Cuộc sống yên bình của tê giác dưới ống kính nhiếp ảnh gia
Dưới ống kính của nhiếp ảnh gia Will Burrard-Lucas, loài tê giác hung tợn lại trở nên hiền hòa, gần gũi, khiến người xem như được hòa mình vào thiên nhiên hoang dã.
Trong một chuyến đi thực địa tại Vườn quốc gia Tsavo West, Kenya, Will Burrard-Lucas đã có cơ hội ghi lại những khoảnh khắc đáng kinh ngạc về cuộc sống của loài tê giác đen. Nhiếp ảnh gia người Anh cho biết để “bắt” được những hình ảnh này, anh phải sử dụng bẫy ảnh và BeetleCam, một loại camera điều khiển từ xa, thường dùng để quay phim và chụp ảnh động vật hoang dã ở khoảng cách gần.
Vườn quốc gia Tsavo West là một vùng đất rộng lớn được cây cối và bụi rậm bao phủ. Đây là môi trường sống lý tưởng cho loài tê giác đen quý hiếm. Tuy nhiên, chính điều này lại gây cản trở cho việc tác nghiệp của nhiếp ảnh gia Lucas. Anh cho biết tê giác đen chủ yếu hoạt động vào ban đêm, nên rất khó để bắt gặp chúng vào ban ngày. “Tê giác đen nổi tiếng là loài động vật cục cằn. Đôi khi, tôi phải trèo vội lên cây mới có thể theo dõi chúng”, Lucas kể lại hành trình đáng nhớ của mình trên blog cá nhân.
Trong những ngày thám hiểm cuối cùng, Lucas muốn ghi lại khung cảnh tê giác đen đứng giữa bầu trời sao. Hai ngày trước khi tháo dỡ máy móc trở về nhà, anh đã may mắn “chộp” được khoảnh khắc một con tê giác đen tò mò hướng về phía chiếc máy ảnh, sau lưng là bầu trời đầy sao huyền ảo.
Có một khởi đầu tốt đẹp tại Vườn quốc gia Tsavo West, nhiếp ảnh gia Lucas tiếp tục cuộc hành trình của mình tại đồng bằng cỏ ở Lewa và Borana, Kenya. Khác với chuyến săn ảnh đầy gian nan ở Tsavo West, lần này, anh có thể thoải mái đi bộ và chụp ảnh đàn tê giác đen sinh sống tại đây. “Không có gì tuyệt vời bằng việc tiếp cận tê giác khi đang đi bộ”, Lucas hào hứng chia sẻ.
Sau khi ghé thăm đồng bằng cỏ, Lucas tiếp tục tìm đến khu bảo tồn động vật hoang dã Solio ở Laikipia và bị mê hoặc bởi vẻ đẹp của những con tê giác trắng. Chuyến đi ngắn ngủi vào cuối năm 2018 khiến Lucas trăn trở suốt một thời gian dài. Một năm sau, anh quyết định trở lại Solio để chụp ảnh tê giác trắng bằng BeetleCam.
Video đang HOT
Quay lại Solio, Lucas bắt gặp tê giác trắng ngay trong đêm đầu tiên. Anh cho biết thính giác của tê giác trắng tốt đến mức đáng kinh ngạc. Anh gần như không thể điều khiển BeetleCam theo ý muốn vì loài vật này có thể phát hiện và bỏ trốn ngay lập tức.
Sáng hôm sau, Lucas tìm đến một đoạn đồi và may mắn ghi lại được khung cảnh những con tê giác trắng nằm phơi nắng sau bữa sáng. Anh tiếp tục sử dụng BeetleCam, nhưng hành vi của chúng khác hoàn toàn so với tối hôm qua. Chúng tỏ ra rất thoải mái, dễ chịu, không cảm thấy bị đe dọa bởi vật thể lạ trước mặt. Một số con tỏ ra thích thú, tò mò và tiến lại gần ống kính như thể đang thăm dò.
Khác hẳn với sự hung dữ, bí ẩn của loài tê giác đen, tê giác trắng lại dịu dàng, yên bình hơn. Khoảnh khắc tê giác mẹ mớm cỏ cho con được đánh giá là một trong những bức ảnh ấn tượng, thể hiện rõ nét cuộc sống yên bình của loài động vật này.
