Cuộc sống viên mãn của Giao Linh bên người chồng từng 3 đời vợ
“Tình yêu của mình có thể không hoàn hảo nhưng ráng giữ sao cho đẹp”, ca sĩ Giao Linh luôn tâm niệm như thế và sống theo phương châm đó.
Ca sĩ có ‘đôi hài 7 dặm’
Giao Linh yêu thích nghệ thuật bẩm sinh bởi vậy ngay từ nhỏ nữ nghệ sĩ đã được học nhạc. Mặc dù cha không đồng ý nhưng mẹ vẫn lén cho Giao Linh đi học nhạc. Danh ca xuất hiện lần đầu tiên trên đài truyền hình năm 1969. Chính lần xuất hiện này mang đến cho Giao Linh xưng danh “ nữ hoàng sầu muộn” bởi vì giọng hát trầm buồn và những bài hát có ca từ cũng nhiều trắc trở.
Danh ca Giao Linh được mệnh danh là “Nữ hoàng sầu muộn”.
Kể về niềm đam mê ca hát, Giao Linh nói: “Mẹ tôi là gốc Quảng Bình, nhưng từ hồi 8 tuổi cũng di dân vào Nam sống. Hồi còn nhỏ bà hay xuống ghe rửa khoai cho người ta, đến khi họ cho khoai vụn thì lấy đem đi bán. Dù cực khổ, nghèo và không có trình độ nhưng mẹ mê văn nghệ lắm. Chắc có lẽ tôi chịu ảnh hưởng từ bà. Tôi tập đi hát từ rất nhỏ.
Mẹ phải giấu ba cho tôi đi hát, rồi đi học nhạc. Tôi được như ngày hôm nay là nhờ mẹ rất nhiều. Về văn nghệ, hát tân nhạc mẹ không rành lắm, nhưng biết về cổ nhạc và dẫn tôi đi học ở nhà ông ba Giáo. Tôi hát cổ nhạc ông thầy khen hay và “mùi”, nhưng trong đầu tôi lại chỉ thích tân nhạc, nên một thời gian sau chuyển qua tân nhạc”.
Danh ca Giao Linh luôn thầm cảm ơn vì Tổ nghiệp đã đãi mình, ưu ái cho mình.
Danh ca Giao Linh bảo mẹ là người truyền lửa đam mê ca hát nhưng người giúp tên tuổi nữ nghệ sĩ có được như ngày hôm nay lại chính là nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông.
Từng làm tại phòng tài chính của hãng hàng không trong nước, Giao Linh lúc đó nhận lương tháng 4.600 đồng nhưng khi được nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông ký hợp đồng với hãng đĩa là ca sĩ độc quyền trong 3 năm đã nhận về 150.000 đồng/tháng. Đó là một số tiền ngoài sức tưởng tượng với Giao Linh lúc bấy giờ bởi nữ nghệ sĩ chưa từng nghĩ có thể kiếm được một khoản tiền lớn như thế cho gia đình mình bằng nghề hát.
Giọng ca Chiều mưa biên giới tự thấy mình may mắn được Tổ nghiệp đãi nên được vào hãng đĩa đi hát 3 tháng đã nổi tiếng. Nhiều tờ báo đều muốn lăng xê và gọi Giao Linh là “ca sĩ có đôi hài 7 dặm”. Thời điểm đó Giao Linh rất đắt show phòng trà, một đêm chạy 4, 5 chỗ để hát. “Đó là công lao của thầy Nguyễn Văn Đông, tôi coi thầy như ân nhân của mình. Không có thầy Đông sẽ không có tiếng hát của Giao Linh“, danh ca Giao Linh chia sẻ.
Năm 1982, Giao Linh sang Mỹ định cư và tiếp tục sự nghiệp ca hát của mình.
Nghe Giao Linh hát “Chuyến tàu hoàng hôn”
Tình yêu nở muộn với người bạn suốt 20 năm
Danh ca Giao Linh gặp người chồng hiện tại từ năm 17 tuổi khi cả hai chơi chung trong một nhóm bạn, song phải đến hai thập kỷ sau, mối quan hệ này mới chính thức chuyển từ bạn sang yêu.
