Cuộc tấn công từ ruột đến hệ miễn dịch: Muốn tránh bệnh tật cần biết cách chăm sóc ruột
Ở những người bị bệnh đa xơ cứng ( Multipler Sklerose), tế bào miễn dịch tấn công dây thần kinh. Hiện các nhà nghiên cứu phỏng đoán bệnh này xuất phát từ ruột.
Căn bệnh có nghìn khuôn mặt
Có những ngày thế giới như quay cuồng xung quanh Daniela Adomeit. Các bác sỹ gọi đây là hiện tượng chóng mặt vì quay vòng. Cô cảm thấy lưng và chân bì bì , tê tê, giống như má bị sưng tấy sau khi bị bác sỹ nha khoa tiêm gây tê.
Lúc đầu cô nhìn thấy mọi cái đều gấp đôi , sau này một mắt hoàn toàn không trông thấy gì. Daniela Adomeit là y tá ở Ettlingen thuộc Karlsruhe, hồi đó vừa tròn hai mươi tuổi, cô đi khám hết bác sỹ này đến bác sỹ khác. Sau một năm cô nhận được chẩn đoán mắc bệnh MS, Multiple Sklerose, đa xơ cứng. Cô nói, ít ra thì lúc này nỗi đau của cô cũng đã có một cái tên.
Bệnh đa xơ cứng là căn bệnh thần kinh phổ biến nhất ở phụ nữ tuy nhiên nam giới cũng có thể bị bệnh này, ở đây hệ miễn dịch đầu tiên tấn công lớp vỏ bọc bảo vệ dây thần kinh, có tên là Myelinscheiden, và sau đó tấn công tế bào thần kinh. Hậu quả rất nặng nề. Các tế bào thần kinh bị tổn thương không truyền đạt thông tin chính xác được nữa.
Do đó mắt bị nhoà, nhìn hình kép, cảm giác cơ thể bị tổn thương. Ở một số bệnh nhân ruột và bàng quang không chịu sự kiểm soát của hệ thần kinh. Bệnh nhân nặng không thể vận động tứ chi. Có bệnh nhân sau khi nhận được chẩn đoán đã phải ngồi xe lăn, như trong trường hợp của Daniela Adomeit. Sau một đợt bùng phát điển hình của căn bệnh này cô mất khả năng điều khiển chân trái. Lúc đó cô 26 tuổi và mất khả năng lao động.
Song cũng có bệnh nhân may mắn hơn, họ hầu như không nhận thấy triệu chứng bệnh MS. Bệnh đa xơ cứng diễn biến rất khác nhau, do đó người ta gọi nó là “căn bệnh có một nghìn khuôn mặt”. Cho đến nay các nhà nghiên cứu chưa hiểu nổi về sự không đồng nhất này. Nhưng ngày nay vấn đề đã rõ ràng hơn, cơ thể tấn công bằng con đường nào vào chính tế bào của mình. Sự hiểu biết mới này mở đường cho liệu pháp điều trị mới.
Cuộc tấn công từ ruột
Cuộc tấn công vào dây thần kinh tuy diễn ra ở trong não – nhưng gốc gác của nó lại diễn ra ở một cơ quan khác : ruột. Màng nhầy ruột ẩm ướt chứa hàng tỷ vi sinh vật, chúng hỗ trợ cho quá trình tiêu hoá. Ở thành ruột cũng có tế bào miễn dịch, chúng có thể tiếp cận với vi khuẩn, các chất chuyển hoá của chúng và thức ăn thích hợp với môi trường của con người. “Ruột là Trung tâm đào tạo Olympic của hệ miễn dịch “, theo Reinhard Hohlfeld, nhà nghiên cứu về thần kinh học tại đại học Ludwig-Maximilian Mnchen.
