‘Cuộc tắm máu’ nội bộ của phe Dân chủ có thể giúp Trump thắng cử 2020
Các ứng viên đảng Dân chủ có thể trầy trật sau vòng loại sơ bộ và không còn đủ sức đối đầu ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống 2020 vì mải mê triệt hạ lẫn nhau.
Đó là khoảnh khắc mà đảng Dân chủ đã dự đoán kể từ sau thất bại đẫm nước mắt của Đêm bầu cử 2016 – khi chiến dịch của họ nhằm biến Donald Trump trở thành tổng thống một nhiệm kỳ thực sự bắt đầu.
Theo CNN, các cuộc tranh luận mở màn trong khán phòng chật kín giữa 20 ứng viên chạy đua vào Nhà Trắng hôm 26/6 giành được sự chú ý đầu tiên trong cuộc đua căng thẳng ở các bang bầu cử sớm nhưng vẫn chưa thu hút được sự chú ý toàn quốc.
Cuộc đối đầu trực diện đầu tiên
Các cuộc tranh luận vào tối 26 và 27/6 cũng sẽ đánh dấu điểm mấu chốt trong nhiệm kỳ tổng thống hỗn loạn và gây tranh cãi nhất trong lịch sử hiện đại.
Trong hai đêm tiếp theo tại Miami, cựu Phó Tổng thống Joe Biden sẽ tìm cách chứng minh tuyên bố của mình rằng ông là đảng viên Dân chủ có tiềm lực nhất để thay thế ông Trump.
Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren có thể củng cố một chiến dịch nặng về chính sách đang ngày càng trở nên đáng gờm sau khởi đầu khó khăn.
Thượng nghị sĩ Bernie Sanders phải cho thấy rằng “cuộc cách mạng” của ông có thể tạo ra bước nhảy vọt cho các cử tri thiểu số và cử tri nữ đã từ chối ông vào năm 2016.
Mười ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ tham gia đêm đầu tiên của cuộc tranh luận tổng thống đảng Dân chủ tại Miami, Florida. Ảnh: Getty.
Nhiều ứng viên mơ hồ hơn bị mắc kẹt trong hy vọng về một khoảnh khắc đột phá để giúp họ tách khỏi đấu trường đông đúc có thể bóp nghẹt ước mơ của họ từ sớm trước khi bỏ phiếu.
Đối với các ứng viên ít được biết đến – như Jay Inslee, thống đốc bang Washington, hay doanh nhân Andrew Yang – các cuộc tranh luận mang đến cơ hội vô giá để giành lấy sự công nhận, để thu hút các nhà tài trợ và nhắm mục tiêu vào tầng cao nhất.
Video đang HOT
Đối với những người chưa thực sự bùng nổ bất chấp sự nổi tiếng của họ ở Washington như Thượng nghị sĩ bang California Kamala Harris và Thượng nghị sĩ bang New Jersey Cory Booker – các cuộc tranh luận có thể tạo ra động lực.
Các ứng viên đã rượt đuổi nhau tại các cuộc mít tinh, các cuộc gặp gỡ bên lề và tại các diễn đàn khác nhau trong nhiều tuần. Nhưng tuần này là cơ hội thực sự đầu tiên của họ để tham gia chiến đấu trực tiếp và bày tỏ quan điểm trước khán giả truyền hình quốc gia.
Các ứng viên sáng giá phải tránh sai sót và cố gắng định hình bản thân như tổng thống tiềm năng – ngay cả khi các đồng nghiệp không mấy nổi bật cố gắng lôi kéo họ vào rắc rối.
Cãi lộn và triệt hạ lẫn nhau
Các cuộc tranh luận trong tuần này sẽ là lần đầu tiên hàng triệu người Mỹ gặp gỡ các thành viên của đảng Dân chủ đang cố gắng hạ gục Tổng thống Donald Trump.
Theo Politico, các quan chức và lãnh đạo đảng Dân chủ đang lo ngại các cuộc tranh luận sẽ biến thành cuộc cãi lộn và triệt hạ lẫn nhau. Với ký ức về vòng loại đầy chia rẽ năm 2016 và việc các ứng viên tổng thống hiện tại bắt đầu vùi dập lẫn nhau, họ lo ngại ấn tượng để lại cho các cử tri sẽ là một đảng đối lập nhỏ nhen, hằn học.
“Tôi lo lắng rằng đó sẽ là một cuộc đánh nhau – rất nhiều người cố gắng giành điểm để vượt lên và có vẻ như việc ghi điểm quan trọng hơn là giao tiếp với người dân Mỹ”, Randi Weingarten, chủ tịch của Liên đoàn Giáo viên Mỹ, thành viên của Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ, cho biết.
Một số đảng viên Dân chủ nhấn mạnh rằng họ ổn với việc các ứng viên tranh luận về chính sách, miễn là nó không đi xa hơn. Ảnh: Getty.
Có một vài lý do khiến đảng Dân chủ cho rằng cuộc đấu kéo dài nhiều tháng của các ứng viên tổng thống có thể leo thang thành các cuộc tấn công vào ngày 26 và 27/6.
Các đối thủ của cựu phó tổng thống Joe Biden ngày càng tỏ ra sẵn lòng hạ gục ông, đặc biệt về những nhận xét gần đây của ông về việc làm việc với những người phân biệt chủng tộc trong Quốc hội trong thời gian ở Thượng viện.
Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Bernie Sanders từ lâu đã chỉ trích ông Biden vì bỏ phiếu cho Chiến tranh Iraq và các thỏa thuận thương mại tự do. Đồng thời, các ứng viên nhóm giữa đang tìm cách hạ thấp những đối thủ nặng ký.
Sau khi ông Sanders bảo vệ chủ nghĩa xã hội dân chủ trong một bài phát biểu quan trọng ở Washington, cựu Thống đốc bang Colorado John Hickenlooper đã đả kích hệ tư tưởng cánh tả của Sanders.
“Việc làm nổi bật khác biệt chính sách cũng tốt thôi. Mọi người hiểu điều đó. Đó là những gì vòng loại sơ bộ thể hiện. Nhưng các cuộc tấn công cá nhân tiêu cực là điều mà mọi người lo lắng”, Troy Price, chủ tịch đảng Dân chủ bang Iowa, cho biết.
Chiến dịch năm 2016 vẫn khiến nhiều đảng viên Dân chủ lo lắng về một cuộc sát phạt vào năm 2020. Họ sợ rằng vòng loại sơ bộ sẽ khiến ứng viên của họ thiệt hại nặng nề và gây chia rẽ sâu sắc.
Đối thủ lớn chờ đợi phía trước
Viễn cảnh đối đầu với tổng thống đang tại nhiệm sau nhiều tháng đấu đá lẫn nhau khiến nhiều người trong đảng lo ngại.
Ông Trump không chờ đợi đối thủ. Ông liên tục đẩy mạnh chiến dịch trong nhiều tháng. Tổng thống đang chuẩn bị cho những gì chắc chắn sẽ trở thành một trong những cuộc đụng độ tổng tuyển cử tiêu cực nhất trong những thập kỷ gần đây.
Ông sẽ nắm bắt những gì ông thấy là những lỗ hổng ban đầu của các đối thủ tiềm năng trong chiến dịch, nơi ông bắt đầu như một kẻ yếu thế và tiếp tục đối đầu giới tinh hoa.
Nhiều tổng thống bỏ qua việc đề cử chạy đua đường trường của đảng đối lập để tránh nâng cao các đối thủ tiềm năng và tỏ ra hết lòng vì công việc của chính phủ.
Ông Trump không như vậy. Tổng thống đã đệ đơn tái tranh cử vào cùng ngày ông nhậm chức và chuẩn bị cho chiến dịch tổng tuyển cử năm 2020 với cuộc mít-tinh khởi động chính thức vào tuần trước.
Ông ở trên máy bay khi cuộc tranh luận đầu tiên bắt đầu lúc 21h, giờ miền Đông vào tối 26/6 để tới hội nghị thượng đỉnh quan trọng nhất trong năm của các nhà lãnh đạo thế giới tại Nhật Bản.
Nhưng điều đó không thể ngăn ông len mình vào cuộc đua tranh giành chức tổng thống của đảng Dân chủ. Những chiếc tivi trên chuyên cơ Air Force One chắc chắn sẽ bật chương trình tranh luận khi ông Trump bay qua Thái Bình Dương.
Theo Zing
Phản ứng lạnh lùng của Putin khi tổng thống Ukraine tuyên thệ nhậm chức
Khi được hỏi về việc liệu ông Putin có chúc mừng tân Tổng thống đắc cử Ukraine tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20.5, Điện Kremlin đã có phản hồi chính thức.
Tổng thống Nga Vladimir Putin không chúc mừng ông Zelensky tuyên thệ chậm chức.
Theo Moscow Times, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói Tổng thống Nga Vladimir Putin không chúc mừng tân Tổng thống đắc cử Ukraine Volodymyr Zelensky.
Tổng thống Nga sẽ chỉ chúc mừng ông Zelensky khi tân Tổng thống Ukraine giải quyết xong vấn đề đối nội ở đông nam Ukraine, cũng như có những bước tiến đầu tiên trong việc bình thường hóa quan hệ hai nước, ông Peskov nói, không nêu rõ "thành công sẽ là như thế nào".
Về vấn đề đông nam Ukraine, ông Peskov nói tân Tổng thống Ukraine có thể giải quyết bằng cách dựa trên kế hoạch nằm trong thỏa thuận Minsk.
Ông Zelensky đã tuyên thệ nhậm chức hôm 20.5 và tuyên bố giải tán quốc hội. Nội các mới sẽ được thành lập sau một cuộc bầu cử công khai.
Được biết, ông Zelensky đã từ bỏ nghi thức truyền thống là sử dụng một đoàn xe mô tô để đến lễ nhậm chức của mình. Tân Tổng thống đắc cử Ukraine đi bộ đến tòa nhà Quốc hội Kiev, qua một công viên chật cứng người.
Ông Zelensky được 4 vệ sĩ bảo vệ nghiêm ngặt, nhưng vẫn dừng lại để tranh thủ chụp ảnh với nhiều người dân.
Kể từ đắc cử Tổng thống Ukraine, ông Zelensky chưa có cơ hội điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Theo Danviet
Người Ukraine không muốn có hoà bình ở Donbass bằng cách 'luỵ' Nga Cố vấn chính trị của Tổng thống đắc cử Ukraine Vladimir Zelensky đã có những đánh giá vai trò của Nga tới tương lai hòa bình ở Donbass. Phát biểu trực tiếp trên kênh truyền hình "112 Ukraine" hôm thứ Sáu ngày 26/4, lãnh đạo chiến dịch tranh cử của Tổng thống đắc cử Ukraine - ông Dmitry Razumkov tuyên bố hòa bình...