Nhiếp ảnh gia Will Burrard-Lucas bắt đầu sử dụng BeetleCam từ năm 2009. Anh dành ra mười năm rong ruổi trên mảnh đất châu Phi nắng gió, ghi lại vô số bức ảnh về động vật hoang dã. Cuối cùng, anh phát hiện, tê giác chính là đối tượng phù hợp nhất để sử dụng thiết bị này. “Không ngờ rằng, mười năm sau, tôi vẫn có thể tìm thấy đối tượng mới và những cách mới để sử dụng loại công cụ quen thuộc này”.
Theo news.zing.vn
Thụ tinh thành công trứng của tê giác trắng cuối cùng
Bảy quả trứng lấy từ hai con tê giác trắng phương Bắc cuối cùng của thế giới đã được thụ tinh thành công trong phòng thí nghiệm hôm 26-8.
Các nhà khoa học đã thụ tinh thành công trứng của hai con tê giác trắng phương Bắc một năm sau khi con đực cuối cùng của loài chết năm 2018, hãng thông tấn DW đưa tin. Thành tựu này đã làm tăng hy vọng về việc cứu những động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao.
Bảy quả trứng lấy từ hai con tê giác trắng phương Bắc cuối cùng của thế giới đã được thụ tinh thành công trong phòng thí nghiệm hôm 26-8, các nhà khoa học công bố.
10 quả trứng đã được lấy từ hai con tê giác cái Najin và Fatu vào tuần trước ở Kenya. Tuy nhiên, chỉ có bảy trứng trong số đó phù hợp để thực hiện việc thụ tinh nhân tạo.
"Chúng tôi hy vọng một số trong số chúng sẽ phát triển thành phôi thai" - GS Cesare Galli, người sáng lập công ty hỗ trợ nhân giống Avantea của Ý, nói.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng tinh trùng đông lạnh thu được từ hai con tê giác trắng phương Bắc đực cuối cùng trước khi chúng chết.
Tê giác Sudan cùng với Najin và Fatu. Ảnh: DW
"Đây là bước quan trọng trong việc tạo ra những phôi thai có thể được đông lạnh. Sau đó, những phôi thai này sẽ được cấy vào tê giác trắng phương Nam để mang thai hộ" - các nhà khoa học cho biết.
Các bác sĩ thú y và chuyên gia động vật hoang dã đang hy vọng về việc sử dụng một con tê giác mẹ khác thay thế, vì tê giác Najin và Fatu không thể mang thai.
Sudan, con tê giác trắng phương Bắc đực cuối cùng của thế giới, đã được an tử vào năm ngoái sau khi các vấn đề sức khỏe liên quan đến tuổi tác bắt đầu trở nên tồi tệ hơn.
Sudan, con tê giác phương Bắc đực cuối cùng đã qua đời vào năm 2018. Ảnh: DW
Sudan là cha của Najin và ông ngoại của Fatu, hai con tê giác cuối cùng của loài tê giác trắng phương Bắc.
Nhóm các nhà khoa học tham gia cố gắng cứu loài tê giác hiện đang được lãnh đạo bởi Viện Nghiên cứu động vật hoang dã Leibniz ở Berlin và được Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Đức tài trợ.
Mục tiêu cuối cùng là tạo ra một đàn ít nhất năm con tê giác trắng phương Bắc. Những con tê giác này có thể được thả trong môi trường sống tự nhiên của chúng ở châu Phi. Quá trình này có thể mất nhiều thập niên.
Các loài tê giác khác, bao gồm tê giác trắng phương Nam và tê giác đen thường bị những kẻ săn trộm động vật diết lấy sừng để bán ở châu Á.
Vào những năm 1970, Kenya là nơi sinh sống của khoảng 20.000 con tê giác. Sau nhiều thập niên bị săn trộm, số lượng tê giác hiện nay chỉ còn khoảng 650 con.
QUỲNH NHƯ
Theo Pháp luật TPHCM
21 bức ảnh động vật hoang dã bị làm mờ: Tưởng ảnh hỏng nhưng lại mang thông điệp ý nghĩa phía sau khiến chúng ta phải bất ngờ Những bức ảnh tưởng là chất lượng kém nhưng thực ra đều có dụng ý cả, ảnh càng mờ thì có nghĩa là số lượng loài trong ảnh càng ít, rất dễ đối mặt với nguy cơ biến mất khỏi trải đất. Lấy cảm hứng từ chiến dịch WWF Japan - Population by pixel (Dân số theo điểm ảnh) của Quỹ động vật...