Cuộc sống vất vả mưu sinh của những người Việt trồng rau tại Nga
Với những người Việt Nam làm nghề trồng rau ở Nga, cuộc sống mưu sinh nơi đất khách, quê người vẫn còn nhiều vất vả và bộn bề lo toan. Nhưng dù khó khăn, họ luôn giữ vững tinh thần lạc quan, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau.
Trong không khí se lạnh của một ngày cuối hè đầu thu tại vùng Serpukhov cách thủ đô Moscow hàng trăm km, tôi đã được trải nghiệm cuộc sống vất vả thường ngày của những người Việt Nam làm nghề trồng rau ở nơi đất khách, quê người.
Vất vả mưu sinh
Các nông dân thu hoạch cần tây trên cánh đồng (Ảnh: Võ Hoài Nam)
Trên những cánh đồng rau rộng cả héc-ta, nhóm 3 nông dân trồng rau của anh Bùi đang miệt mài thu hoạch cần tây theo đơn đặt hàng của khách, vừa lo lắng những loại rau khác có thể bị hỏng và mất giá trong tình hình thời tiết có phần giá lạnh như hiện tại.
Anh Bùi, quê gốc ở Nghệ An, là một cựu chiến binh, từng là công nhân thời lao động hợp tác những năm trước 1980. Anh đã sinh sống và làm việc ở Nga trong nhiều năm qua.
“ Khách hàng Uzbekistan đã đặt hàng 2 tạ nên chúng tôi phải cố làm xong kẻo trời tối”, anh Bùi vừa bó gọn mớ rau cần tây, vừa chia sẻ.
Trong tiết trời lạnh, mọi người dường như hối hả hơn với công việc mưu sinh. Trong khi mọi người miệt mài thu hoạch trên ruộng, một thanh niên khác từ đằng xa đẩy chiếc xe cút-kít tới, thu nhặt từng bó rau cần tây xanh ngắt chất lên xe và đẩy đi, bóng dáng hút dần về phía lán trại của nhóm.
Video đang HOT
Một công nhân chuẩn bị giao hành lá cho khách đặt hàng (Ảnh: Võ Hoài Nam)
Ở đằng xa, tiếng máy cày vọng tới xua đi không khí làm việc tĩnh lặng. Anh Bùi cho biết đó là người lái máy cày là anh Ngũ, là “ông chủ” của một nhóm trồng rau có 8 người. Anh Ngũ quê gốc ở Quảng Trị, sang Nga từ những năm 2000 rồi quyết định ở lại làm ăn. Diện tích canh tác của anh Ngũ lớn gấp đôi anh Bùi nên công việc của họ khá vất vả.
Khi được hỏi về những khó nhọc trong nghề trồng rau nơi xứ người, anh Bùi đáp lời: “Tôi mới bắt đầu làm riêng với nghề này năm nay, trước là làm chung với những người khác để cho quen việc. Bởi xưa nay mình đâu có làm nông bao giờ. Nói chung là vất vả”.
Ngoài các thủ tục làm hợp đồng, tuyển người, vay vốn, thuê đất mấy chục hecta, mua máy móc các loại, chọn giống rau phù hợp, phân bón, thức khuya dậy sớm, các nông dân cũng đối mặt nhiều rủi ro khác. Nếu gặp “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” thì họ có thể thu hoạch được, nếu không thì coi như “công sức đổ sông, đổ biển”.
Theo anh Bùi, thời tiết ở Nga chỉ có 6 tháng làm nông ngoài trời. Vào khoảng tháng 10, hoạt động canh tác bị đình trệ vì tuyết rơi. Khi đó, các nông dân này phải tạm đóng cửa trại rau trên đồng và tới khu vực nhà kính để canh tác hoặc thất nghiệp nếu không tìm được đối tác nhập hàng.
Làm lụng vất vả, nhưng anh Bùi nói rằng đầu ra của rau không ổn định. Thông thường, các thương lái Trung Á thường trả giá rất rẻ còn, còn bán cho siêu thị thì được giá hơn, nhưng các anh không có mối làm ăn. Vì vậy, những người nông dân như anh Bùi phải đành chịu bị ép giá.
Khu vực lán trại (Ảnh: Võ Hoài Nam)
Tuy khó khăn, nhưng anh Bùi và các nông dân trồng rau vẫn giữ suy nghĩ lạc quan về cuộc sống. Khu đất mà họ đang canh tác rộng hàng trăm nghìn héc-ta được một nông trường cho thuê dài hạn. Giá cả họ đưa rất phải chăng, giúp người Việt định cư ở đây có công việc làm ăn ổn định năm này qua năm khác. Nguồn nước tưới tiêu dồi dào từ con sống bên cạnh. Thêm vào đó, họ cũng có thể đánh bắt cá tươi và thủy sản làm phong phú bữa ăn thường ngày.
Khu vực lán trại của các “nông dân” Việt trông vẫn khá tươm tất và đầy đủ tiện nghi. Khu nhà làm bằng gỗ, rộng rãi thoải mái với mái lợp giấy dầu, phía trong lót bằng thiếc và xốp mỏng để đỡ giá rét. Hai lán trại của anh Ngũ và anh Bùi sát cạnh nhau, rộng chừng vài trăm mét.