Hóa ra trong suốt quãng thời gian dài trước đó, trong khi bà chỉ xem ông như một người bạn, một người anh trai thì ông lại âm thầm thích bà nhưng không dám nói ra, phần vì sợ “đọ” không lại các vệ tinh xung quanh phần vì ngại lỡ ngỏ lời biết đâu bị bà… từ chối.
Sự âm thầm đó khiến cả hai vô tình lạc nhau trong cuộc sống, mỗi người rẽ theo một hướng riêng. Cho tới khi gặp lại nhau, danh ca Giao Linh đã ở tuổi 37, vẫn độc thân, còn ông trải qua 3 lần đò với 6 đứa con riêng.
Lý giải việc nhiều người theo đuổi nhưng mãi 37 tuổi vẫn cô đơn nữ danh ca bảo vì mình dành thời gian lo cho đàn em thơ. “Cha mẹ tôi sinh ra tất cả 10 người con, mất đi 3 người, còn lại tôi và 6 đứa em. Nhà nghèo, lại có đàn em nheo nhóc thơ dại nên tôi làm sao sống thoải mái để hưởng hạnh phúc riêng. Tôi luôn nghĩ mình phải lo cho các em nên người thành ra khi có bạn trai chỉ cần người ta có chút suy nghĩ gờn gợn kiểu như “sao em lo cho gia đình nhiều quá” là tình cảm phai nhạt và không thể tiến tới được điều gì xa hơn”, nữ danh ca tâm sự.
Ở tuổi 37, danh ca Giao Linh quyết định nghe theo tiếng gọi của trái tim dù bạn bè thương, khuyên nhiều. Một người hiền lành như Giao Linh lại gắn bó với người đã trải qua 3 lần đổ vỡ, có tới 6 đứa con sao?, đã có người đặt câu hỏi và Giao Linh từng tâm sự: “ Tình yêu của tôi có thể không hoàn hảo nhưng ráng giữ sao cho đẹp, chấp nhận mở lòng đón nhận 6 đứa con riêng của anh”.
Cho tới giờ, sau hơn 30 năm gắn bó, danh ca Giao Linh tin rằng dù hơi muộn nhưng bà đã chọn đúng “một nửa” của đời mình, gặp được tình yêu đích thực. Niềm hạnh phúc đó như được nhân lên khi cả 6 người con riêng của chồng đều yêu quý và sống chân thành, tình cảm với Giao Linh. Cũng chính các con chồng đã động viên bà trở về nước hoạt động nghệ thuật sau thời gian dài sinh sống và định cư ở nước ngoài.
“Tôi không có con, vì vậy dành tình cảm yêu thương cho con chồng càng nhiều càng tốt. Tôi luôn nghĩ các con đã thiệt thòi nhiều thứ cần thêm thật nhiều nụ cười chứ không được lấy đi của chúng những giọt nước mắt“, nữ danh ca bộc bạch.
“Nếu xuân này vắng anh”- Giao Linh
Danh ca Giao Linh: 37 tuổi kết hôn với chồng trải qua 3 đời vợ, có một bầy con
"Tôi nhớ, lương của tôi ở Vietnam Airline ngày đó là 4600 đồng một tháng, ở mức trung trung, mà hợp đồng ký được lên tới 150 ngàn, một số tiền quá lớn với tôi" - Danh ca Giao Linh chia sẻ.
Vừa qua, tại chương trình The Jimmy Show, danh ca Giao Linh đã chia sẻ lại câu chuyện sự nghiệp và cuộc đời mình từ khi mới vào nghề tới giờ.
Mỗi lần tôi gặp chị Khánh Ly hay chị Thanh Tuyền đều kêu là "chị Mai", cảm thấy ấm lòng lắm
Nghệ sĩ chúng tôi ngày xưa rất thân thiết với nhau nên thường gọi tên tục của nhau vì ai cũng có tên tục. Mỗi lần tôi gặp chị Khánh Ly hay chị Thanh Tuyền đều kêu là "chị Mai", cảm thấy ấm lòng lắm.
Tên thật của tôi là Đỗ Thị Sinh, nên mấy nghệ sĩ thân thiết ngày xưa hay gọi tôi là Sinh. Nhiều người không biết nên cứ thắc mắc mãi.
