Cuộc sống Việt Nam những năm đầu thống nhất qua ảnh quốc tế
Sau ngày thống nhất năm 1975, đất nước không còn tiếng bom đạn, cuộc sống thường ngày của người dân trở lại cảnh thanh bình, giản dị.
Dòng người tấp nập vào một sáng đầu tháng 4/1980 tại thành phố Hải Phòng. Những năm đầu sau chiến tranh, xe đạp vẫn là phương tiện đi lại chủ yếu của người dân. Phóng viên ảnh Dirck Halstead (Mỹ) đã thực hiện bộ ảnh Cuộc sống Việt Nam sau thống nhất vào năm 1980.
Một cụ già đọc các bản tin trên tờ báo dán tại một góc phố ở Hà Nội. Nhà báo Halstead từng là trưởng văn phòng đại diện của hãng tin UPI tại Sài Gòn để đưa tin về chiến tranh ở Việt Nam.
Dòng người xếp hàng viếng thăm Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh từ rạng sáng. Ảnh chụp ngày 10/4/1980.
Khối diễu binh mang ảnh chân dung Bác Hồ trong buổi lễ vào tháng 4/1980 tại Hà Nội.
Người dân Hà Nội tập thể dục buổi sáng tại công viên.
Cô giáo và các em học sinh tập luyện một tiết mục văn nghệ vào ngày 10/4/1980.
Video đang HOT
Những đứa trẻ đứng trước bức hình tàu vũ trụ tại một trường mầm non ở Hà Nội.
Cô giáo quan sát các em bé đóng vai bác sĩ và bệnh nhân tại một trường học ở thành phố Vinh.
Cô giáo hướng dẫn các em nhỏ tập thể dục buổi sáng trong ngôi trường ở thủ đô.
Người phụ nữ sống tại ngôi làng ở tỉnh Cao Bằng đang xách nước lên đồi.
Một phụ nữ chăn trâu trong khi các nông dân khác đang làm việc trên cánh đồng ở ngoại ô Hà Nội.
Hai người thợ đang làm việc tại một lò rèn ở Vinh, nơi từng hứng chịu nhiều bom đạn của quân đội Mỹ.
Hai ngư dân thu lưới sau một ngày đánh cá ở con sông tại Vinh.
Theo Tri Thức
Ảnh hiếm về thương binh Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam
Những hình ảnh lính Mỹ bị thương vào năm 1966 góp phần khiến dư luận nước này nhận thức rõ hơn về cuộc chiến tại Việt Nam.
Jeremiah Purdie, một sĩ quan Thủy quân Lục chiến Mỹ, được quấn băng trắng ở đầu, đi về phía đồng đội bị thương sau trận giao tranh ở khu vực phi quân sự vào tháng 10/1966. Phóng viên ảnh Larry Burrows đã không ngại nguy hiểm khi theo sát đoàn lính Mỹ nhằm ghi lại những hình ảnh chân thực nhất. Ron Cook là người lính quân y ở góc trái tấm hình. "Đó không chỉ là một bức ảnh", ông Cook nói trên tờ Enquirer. Khi ra chiến trường, ông Cook mới 19 tuổi. "Cấp trên giao cho tôi nhiệm vụ phải chăm sóc cho 56 binh sĩ. Nếu có người qua đời, bạn phải ghi lại tên tuổi của họ và gửi về quê hương. Đó là nhiệm vụ quá lớn lao đối với những thanh niên mới lớn như chúng tôi".
Một lính thủy đánh bộ Mỹ trong chiến trường ở khu vực phi quân sự tại Việt Nam vào tháng 10/1966. Thư ký tòa soạn của tạp chí Life, Ralph Graves, nhận xét về bộ ảnh rằng: "Niềm đam mê lớn nhất của phóng viên ảnh Larry là giúp mọi người nhận ra thực tế khắc nghiệt của cuộc chiến chứ không nên thờ ơ với nó".
Dưới sự yểm trợ của máy bay quân sự, lính Mỹ thuộc tiểu đoàn 2 của lực lượng thủy quân lục chiến bắt đầu một trận càn ở đồi 400 và đồi 484 trong khu rừng thuộc tỉnh Quảng Trị.
Những binh sĩ Mỹ mang thi thể đồng đội thiệt mạng trong trận chiến ở Đồi 484 vào tháng 10/1966. Theo nhà báo Graves, ước mơ của phóng viên ảnh Larry là anh có thể ở lại Việt Nam để chụp ảnh ngày hòa bình lập lại.
Lính Mỹ khiêng những đồng đội bị thương trong trận chiến ở phía nam khu vực phi quân sự.
Những người lính Mỹ giúp đỡ các binh sĩ bị thương sau chiến trận
Để có những tấm hình chân thật về tổn thất của quân đội Mỹ tại Việt Nam, phóng viên ảnh Larry đã đánh đổi bằng chính mạng sống của anh. Theo Huffington Post, Larry qua đời vào tháng 2/1971 khi máy bay chở anh và 3 phóng viên khác gặp nạn ở mặt trận tại Lào. Thảm kịch này cho thấy những nguy hiểm mà các phóng viên chiến trường phải đối mặt.
Rất nhiều binh sĩ Mỹ bị thương trong chiến dịch Prairie ở khu vực phi quân sự tháng 10/1966.
Tạp chí Life nhận định, bộ ảnh của phóng viên Larry là sự phản ánh rõ ràng và sâu đậm nhất về hiện thực kinh hoàng trong chiến tranh ở Việt Nam, một trong những cuộc chiến mà nước Mỹ gánh chịu tổn thất nặng nề nhất.
Lính Mỹ băng bó cho đồng đội bị thương sau trận đụng độ vào tháng 10/1966.
Những binh sĩ Mỹ tham gia chiến dịch quân sự mang tên Operation Prairie diễn ra gần khu vực phi quân sự năm 1966.
Một trong những tấm hình ấn tượng về thương vong của lính Mỹ trong cuộc chiến ở Việt Nam đã trở thành ảnh bìa của tạp chí Life ngày 28/10/1966.
Theo Tri Thức
48 giờ cuối cùng của chiến tranh Việt Nam Sài Gòn những giờ phút cuối của cuộc chiến tranh bao trùm một không khí "vừa thanh thản vừa sợ hãi" khi hàng nghìn người tìm cách rời thành phố, nhưng ở những góc khác, cuộc sống thường nhật vẫn tiếp diễn. Ngày 28/4/1975, Sài Gòn được đặt dưới lệnh giới nghiêm khi quân giải phóng ngày càng tiến gần thành phố. Phóng...