Video đang HOT
Daniela Adomeit Quelle: AMSEL e.V
Tại đây hệ miễn dịch luôn tìm cách để thích nghi với mầm bệnh. Ngoài ra trung tâm đào tạo còn sản xuất tế bào miễn dịch từ họ tế bào -T, những tế bào này có thể di chuyển vào trong não, thí dụ khi não bị đe doạ bởi một lượng lớn vật gây bệnh như Meningokokken và Streptokokken và cơ chế tự bảo vệ của nó không thể phát huy tác dụng. Một số nguyên nhân, mà cho đến nay chưa biết rõ, cũng có thể dẫn dụ tế bào miễn dịch vào não.
Trong một thời gian dài người ta từng cho rằng, bản thân tế bào-T nhập cư phá huỷ Myelin và cuối cùng cả các tế bào thần kinh trong não từ đó gây ra MS. Tuy nhiên ở đây chúng sản xuất chủ yếu một chất (Botenstoff) có tên là GM-CSF. Chất này có vai trò quyết định đối với việc hình thành Multiplen Sklerose, điều này đã được các nhà khoa học dưới sự chủ trì của Burkhard Becher thuộc đại học Zrich chứng minh. Dường như chất GM-CSF tác động mạnh đến hệ miễn dịch bẩm sinh – nó biến cái ô bảo vệ thành kẻ tấn công.
Hệ thống miễn dịch bẩm sinh của con người hoạt động thô hơn so với hệ miễn dịch mà người ta tiếp nhận được, nó ở trong trung tâm đào tạo ruột và thích nghi với những loại mầm bệnh mới. Nó tấn công trên diện rộng những vật được cho là kẻ thù. Thí dụ khi nó đưa bạch cầu đơn nhân (Monozyten) tới những vị trí bị trầy xước trên da, chúng sẽ tận diệt tất cả các loại vi khuẩn, kể cả những loại hoàn toàn vô hại – chúng còn huỷ diệt cả tế bào da và mô liên kết. Do đó da bị tấy đỏ và đau.
Có nhiều khả năng chất GM-CSF đưa hệ miễn dịch bẩm sinh với các bạch cầu đơn nhân của nó tấn công não. Qúa trình này đại khái diễn ra như ở các vết thương. “Tổn thương-MS trong não bệnh nhân chứa đây bạch cầu đơn nhân”, Bernhard Hemmer, giám đốc phòng khám thần kinh thuộc đại học kỹ thuật Mnchen.
Nhà khoa học thần kinh Alexander Mildner thuộc Max-Delbrck-Center ở Berlin gần đây đã có thể chứng minh các bạch cầu đơn nhân dưới sự tác động của GM-CSF có thể biến thành sáu loại tấn công khác nhau. Một trong số đó ăn Myelin bảo vệ thần kinh. Khi Mildner vô hiệu hoá các bạch cầu đơn nhân tàn độc này trong các thí nghiệm ở động vật, các triệu chứng giống như MS đã lắng xuống ở chuột cũng như ở loài linh trưởng.
Lisa Ann Gerdes, nữ bác sỹ làm việc tại Viện thần kinh học lâm sàng đại học Ludwig-Maximilians Mnchen, chăm sóc trên 80 cặp song sinh từ một trứng, trong số đó có một trường hợp bị bị ảnh hưởng bởi MS. Cho đến nay đã biết khoảng 200 gien, có ảnh hưởng tới sự hình thành của căn bệnh này, tuy nhiên ảnh hưởng chỉ có mức độ. Vì thế thường thấy chỉ có một trẻ sinh đôi bị bệnh.
Điều này thuận lợi cho công tác nghiên cứu. Cách đây ba năm Gerdes đã nghiên cứu sâu hơn về vai trò của ruột, bà lấy mẫu phân ở trẻ song sinh khoẻ mạnh và bị bệnh và cấy vi sinh vật này trong ruột chuột thí nghiệm nhân giống đặc biệt. Nhà nghiên cứu đã để cho lũ chuột thí nghiệm này lớn lên trong điều kiện không có mầm bệnh. Hầu hết chuột thí nghiệm tiếp nhận vi sinh vật trong ruột các cặp song sinh bị bệnh, cũng có sự phát triển bệnh giống như MS ở người. Chuột tiếp nhận mẫu phân của các cặp song sinh khoẻ mạnh, cũng hoàn toàn khoẻ mạnh.