Hồi tôi còn nhỏ, ba tôi đặt tôi là Xin trong từ "xin ăn", một cái tên rất xấu để dễ nuôi. Đến lúc đi làm giấy khai sinh, người ta thấy con gái để tên đó kì quá nên đổi lại thành Sinh.
Ba tôi cầm giấy về mới nhận ra, nhưng vì sửa đổi mất công nên quyết định giữ cái tên này, nghĩ rằng biết đâu đấy lại là định mệnh của tôi.
Nghệ danh Giao Linh có từ rất sớm, do một người bạn đặt cho tôi tại Đà Lạt. Người bạn đó khẳng định nếu cứ để nghệ danh này thì kiểu gì cũng nổi tiếng.
Tôi bị ba cấm đi hát vì coi là nghề xướng ca vô loài
Gốc của tôi là miền Bắc. Ba tôi vốn là người Hà Nam, nhưng vào Nam từ năm 12 tuổi. Hồi đó, ba tôi nghèo quá, lại không được lòng người chị dâu nên mới xin đi theo một xe chở rau quả để vào Nam làm việc.
Vào Nam, ba tôi muốn đi làm đồn điền cho người Pháp nên mới đi học tiếng Pháp, rồi được cất nhắc lên làm ở tòa lãnh sự Pháp tại Đông Dương khi đó. Nhờ đó, tôi được sinh ra ngay trong khu của tòa lãnh sự và được thừa hưởng một chút văn hóa.
Mẹ tôi là gốc Quảng Bình, nhưng từ hồi 8 tuổi cũng di dân vào Nam sống rồi đi làm cực khổ lắm, phải xuống ghe rửa khoai cho người ta rồi lấy đem đi bán.
Lấy ba tôi về, mẹ tôi đẻ tới 10 người con, phải đi bán chè nuôi từng đứa một. Sau này, mẹ tôi được một bà bán bánh cuốn người Bắc thương nên truyền nghề cho. Quán bánh cuốn của mẹ tôi nổi tiếng khắp Sài Gòn thời đó, từ thế hệ cô Thái Thanh đổ về trước, không ai là không biết.
Dù cực khổ như thế, nhưng mẹ tôi lại mê văn nghệ nên có lẽ tôi chịu ảnh hưởng từ bà. Ngay từ sớm, tôi đã tập tành đi hát.
Nhưng ba tôi lại là người Bắc kiểu cũ nên khó tính lắm. Tôi bị ba cấm đi hát vì coi là nghề xướng ca vô loài. Mẹ tôi phải giấu ba cho tôi đi hát, rồi đi học nhạc các kiểu. Tôi được như ngày hôm nay là nhờ mẹ rất nhiều.
Mới vào nghề 3 tháng đã nổi tiếng, ký hợp đồng 150 ngàn, được tất cả báo chí lăng xê
Ngày đó, mẹ cho tôi đi học cổ nhạc ở một ông đờn. Tôi hát cổ nhạc không thua gì cô đào nào, nhưng trong đầu lại chỉ thích tân nhạc, nên một thời gian sau chuyển qua tân nhạc.
Lúc đó, tôi gặp được một người anh kết nghĩa là nhạc sĩ Ngọc An. Anh ấy thấy tôi hát hay nên dẫn tôi vào hãng hàng không Vietnam Airline vì họ đang cần ca sĩ. Thế là tôi vào đó, buổi sáng làm ở phòng tài chính, chiều đến mới đi tập nhạc.
Được vài tháng, tôi được mời tới đêm nhạc của hai chị Như Mai, Kim Hoàng (hai danh ca nổi tiếng thời bấy giờ), dưới danh nghĩa ca sĩ của Vietnam Airline. Tới đó, tôi được nhạc sĩ Thu Hồ để ý và mời tới nhà tập lại kĩ năng hát, rồi gửi tôi sang nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông để thu âm. Đó là cuộc gặp định mệnh của tôi.
Lần đầu gặp, thầy Nguyễn Văn Đông nghi ngờ tôi không hát được vì yếu quá, dắt cái xe máy còn không nổi. Nhưng sau khi hát thử, thầy thấy được nên cho ký hợp đồng.
