Cuộc sống vất vả của nghìn người Triều Tiên ở Nga
Hàng năm có hàng nghìn người Triều Tiên được đưa tới Nga để làm các công việc chân tay nặng nhọc. Phần lớn lương của họ sẽ được gửi về cho chính phủ Triều Tiên, một tổ chức nhân quyền có trụ sở tại Hàn Quốc cho biết.
Một người Triều Tiên làm việc tại Ba Lan trong một bức ảnh năm 2006 (Ảnh: AFP/Getty)
Dailymail đưa tin ngày 15/7, theo báo cáo của Trung tâm Dữ liệu về Quyền con người tại Triều Tiên có trụ ở tại Seoul (Hàn Quốc), ước tính có khoảng 50.000 người Triều Tiên đang làm việc tại Nga.
Bình quân hàng tháng mỗi người được trả lương 841 USD. Theo ông Scott Synder, giám đốc chương trình chính sách Mỹ – Hàn tại Hội đồng Đối ngoại ở thành phố New York (Mỹ), họ bị giữ lại tới 90% thu nhập hàng tháng. Cũng theo bản báo cáo, mỗi năm những công nhân này sẽ tạo ra 120 triệu USD nộp về ngân sách của chính phủ Triều Tiên.
Các chuyên gia tin rằng đây là một trong những nguồn thu chính của Bình Nhưỡng trong bối cảnh các lệnh trừng phạt về kinh tế dồn dập dẫn tới Triều Tiên bị cô lập và thiếu tiền mặt.
Video đang HOT
The báo cáo, công nhân Triều Tiên từng giúp Nga xây dựng sân vận động ở thành phố St. Petersburg, hay một khu tổ hợp nhà ở cao cấp ở Moscow.
Theo New York Times, các công nhân Triều Tiên cũng được đưa vào làm những công việc sửa chữa nhà ở, và họ được phân công sơn nhà hoặc làm thạch cao.
Tuy vậy, điều kiện làm việc và an toàn lao động của công việc là khá thấp. Họ phải thực hiện các nhiệm vụ trong các điều kiện nguy hiểm tới tính mạng. Đã có các ghi nhận về người tử vong khi xây dựng các công trình sân vận động hay khu nhà ở. Điều kiện sống của họ tại Nga cũng không tốt.
“Họ không có ngày nghỉ. Họ ăn, làm việc rồi ngủ. Và họ cũng không ngủ nhiều”, một ông chủ người Nga cho biết.
Báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ tháng trước đã nhận định rằng cuộc sống của người lao động Triều Tiên ở Nga rất vả. Họ bị tước đi những quyền lợi cơ bản như bị giữ lại giấy tờ tùy thân, lạm dụng thể lực, thiếu các biện pháp an toàn lao động, điều kiện sống vất vả…
Đáng ngạc nhiên hơn, mặc cho những điều kiện như vậy, nhiều người Triều Tiên vẫn muốn được gửi sang Nga làm việc, dù điều kiện ở đây còn xấu hơn so với quê nhà.
Bộ Ngoại giao Mỹ đánh giá Triều Tiên là một trong những quốc gia “tai tiếng” về nạn buôn người và cưỡng ép lao động. Gần đây, chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã bày tỏ quan ngại về việc Triều Tiên cử lực lượng lao động sang làm việc ở Trung Quốc để tạo nguồn thu cho chính phủ.
Trước thực trạng trên, Mỹ đề xuất một lệnh trừng phạt mới với hy vọng xử lý được tình hình này. Theo Fox News, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson hy vọng các nước sẽ áp dụng triệt để các biện pháp trừng phạt, cô lập tài chính Triều Tiên, trục xuất lao động trái phép về nước, cấm nhập và xuất khẩu tới Bình Nhưỡng.
Đức Hoàng
Theo Dantri
4 nước Arab tính tẩy chay lâu dài với Qatar
UAE cho biết họ cùng Arab Saudi, Ai Cập và Bahrain sẽ không sớm kết thúc cuộc khủng hoảng ngoại giao với Qatar.
Ngoại trưởng Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất Anwar al-Gargash. Ảnh: Al Arabiya.
"Chúng tôi hướng đến tẩy chay lâu dài... chúng tôi còn cách rất xa một giải pháp chính trị có sự thay đổi của Qatar. Và do không có gì thay đổi, chúng tôi cần tìm một hình thức quan hệ khác", Ngoại trưởng Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) Anwar al-Gargash viết trên Twitter hôm nay, theo Reuters.
Thông báo trên cho thấy tình hình không có gì đột phá sau khi Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson rời vùng Vịnh ngày 13/7, kết thúc chuyến thăm ba ngày nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa Qatar và 4 nước Arab, gồm Arab Saudi, Ai Cập, Bahrain và UAE.
4 nước Arab cắt quan hệ ngoại giao với Qatar ngày 5/6, cáo buộc nước này ủng hộ chủ nghĩa khủng bố và Iran nhưng Doha bác bỏ.
Khi đến thăm Doha, Ngoại trưởng Tillerson đã cùng người đồng cấp Qatar ký thỏa thuận chống tài trợ chủ nghĩa khủng bố nhằm giúp xoa dịu khủng hoảng. Tuy nhiên, 4 nước Arab cho rằng vẫn "chưa đủ". Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Tillerson hy vọng các bên trong khủng hoảng có thể sớm thương lượng trực tiếp để tìm ra cách giải quyết.
Như Tâm
Theo VNE
Ngoại trưởng Mỹ bị chỉ trích vì ủng hộ Nga ở Syria Ông Rex Tillerson vấp phải sự chỉ trích của hai thượng nghị sĩ Cộng hòa do nghiêng về phía Nga trong vấn đề Syria. Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson. Ảnh: Reuters. Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain ngày 9/7 cho biết bình luận của ông Tillerson rằng Nga "có thể có cách tiếp cận đúng" và Mỹ có thể có cách tiếp cận...