Quanh hai khu nhà gỗ ngổn ngang máy móc: máy bơm, máy kéo, máy cắt cỏ, máy nổ phát điện… Số nhân viên làm việc cho anh Bùi và anh Ngũ được trả lương đầy đủ theo tháng. Khi được hỏi về cuộc sống và công việc, một thanh niên nói: “Cũng tốt chú ạ. Chúng cháu có công việc làm, nơi ăn chốn ở được mọi người lo lắng quan tâm”.
Anh Ngũ cho biết: “Tụi cháu luôn quan tâm tới đời sống của công nhân, xem họ như anh chị em, cùng động viên nhau làm việc, lúc ốm đau thuốc men, cơm cháo phục vụ, hỏi han”.
Bữa cơm tối bắt đầu lúc 9h tối khá tươm tất với những món ăn ngon được công phu chuẩn bị trong không khí ấm cúng. Dù sinh kế vẫn còn nhiều vất vả, nhưng các nông dân này vẫn lạc quan, yêu đời và tận hưởng cuộc sống. Họ vẫn đùm bọc nhau, giúp đỡ lẫn nhau vượt qua những khó khăn và vất vả nơi xứ người.
Bữa ăn tối ấm áp của những người Việt Nam mưu sinh trên đất Nga (Ảnh: Võ Hoài Nam)
Võ Hoài Nam
Từ Moscow
Theo Dantri
Vùng chuyên canh rau lao đao vì thời tiết
Những cơn mưa lớn liên tục khiến nông dân xã Tân Hải (thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu) - vùng chuyên canh rau của tỉnh chịu nhiều thiệt hại. Đặc biệt, trái ngược với mùa mưa mọi năm, giá rau năm nay rất thấp khiến nông dân càng khó khăn.
Cuối tháng 7, ông Nguyễn Quang Thiêm (tổ 16, thôn Láng Cát, xã Tân Hải) xuống giống một số loại rau... Nhưng khoảng một tuần trở lại đây, trên địa bàn xã liên tục xuất hiện mưa lớn, kéo dài khiến ruộng rau của ông ngập úng.
Ông Thiêm cho biết: "Chi phí giống, phân bón, nước và thuốc bảo vệ thực vật cho 5 sào rau khoảng 25 triệu đồng/vụ. Ruộng ngập úng làm rau thối rễ, chết hết khiến tôi thua lỗ nặng".
Mưa nắng thất thường khiến nhiều vườn rau của bà con nông dân èo uột, mất thu nhập. Ảnh: P.T
Theo bà Nguyễn Thị Lan (thôn Láng Cát), mỗi vụ rau thường kéo dài từ 30-45 ngày, tùy loại. Vào mùa mưa, năng suất, chất lượng rau luôn giảm 40-50%. Bù lại, giá rau thường tăng. Tuy nhiên, năm nay dù thời tiết cực đoan, nhiều diện tích rau thiệt hại nặng nhưng giá rau vẫn thấp.
"Hiện giá xà lách, cải cay, ngò, cải thìa và rau dền đều ở mức 3.000-5.000 đồng/kg, chỉ tương đương với mùa khô và bằng khoảng 30-50% so với cùng kỳ năm ngoái. Với giá này, nông dân trồng rau hầu như không có lãi, thậm chí thua lỗ" - bà Lan nói.
Theo ông Ngô Xuân Tú - cán bộ phụ trách nông nghiệp của xã Tân Hải, vào mùa mưa, diện tích rau trên địa bàn xã khoảng 120ha, giảm hơn 30ha so với mùa khô. Bên cạnh đó, năng suất rau cũng giảm mạnh, toàn xã chỉ cung cấp khoảng 30 tấn rau/ngày, giảm 60% so với lúc thời tiết thuận lợi.
Theo ông Thiêm, một trong những nguyên nhân khiến ruộng rau của ông thiệt hại toàn bộ là do nước rút quá chậm.
Ông Nguyễn Thành An- cán bộ phụ trách thủy lợi của xã Tân Hải cho biết: "Địa phương đã đề nghị cấp trên làm việc với đơn vị chức năng để xây dựng, sửa chữa một số tuyến kênh qua Quốc lộ 51 nhằm tăng hiệu quả thoát nước, giúp vùng trồng rau của nông dân không bị ngập úng".
Theo Danviet
Bỏ mộng gõ đầu trẻ, trồng rau VietGAP thu tiền tỷ mỗi năm Đó là câu chuyện của anh Mai Văn Khẩn (47 tuổi, ngụ phường 12, TP. Đà Lạt, Lâm Đồng). Từ bỏ ước mơ theo nghề giáo thời thanh xuân của mình, anh đã đến xứ mộng mơ trồng rau sạch VietGAP và thu về hàng tỷ đồng mỗi năm. Dẫn chúng tôi đi trên con đường bê tông xuyên qua quả đồi trồng...