Hồi đó nhà nghiên cứu này đã đi đến kết luận sự bùng phát bệnh MS có thể xuất phát từ ruột và quần thể vi sinh vật trong ruột. Mikrobiom là một yếu tố quan trọng đối với tất cả các bệnh tự miễn (autoimmun), chuyên gia thần kinh học Bernhard Hemmer nói.Trong những năm gần đây các nhà nghiên cứu đã thu thập được nhiều bằng chứng về ảnh hưởng của ruột đến hệ miễn dịch, một số trong số này cho phép rút ra kết luận liên quan đến bệnh trạng ở MS.
Thí nghiệm ở chuột cho thấy, nhịn ăn làm giảm đáng kể số lượng bạch cầu đơn nhân (Monozyten). Các nhà nghiên cứu xung quanh nhà miễn dịch học Stefan Jordan thuộc Icahn School of Medicine at Mount Sinai đã chứng minh hiệu ứng người trong một thí nghiệm có sự tham gia của 12 người. Những người tham gia thí nghiệm chỉ nhịn ăn 19 tiếng đồng hồ – cũng đủ để giảm lượng bạch cầu đơn nhân. Các tác giả công trình nghiên cứu này cho rằng, nhịn ăn có thể tác động tích cực đến MS hoặc giúp vào việc phòng bệnh.
Tại nhiều vùng trên thế giới, trong những thập niên gần đây, con người đã quá quen với việc tiếp thu thức ăn liên tục, điều này dường như làm cho hệ miễn dịch dễ bị trật đường ray hơn. “Chế độ ăn uống hiện nay khác rất nhiều với thói quen ăn uống từ hồi xa xưa trong quá trình tiến hoá”, bác sỹ Lisa Ann Gerdes nói. Xưa kia thiếu hoặc đói ăn là chuyện thường nhật đã diễn ra từ ngàn năm nay. Gerdes và các chuyên gia khác cho rằng, cơ thể con người chưa thích nghi tối ưu với tình trạng no đủ triền miên này – từ đó sinh ra bệnh tật, ví dụ như bệnh đa xơ cứng MS.
Chuyên gia miễn dịch thần kinh Aiden Haghikia thuộc đại học Ruhr Bochum mới đây đã trình bày một thử nghiệm khác về tác động của ruột đến sự hình thành đa xơ cứng. Ông phát hiện ở các bệnh nhân MS trẻ sự sản xuất axit-propion trong đường tiêu hoá ít hơn. Loại axit béo chuỗi ngắn này quan trọng đối với việc điều chỉnh hệ miễn dịch và làm giảm nhẹ quá trình viêm nhiễm. Khi những bệnh nhân – MS trong khuôn khổ một nghiên cứu đã bổ sung vào các loại thuốc của mình axit-propion thì thấy số lần tái phát giảm, năm 2020 Haghikia đã viết trong tạp chí chuyên đề Cell”.
Cảnh báo về thực phẩm bổ sung
Lisa Ann Gerdes cho hay,”hiện nay nhiều bệnh nhân-MS sử dụng thực phẩm bổ sung axit-propion”. Nhà khoa học này cho rằng, cần làm thêm một số thí nghiệm nữa để chứng minh được lợi ích của axit-propion, xử dụng như hiện nay là quá sớm. Nhà nghiên cứu Haghikia cũng khuyên không dùng thực phẩm bổ sung vì các loại sản phẩm này còn có nhiều tạp chất. Rất tiếc là cho đến nay qua nghiên cứu chưa có thực đơn ăn kiêng nào là có hiệu quả đối với bệnh nhân đa xơ cứng. Bà Gerdes cho hay: “Tôi hay được hỏi có loại thực phẩm nào tốt đối với sức khỏe bệnh nhân MS, và ở đây tôi cố tình trả lời một cách mơ hồ. Ăn theo kiểu người dân vùng Địa trung hải, nhiều rau, cá và dầu thực vật, chắc chắn không có hại.”