Tôi nhớ, lương của tôi ở Vietnam Airline ngày đó là 4600 đồng một tháng, ở mức trung trung, mà hợp đồng ký được lên tới 150 ngàn, một số tiền quá lớn với tôi. Tôi chưa bao giờ nghĩ có thể kiếm được một khoản tiền lớn như thế cho gia đình mình nên ký độc quyền tận 3 năm liền.
Tôi phải thừa nhận không ai may mắn và được Tổ nghiệp đãi như mình, mới vào hãng đĩa đi hát được 3 tháng là nổi tiếng. Tất cả các tờ báo thời bấy giờ đều muốn lăng xê cho tôi và nó tôi có đôi hia (đôi hài) 7 dặm. Một đêm hát phòng trà, tôi chạy tới 4 chỗ.
Đó là công lao của thầy Nguyễn Văn Đông, tôi coi thầy như ân nhân của mình. Giọng ca của tôi lúc đó còn non nớt lắm. Người nghe có thể thích hoặc không, nhưng thầy lăng xê tôi tối đa, người ta không muốn nghe cũng phải nghe.
Thầy còn dạy tôi tính khiêm nhường trong đời sống. Thầy sống rất mộc mạc, không phải vì không có tiền mà muốn dành tiền giúp đỡ người khác.
Tuy vậy, tôi cũng vất vả lắm. Mỗi lần tập bài, tôi phải tập rất lâu. Bài Chiều mưa biên giới tôi tập đến 6 tháng mới xong. Thầy Nguyễn Văn Đông kỹ càng lắm, thầy muốn học trò phải hoàn hảo.
Thế rồi, thầy Nguyễn Văn Đông gửi tôi đi học vọng cổ. Hai năm trời tôi miệt mài học nhưng không vào đầu chút nào, tới mức thầy nghe xong còn hỏi: "Sao con lại hát như thế hả con?". Tôi đáp: "Cái gì con không thích thì con không thể học được". Nghe xong, thầy bảo tôi đi về, không học nữa.
Đến bây giờ, tôi vẫn không hiểu sao mình không thể hát được vọng cổ. Thanh Tuyền, rồi Phương Dung đều hát được, nhưng tôi không thể, cứ vào nhịp là bơi trong đó.
Nhờ lối đối xử với con chồng như vậy nên hậu vận của tôi rất tốt
Về chuyện gia đình, vợ chồng tôi là duyên nợ của nhau. Tôi gặp chồng từ năm 17 tuổi, nhưng cả hai chỉ xem nhau như bạn bè. Đến năm 37 tuổi, tôi mới kết hôn với anh ấy. Khi đó, anh ấy đã trải qua ba đời vợ và có một bầy con. Trước đó, tôi từng có bạn trai nhưng chỉ duy nhất một lần làm hôn thú với anh ấy.
Tôi lấy chồng muộn vì nặng về gia đình. Gia đình tôi khó khăn, đông em nên đòi hỏi một người chồng phải biết lo lắng cho gia đình. May mắn thay, tôi gặp được chồng mình là người biết thông cảm.
Khi kết hôn với chồng, tôi có nói: " Em không cấm cản anh lo cho gia đình anh, nên xin anh cho em được lo cho gia đình em. Mình gặp nhau là muộn màng, anh bước thêm một bước nữa với em khi đã có một bầy con, nên em sẽ chăm lo con cái giúp anh".
Tôi mở lòng với con chồng và giúp đỡ các con một cách đầy đủ. Nhờ lối đối xử với con chồng như vậy nên hậu vận của tôi rất tốt.
Theo Trí Thức Trẻ
Giao Linh: 'Tôi vừa trải qua cơn đột quỵ, tưởng đã chết' Chia sẻ trong hậu trường một game show, nữ danh ca cho hay bà mới trải qua cơn thập tử nhất sinh. Bà thấy mừng khi sức khỏe đã tiến triển tốt. Tập 2 của Hãy nghe tôi hát - Nhạc sĩ chủ đề 2020 có sự góp mặt của danh ca Giao Linh ở vai trò giám khảo khách mời. Nữ nghệ...