bắc Kinh không can thiệp vào công việc nội bộ của Đài Loan.
Mối quan hệ xấu đi giữa đại lục và đảo Đài Loan, khu vực mà Bắc Kinh xem là một phần lãnh thổ là một vấn đề quan trọng trong chiến dịch tranh cử tổng thống và bầu cử Quốc hội vào ngày 11/1/2020.
Theo news.zing.vn
Tàu sân bay Sơn Đông mang ít tiêm kích 'cá mập bay' hơn dự kiến Tàu sân bay Sơn Đông chỉ có thể mang theo khoảng 24 tiêm kích J-15, thay vì 36 chiếc như truyền thông Trung Quốc từng công bố. Trung Quốc đã đưa vào hoạt động tàu sân bay nội địa đầu tiên mang tên Sơn Đông. Việc tàu sân bay Sơn Đông đi vào vận hành đưa hải quân Trung Quốc trở thành lực...