Cô Daniela Adomeit tìm cách thông qua luyện tập để chống chọi với đa xơ cứng. Về vấn đề này qua nghiên cứu người ta đã có lời khuyên rất rõ ràng: thông qua vận động, vật lý trị liệu và liệu pháp nghề nghiệp có thể khắc phục tình trạng tái phát đa xơ cứng. Cô Adomeit nói, nhất thiết không được buông xuôi. Cô để một cái gối trên nền nhà, dùng tay nhấc chân trái lên, cô tưởng tượng cái gối là một bậc thang. Cô ước ao sẽ có thể bước lên bậc thang đó. Cô tập đều đặn, sáng và chiều, mỗi buổi một tiếng đồng hồ. Khi chỉ số máu của cô có xu hướng xấu đi, cô chuyển sang ăn chay , nhưng như cô nói, điều này không tác động rõ rệt đến bệnh đa xơ cứng.
Từ năm năm qua cô còn nhận thêm một loại thuốc mới, điều trị miễn dịch bằng Fumarat, đây là một trong nhiều khả năng điều trị hiện đại. Cũng kể từ đó cô chỉ bị các cơn MS khá nhẹ nhàng.
Và với quyết tâm tập luyện sắt đá, cô đã được đền đáp thoả đáng. Sau hai năm nỗ lực kiên trì giờ có có thể tự nhấc chân trái bước lên cầu thang. Adomeit tập vật lý trị liệu, liệu pháp nghề nghiệp, bơi hai lần trong một tuần, hàng ngày tập Yoga. Hiện tại, ở tuổi 40, cô có thể bước lên cầu thang. Cô chỉ dùng xe lăn khi phải đi xa.
Dầu cá giúp điều trị trầm cảm
Các nhà nghiên cứu của Đại học Illinois (Chicago, Mỹ) vừa công bố kết quả nghiên cứu mới về tác động của dầu cá đến bệnh nhân trầm cảm.
Dầu cá có thể là phương pháp hiệu quả trong việc điều trị căn bệnh trầm cảm - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Giáo sư sinh lý học và tâm thần học Mark Rasenick, điều phối chính dự án, cho rằng nghiên cứu này cung cấp một số phát hiện mới có thể giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của não và lý do một số bệnh nhân phản ứng với thuốc điều trị trầm cảm.
Cụ thể, nhóm nghiên cứu đã sử dụng các tế bào da từ hai loại bệnh nhân trầm cảm gồm những người đã đáp ứng thuốc điều trị trầm cảm và những người từng kháng thuốc. Sau đó, các nhà khoa học tiến hành chuyển đổi tế bào da này thành tế bào gốc và tiếp tục phát triển thành tế bào thần kinh để phục vụ nghiên cứu.
Khi được thử nghiệm với dầu cá, các mô hình tế bào từ hai loại bệnh nhân trên đều cho kết quả đáp ứng. GS Rasenick cho biết phản ứng tương tự cũng xảy ra với thuốc chống trầm cảm theo toa. Kết quả cho thấy dầu cá có thể là phương pháp hiệu quả trong việc điều trị căn bệnh này.
Các thống kê trước đây cho thấy, trung bình cứ 6 người sẽ có 1 người từng trải qua ít nhất một giai đoạn trầm cảm trong đời. Tuy nhiên, 1/3 bệnh nhân trầm cảm thất bại với tiến trình điều trị.
Dầu cá là nguồn axit béo Omega-3 cần thiết cho cơ thể, một sản phẩm tự nhiên dễ tìm thấy trong các loại thực phẩm, nhất là cá và một số loại hạt. Việc xác định được công dụng của dầu cá trong điều trị có thể mang lại những tín hiệu tích cực cho các bệnh nhân trầm cảm trong thời gian tới.
4 vấn đề sức khỏe có thể được cải thiện bằng bài tập với tạ Khi mắc một số bệnh ảnh hưởng đến vận động, người bệnh có xu hướng dành nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi thay vì tập luyện. Thế nhưng, các nghiên cứu khoa học phát hiện tập luyện sức mạnh lại giúp cải thiện tình trạng của họ. Tập các bài rèn luyện sức mạnh cơ bắp với tạ có thể giúp cải...